THẦY LÀ ÁNH SÁNG THẾ GIAN

zzTin Mừng Chúa Nhật hôm nay tường thuật về việc Đức Giêsu chữa lành một người mù từ lúc mới sinh, một người lớn lên từ nhỏ trong bóng đêm dầy đặc.  Ngài cho anh được thấy ánh mặt trời lần đầu tiên trong cuộc đời, thấy khuôn mặt của những người thân thuộc.  Nhưng quan trọng hơn, cho anh thấy và tin vào Đức Giêsu, Đấng là Ánh Sáng của thế gian.

Sau khi được sáng mắt, anh đã bước vào một cuộc hành trình đức tin đầy cam go.  Ban đầu, Đức Giêsu chỉ là một người mà anh không biết rõ.  Sau đó, anh dám khẳng định trước mặt mọi người Ngài là một ngôn sứ, là người bởi Thiên Chúa mà đến.  Và cuối cùng, anh đã sấp mình để bày tỏ lòng tin vào Ngài.  Đức tin của anh được lớn lên qua những hiểm nguy và đe dọa của cuộc đời.

Trái ngược với thái độ hồn nhiên và bình an của anh, là thái độ bối rối bất an của giới lãnh đạo Do Thái.  Họ cứ hỏi đi hỏi lại về cách thức anh được chữa lành.  Cha mẹ của anh cũng bị điều tra cẩn thận. Trước những lập luận vững vàng của anh, họ chỉ biết chê anh là dốt nát và tội lỗi.

Dựa vào một quan niệm hẹp hòi về việc giữ ngày Sa-Bát, họ khẳng định Đức Giêsu đã phạm tội khi chữa bệnh, tuy họ vẫn không hiểu tại sao một người tội lỗi lại có thể mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh.

Giới lãnh đạo Do Thái giáo không muốn chấp nhận Đức Giêsu là người của Thiên Chúa, vì điều đó đòi hỏi họ phải thay đổi lối nghĩ, thay đổi lối sống đạo, thay đổi bộ mặt tôn giáo của cha ông họ, và nhất là đòi họ phải tin và theo Ngài.  Họ tự hào về sự hiểu biết và đạo đức.  Chính niềm tự hào này đã khiến lòng họ khép kín, không có can đảm mở ra để chấp nhận mình sai lầm, họ đã cố chấp ở lại trong bóng tối.

Mù không phải là một tội.  Cố ý không muốn nhìn thấy mới là tội.  Chúng ta ai cũng sợ bị mù, nhưng nhiều lúc ta lại tự làm cho mình trở nên mù lòa, bằng cách không chấp nhận thực tế về bản thân, né tránh sự thật và bịt tai không muốn nghe những lời góp ý sửa đổi của người chung quanh.

Như những người mù xem voi, mỗi người chúng ta chỉ nhìn thấy một phần của thực tại, một phần nhỏ của chân lý.  Ta cần khiêm tốn để nhận mình mù, mù về chính mình, mù về lãnh vực mình không thông thạo.  Thay vì tranh cãi nhau do có cái nhìn khác nhau, ta có thể bổ túc cho nhau, để dần dần có thể tiến gần đến chân lý mỗi ngày mỗi hơn.

***

Lạy Chúa! Như thánh Phaolô trên đường về Đamát, xin cho con trở nên mù lòa vì ánh sáng rạng ngời của Chúa, để nhờ biết mình mù lòa mà con được sáng mắt và nhìn thấy tình Chúa thương. Amen .

Tổng hợp từ R. Veritas
(BĐ1: 1 Sm 16, 1b. 6-7. 10-13a – BĐ2: II: Ep 5, 8-14 – PÂ: Ga 9, 1-41)

LỜI THA THỨ DỊU DÀNG

zzCâu chuyện về người phụ nữ ngoại tình được kể lại trong Tin mừng theo thánh Gio-an 8,1-11 là một trong những câu chuyện nói lên cách ứng xử tuyệt vời của Chúa Giê-su, phát xuất từ tấm lòng khoan dung nhân ái đối với kẻ có tội.

Bài Tin mừng này mô tả cho chúng ta thấy hình ảnh một Đức Giê-su trầm tư, ít nói; khác hẳn với hình ảnh của một Đức Giê-su dõng dạc hùng hồn trong khi giảng dạy hay khi tranh luận với những kẻ tự xưng là thánh thiện đạo đức, là khôn ngoan thông thái trong dân.  Các thái độ tương phản này phần nào cho chúng ta thấy cá tính của Đức Giê-su: Ngài rất kiên quyết khi quảng bá và đấu tranh cho sự thật, nhưng đồng thời cũng rất dịu dàng và rất khoan dung đối với những ai nhận ra thân phận hèn yếu của mình.

Khi bị bắt, người phụ nữ ngoại tình đã cầm chắc cái chết trong tay, vì Luật Mô-sê đã qui định hễ ai phạm tội ngoại tình thì phải bị ném đá cho đến chết.  Chị bị bắt quả tang tại trận, không cách gì chối cãi được.  Tội của chị đáng chết.  Đúng ra những kẻ bắt chị đã có thể thi hành án xử mà không cần phải dẫn chị đến với Chúa Giê-su, nhưng đây là một cơ hội hiếm có để họ cho Chúa Giê-su vào tròng, hầu có thể tố cáo Ngài.  Khi bị các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn đi, lòng chị vẫn không mảy may hy vọng thoát chết, vì tội của chị đã rành rành.  Và có lẽ chị cũng chẳng biết họ muốn dẫn chị đi đâu nữa.  Chị chỉ biết chắc một điều là mình sẽ phải chết.  Chết ở nơi đây, hay chết ở nơi kia thì có khác gì nhau đâu!  Chị bước đi, chẳng nói chẳng rằng, như một cái xác không hồn.   Mà thật sự chị sắp trở thành một cái xác không hồn trong khoảnh khắc nữa thôi, nếu không có sự xuất hiện của một người đàn ông mà dân chúng gọi là Thầy Giê-su.

****************************************

Họ dẫn chị đến trước mặt Ngài, bắt chị đứng ở giữa, rồi bắt đầu phiên xử.  Các kinh sư và người Pha-ri-sêu đã nắm chắc phần thắng trong tay.   Họ hài lòng vì mình bắn một mũi tên mà được cả hai con chim, đáng bõ công cho họ rình rập săn đuổi!  Người đàn bà thì đã nắm chắc phần thua ngay từ đầu trận.  Chỉ còn Chúa Giê-su.  Ngài đang nghĩ gì và Ngài sẽ làm gì trong cái thế gọng kìm này?

Đối diện với Chúa Giê-su là một phụ nữ tuyệt vọng chờ chết.  Tội chị rành rành ra đấy.  Đối với con người thì đã là vô phương cứu chữa.  Nhưng may mắn thay cho chị, trước mặt chị là Đấng được mệnh danh là “Chiên Thiên Chúa”, là “Đấng xóa bỏ tội trần gian”.  Ngài xót thương cho số phận bi đát của chị.  Ngài muốn cứu chị khỏi án chết trước mắt, và nhất là Ngài muốn cứu chị khỏi án chết muôn đời trong thế giới mai sau.  Ngài sẽ cứu chị, đồng thời Ngài cũng sẽ cho những kẻ muốn ám hại Ngài một cơ hội nhìn lại bản thân họ:  Chị ta xấu thật đấy.  Nhưng không chừng các ông lại còn xấu xa hơn chị bội phần!  Tội chị thì ai cũng thấy, vì chị ta không khéo che đậy.  Còn tội các ông thì thiên hạ ít người nhận ra, bởi các ông khéo tô son trét phấn cho chúng.  Đã đến lúc các ông phải nhìn lại mình rồi đấy!

Chúa Giê-su im lặng suy nghĩ.  Ngài cúi xuống lấy tay viết lên mặt đất để khỏi đưa ra lời phán quyết.  Ngài không ngây thơ rơi vào bẫy của các kinh sư và người Pha-ri-sêu như họ tưởng.  Chuyện đơn giản, hóa ra chẳng giản đơn tí nào!  Họ nóng lòng thúc giục Chúa Giê-su lên tiếng.  Thôi được, nếu các ông muốn tôi nói, thì hãy nghe đây:  “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.”

Các kinh sư và người Pha-ri-sêu không ngờ cuộc diện lại thay đổi đột ngột đến thế.  Từ chỗ nắm dao đằng cán, bây giờ họ lại phải nắm lấy lưỡi dao do chính mình đưa ra, không khéo lại đứt tay chảy máu.  Thế là hỏng bét!  Ai khôn hồn thì chuồn sớm.  Họ lần lượt bỏ đi, không kèn không trống!

Chỉ còn lại hai người trên hiện trường.  Chúa Giê-su và người phụ nữ.  Đấng có quyền tha tội và người đã lỡ lầm phạm tội.  Chúa Giê-su ngẩng nhìn lên.  Người phụ nữ hồi hộp chờ đợi.  Đây là người cuối cùng có thể kết án chị.  Nếu có chết, chị cũng chẳng giận hờn gì.  Nhưng không, không có lời kết án nào cả, mà chỉ là một câu nói dịu dàng: “Này chị, họ đâu cả rồi?  Không ai lên án chị sao?” và một câu nói nhẹ nhàng tiếp theo: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu!  Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa.”

****************************************

Lạy Chúa Giê-su, Chúa thật là tuyệt diệu.  Chúa đã không cần nói lời tha tội cho người phụ nữ ngoại tình.  Với tấm lòng nhân ái bao dung và hết sức xót thương, Chúa đã hiểu thấu tình cảnh tuyệt vọng của chị.  Tội của chị đang đè nặng lên chị.  Chị quá thấm thía hậu quả của nó.  Không thấm thía sao được khi vì phạm tội mà phải đứng kề bên cái chết.  Chúa thật là tế nhị khi không xoáy thêm vào nỗi đau của chị.  Đối với kẻ ngoan cố, Chúa thật là cứng rắn.  Còn đối với chị, Chúa thật là dịu dàng biết bao.  Chúa biết chị cần những lời động viên nhẹ nhàng hơn là những lời giáo huấn dài dòng. Chúa đã đáp ứng cho thân xác rũ rượi và con tim tan nát của chị.   

Lạy Chúa, xin ban cho con một trái tim nhạy cảm, một trí óc sáng suốt, những lời nói chân tình và những hành động tế nhị để con có thể giúp đỡ những anh chị em của con trong những lúc họ sa cơ lỡ bước. Xin cho con biết ứng xử một cách linh hoạt tuỳ theo từng đối tượng mà con tiếp xúc, để họ tìm thấy nơi con một sự cảm thông có thể giúp họ đứng lên và tiếp tục tiến bước trên đường đời.  Amen!

Trầm Tĩnh Nguyện

CÓ TIN VUI GIỮA GIỜ TUYỆT VỌNG!

Vui – buồn, sướng – khổ, hạnh phúc – bất hạnh …  Tất cả những trải nghiệm đó bất cứ ai là người và làm người đều đã hơn một lần cảm nhận trong đời mình.  Với những người có kinh nghiệm thực tế gần đụng chạm đến cái chết thì sẽ thấy được tin vui ở cái giờ tuyệt vọng nó quý báu là dường nào.  Gần đây nhất, đoàn khách du lịch người Nga bị tai nạn ở đèo Lò Xo, người phụ nữ cố bò lên khỏi vực sâu và cầu cứu.  Càng kêu cứu thì càng vô vọng vì đoạn đường này ít người qua lại và trời đã về chiều. Đang chìm trong vô vọng ấy, cô du khách người Nga đã vẫy tay gọi một anh kỹ sư công ty Toshiba và anh này đã mang tin vui cho những người may mắn còn sót lại trong đoàn du lịch. Chắc có lẽ trong quãng đời còn lại của mình, cô du khách may mắn đó không thể nào quên được giây phút mà mình được cứu đấy.  Và chỉ có mình cô mới có thể cảm nhận được cái hạnh phúc của giờ khắc ấy.

zzAi đã từng sống trong giây phút tuyệt vọng mà có tin vui cứu mình, sẽ cảm thấy hân hoan, nô nức và muốn chia sẻ niềm vui ấy cho mọi người ngay.  Trong dòng tâm tình vui vì được cứu, hân hoan vì được cứu độ ấy, Trầm Tử Thiêng đã bày tỏ cảm xúc của mình :

Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng.
Một vòng tay vừa mới mở ra
Cứu anh em những đời mạt vận
Đường mơ đi càng bước càng xa
Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng
Hai mươi năm tưởng đá vàng phai
Có em tôi nuốt từng giọt lệ
Ngậm oan khiên đợi mãi một ngày…
Hãy nói cho mọi người cùng nghe:
Người đã cứu người
Hãy nói cho mọi người cùng nghe:
Làng Việt Nam đang xây thêm bên ngoài Việt Nam
Hãy nói cho mọi người cùng nghe:
Người đã cứu người
Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng.
Lời cầu kinh vừa có người nghe.
Trái tim ơi, đất trời lồng lộng.
Chờ đêm đêm biển hát tình ca.
Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng
Bao sinh linh nhận phép giải oan.
Xiết tay nhau cúi đầu gạt lệ.
Tạ ơn Trên.  Người vẫn thương người

Trầm Tử Thiêng muốn nói với mọi người rằng ông đã được giải thoát và Người đã cứu con người.  Ông cũng không quên tạ ơn Trên, tạ ơn Đấng Cứu độ rằng Người đã, vẫn và sẽ còn thương con người.

Ngày hôm nay, toàn thể Giáo Hội mừng kỷ niệm cái ngày “có tin vui giữa giờ tuyệt vọng” đến với một con người, con người ấy tên là Maria.  Giáo Hội không phải mừng vừa vừa, mừng nho nhỏ mà phải mừng lớn, mừng thật to vì lẽ tin vui đến với Đức Maria cũng là tin vui đến cho nhân loại, đến cho toàn thể Giáo Hội, đến cho tất cả những ai tin và đón nhận tin vui ấy.

Cùng trong dòng chảy của cuộc đời, Đức Trinh Nữ Maria sống đấy nhưng hằng khao khát, hằng ước mong mình được ơn cứu độ từ ơn Trên, từ Thiên Chúa.  Tưởng chừng như Thiên Chúa không còn ra tay, Thiên Chúa khép lòng lại với những con người cứng đầu cứng cổ như dân Do Thái nhưng không, Thiên Chúa đã đoái thương thân phận con người mỏng dòn và yếu đuối.  Thiên Chúa vẫn chạnh thương, Thiên Chúa vẫn chờ đợi con người.

Muốn lãnh nhận tin vui, tin vui cứu độ thì phải mở lòng ra để chờ đón và phải tin.  Nhiều người Do Thái sống cùng thời với Đức Trinh Nữ Maria.  Họ cũng mang trong mình lòng ngóng đợi ơn cứu độ đấy chứ, nhưng mà lòng của họ đã khép lại với Thiên Chúa.  Họ khép lại để rồi chỉ có mình Mẹ Maria là đón nhận và đón nhận trong lòng tin, đón nhận trong sự phó thác, cho sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa.

Tin vui cứu độ không giống như những tin vui khác của cuộc đời, tin vui cứu độ được ẩn giấu hay được bọc dưới một cái vỏ bọc sần sùi, gai góc và thậm chí còn đắng cay nữa.

Bằng chứng là tin vui mà Đức Trinh Nữ Maria đón nhận ngày hôm nay đâu có đơn giản như mọi người nghĩ, mọi người thấy.  Cực lắm chứ!  Khổ lắm chứ!  Nếu chúng ta đọc lại toàn bộ những biến cố lớn nhỏ trong cuộc đời của Đức Maria từ ngày “Tin vui” được truyền đến cho ngày “Tin vui” nhắm mắt lìa đời.  Thử nhìn lại chúng ta thấy “Tin vui” ấy thật sự chẳng vui chút nào dưới con mắt của người đời. Nào là bị Giuse định tâm lìa bỏ, nào là phải sinh cái “Tin vui” ấy trong hang đá máng cỏ, nào là phải bồng bế, dắt díu cái “Tin vui” ấy trốn sang Ai Cập, nào là phải sống nghèo với “Tin vui” ấy trong làng Nagiaret nghèo.  Rồi cũng chưa yên, lớn lên thì “Tin vui” lại đi rao truyền Tin Vui và bị người đời phỉ báng và cuối cùng giết chết cái “Tin Vui” của Đức Trinh Nữ Maria và còn treo cái “Tin Vui” ấy trên thập tự giá.

Thế đấy!  Gọi là “Tin Vui” đến với Mẹ nhưng đâu có đơn giản theo nghĩa của người đời.  Mẹ Maria có một lòng tin đủ mạnh để đón nhận “Tin Vui” của Thiên Chúa với biết bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu thử thách của cuộc đời.  Phải có một tâm hồn đơn sơ, phải có một thái độ khiêm hạ như Mẹ thì mới đón nhận “Tin Vui” của Thiên Chúa được.

Lời đón nhận “xin vâng” ngày hôm nay chúng ta nghe Đức Trinh Nữ Maria đáp lại sau khi nghe lời của sứ thần không phải là đơn giản, không phải là ngày một ngày hai nhưng mà phải là một quá trình dài của chiêm niệm, của lắng đọng.  Đức Trinh Nữ Maria đã gắn kết cuộc đời của Mẹ từ những ngày còn ấu thơ để rồi hôm nay Mẹ vui vẻ đáp lại lời xin vâng.

“Tin Vui” đã đến với chúng ta, đến với con người hơn 2000 năm qua nhưng do con người cứ loay hoay mãi với cái cõi tạm này để rồi không còn năng lực, không còn khả năng đón nhận “Tin Vui” ấy nữa. Lý do đơn giản và dễ hiểu vì lẽ “Tin Vui” mà Mẹ đón nhận không phải là “Tin Vui” theo kiểu của người đời mà là “Tin Vui” của Thiên Chúa.  “Tin vui” ấy thường bị người đời khinh chê phỉ báng như những người Biệt phái và Luật sĩ ngày xưa.

Cái gì cũng vậy trong cuộc đời, có cay đắng mới có ngọt ngào, có đau khổ mới có hạnh phúc, có sống trong những giây phút tuyệt vọng mới cảm thấy quý báu khi có tin vui.  Mẹ Maria cũng trải qua quá nhiều đau khổ, quá nhiều mất mát và phải chịu đựng đôi khi quá sức của một người thiếu nữ Do Thái để đón nhận “Tin Vui”, để sinh hạ “Tin Vui”, để cùng ăn cùng ở, cùng sống, cùng đồng hành với “Tin Vui” trên mọi nẻo đường đời.  Sự hy sinh, chịu thương chịu khó của Mẹ đã được “Tin Vui” thưởng công xứng đáng cho Mẹ trong Nước của “Tin Vui”.

Phần chúng ta, dừng lại một chút để nhìn lại biến cố Truyền Tin, biến cố lãnh nhận “Tin Vui” của Mẹ Maria để chúng ta nhìn lại thái độ, tâm tình sống của chúng ta.  Chúng ta có sống, có chiêm niệm, có sẵn sàng mở lòng ra đón nhận “Tin Vui” như Mẹ đã sống, đã đón nhận hay không ?

“Tin Vui” đã có rồi, “Tin Vui” đã đến rồi nhưng phần chúng ta, chúng ta có đón nhận một cách vui vẻ, đón nhận một cách nhưng không, đón nhận một cách tin tưởng và phó thác như Mẹ hay không đó là phần trả lời của mỗi người chúng ta trước “Tin Vui” mà Thiên Chúa đã ban xuống tự cõi Trời.

Anmai, CSsR

CUỘC GẶP GỠ KỲ DIỆU

Cuộc sống con người có nhiều mối tương quan liên đới với nhau, và có nhiều cuộc gặp gỡ khác nhau.  Có những cuộc gặp gỡ như gió thoảng, như mây trôi… gặp đó rồi tan biến đi không để lại một dấu tích nào trong cuộc đời.  Nhưng cũng có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một đời người.  Đó là cuộc gặp gỡ kỳ diệu của tôi, người con gái dân làng Samaria, với Đức Giêsu bên bờ giếng.

Hơn hai ngàn năm trước, giữa trưa hè oi bức, trong lúc mọi người đang nghỉ trưa, nhìn trước nhìn sau không thấy bóng người, tôi một mình lén lút mang bình ra giếng để múc nước với hy vọng không phải gặp mặt những người thân quen. Tôi muốn chạy trốn vì gốc gác thấp hèn không trong sạch của mình, nên những người hàng xóm láng giềng luôn xa lánh tôi. Tôi muốn trốn chạy vì trót mang thân phận hồng nhan đa truân, tình duyên lỡ làng với 5 đời chồng, nên những người họ hàng bà con luôn nhìn tôi bằng con mắt khinh bỉ. Tôi muốn chạy trốn vì xã hội này đã quay lưng với tôi, đã không có chỗ dành cho tôi, đã âm thầm kết án tôi là phường đàng điếm tội lỗi …

zzMột mình tôi bước đi trong cuộc đời, và hôm nay, một mình tôi bước ra bờ giếng với hy vọng không phải gặp mặt người nào cả. Nhưng kìa…một người đàn ông Do Thái đang ngồi nghỉ trưa bên bờ giếng. Ông ngước mắt nhìn tôi, tôi không còn cách nào chạy trốn nên đành phải cúi đầu bước đi trong thinh lặng. Tôi bước đi nhưng lòng tôi lại có ý nghĩ khinh miệt người đàn ông này. Hắn chỉ là một gã Do Thái đói rách bẩn thỉu, nhưng có lẽ hắn cũng tham lam và coi trọng lề luật như bao gã Do Thái khác.  Nhìn quần áo của hắn thì biết rõ hắn còn là một gã Do Thái nghèo. Cuối cùng bước chân nặng nề cũng mang tôi đến bên bờ giếng. Tôi mong muốn múc nước đổ đầy bình cho thật nhanh để ra về ngay, tránh cái nhìn soi mói của gã đàn ông Do Thái này. Hơn nữa, theo luật Do Thái, Samari và Do Thái là hai thế giới riêng biệt, không bao giờ được phép chung đụng, vì người Samari bị coi là phường ngoại đạo.

Bỗng dưng người đàn ông lên tiếng gợi chuyện với tôi: “Chị cho tôi xin chút nước uống” (Ga.4:8). Tôi bâng khuâng ngỡ ngàng về giọng nói trầm ấm đó. Tôi ngạc nhiên về lời xin nước để uống. Tôi ngước mắt nhìn ông, nhìn vào vầng trán cao với khuôn mặt nhân hậu … nhìn vào cặp mắt sáng ngời với nụ cười hiền hoà tươi vui … Tôi nhủ thầm trong lòng: “Chắc hẳn ông này không phải là người tầm thường”. Tôi lên tiếng nói với ông ” Ông là người Do thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho ông uống nước sao?” (Ga.4:9). Nghe tôi nói, ông nở nụ cười thật tươi, thật hiền hòa như trả lời với tôi rằng ông chẳng nặng lề luật, nhưng trọng tình người.

Trong cuộc gặp gỡ kỳ diệu này, tôi mới hiểu ra rằng ông chỉ giả vờ xin nước để gợi chuyện với tôi mà thôi. Ông không khát nước, nhưng từng bước rồi từng bước, ông tế nhị chỉ bảo cho tôi biết chính tôi mới là người khát, khát Nước Hằng Sống. Ông hé mở cho tôi biết ông là ai, và ông sẽ làm gì để tôi hết khát: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.” (Ga.4:13-14).  Sự xa lạ và nghi ngờ đối với ông trước đây đã dần dần tan biến trong tôi, nhường chỗ cho sự yêu thương kính trọng.

Trong cuộc gặp gỡ kỳ diệu này, ông nhìn thấu suốt con người của tôi: những cuộc tình vụng trộm chóng qua, những thù hận và trốn chạy trong cuộc đời, những vết thương lòng nhói đau … tất cả ông đều biết rõ, cái biết của ông không nhằm soi mói, nhưng để cảm thông. Tôi giật mình sấu hổ khi thấy ông biết rõ những bí ẩn của đời tôi: “Chị nói: tôi không có chồng là phải, vì chị đã năm đời chồng rồi, và hiện người đang sống với chị không phải là chồng chị “ (Ga.4:18). Nghe lời nói của ông, trong tôi từ chỗ yêu thương kính trọng trước đây, bây giờ tôi cúi đầu tôn kính ông là ngôn sứ của đời mình

Trong cuộc gặp gỡ kỳ diệu này, ông chỉ vẽ cho tôi biết về Thiên Chúa :” Thiên Chúa là thần khí, và những ai thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật.” (Ga.4:24). Và cũng trong cuộc gặp gỡ kỳ diệu này, khi nghe tôi nhắc đến Ðấng Mêsia, còn gọi là Ðức Kitô. Ông đã lên tiếng: “Ðấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây” (Ga.4:26).

Tôi đứng dậy, để lại vò nước bên bờ giếng, chạy như bay về nhà, thông báo với bà con họ hàng, với hàng xóm láng giềng, với mọi người tôi gặp gỡ… những người mà chỉ vài giờ trước đây tôi còn chạy trốn không muốn gặp mặt, nay tôi mạnh dạn lớn tiếng nói với họ: “Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Kitô sao?” (Ga.4:29).

Giêsu ơi! Cuộc gặp gỡ kỳ diệu bên bờ giếng đã biến đổi đời con, giúp con trở thành con người mới, với trái tim mới, trái tim của yêu thương và hy sinh phục vụ … Xin cho con được gặp gỡ Ngài mỗi ngày trong suốt cuộc đời của con. Amen

Linh Xuân Thôn
(BĐ:Xh.17:3-7 – BĐ2: Rm.5:1-2.5-8 – PÂ: Ga.4:5-42 )

LÒNG CẢM THÔNG

Có một goá phụ Trung Quốc giàu có nọ phụng dưỡng một tu sĩ Phật giáo trong 20 năm liền.

Bà xây cho tu sĩ một tịnh xá trong khu vườn vắng vẻ thanh tịnh của bà.  Bà cung  cấp cho ông đủ mọi thứ trong thời gian ông tụng niệm.  Bà rất đỗi sung sướng khi nhận thấy những tiến bộ của ông trong bước đường thiêng liêng, nhưng bà vẫn chưa tin tưởng hoàn toàn.  Để xem 20 năm hy sinh của bà có hoài công hay không.  Người đàn bà quyết chí thử lòng kẻ tu trì.

Một hôm, bà cho tìm một cô gái đẹp, trả tiền cho cô và sai cô đến cám dỗ vị tu sĩ.  Nửa đêm, trong lúc nhà sư đang ngồi thiền, cô gái xông cửa bước vào tịnh xá và dùng đủ mọi lời lẽ, cử chỉ để quyến rũ ông, nhưng nhà sư vẫn một mực chìm đắm trong việc tụng niệm.  Đến một lúc không còn chịu đựng được nổi sự tấn công của cô gái nữa, nhà sư bèn quơ cái chổi đánh túi bụi vào người cô gái và tống cô ra ngoài.

Cô gái đến gặp người đàn bà và kể lại diễn tiến câu chuyện.  Người đàn bà thỏa mãn về sự thánh thiện của nhà sư ư?  Không!  Nghe cô gái tường thuật xong, người đàn bà liền nổi giận thốt lên:

– Hắn ta không biểu lộ một sự thông cảm nào với con, hắn ta không nói được một lời để khuyên bảo dạy dỗ con, 20 năm cầu nguyện ăn chay của hắn qủa là vô ích. Bởi vì hắn chưa đạt được điều thiết yếu trong cuộc sống, đó là lòng cảm thông.

******************************

Qúy vị và các bạn thân mến,

Lòng đạo đức, sự thánh thiện đích thực luôn được thể hiện bằng sự cảm thông.  Đó cũng chính là biểu lộ của sự thánh thiện nơi Thiên Chúa.  Xuyên suốt qua Kinh Thánh, Thiên Chúa được mạc khải như một người Cha giàu lòng thương xót và cảm thông.  Chính tại núi Sinai mà lần đầu tiên dân Do Thái được Thiên Chúa bày tỏ tận đáy lòng xót thương cảm thông của Ngài.  Thật thế, ngay sau khi dân chúng phạm tội phản bội Ngài, Thiên Chúa đã phán bảo như sau: “Giavê Thiên Chúa là Đấng nhân từ, chậm bất bình và giàu lòng thủy chung.”

Tin tưởng ở lòng cảm thông và nhân từ ấy, cho nên lời cầu nguyện của người Do Thái được ghi lại trong các Thánh vịnh luôn chứa đựng tiếng kêu: “Lạy Chúa, xin thương xót con” hoặc “Lòng từ bi của Ngài tồn tại đến muôn đời.”

Chúa Giêsu chính là quả tim nhân từ bằng xương bằng thịt của Thiên Chúa.  Cả cuộc sống của Ngài là những nhịp đập triền miên của trái tim Thiên Chúa.  Ngài ngồi đồng bàn với những người tội lỗi.  Ngài tha thứ cho kẻ thù của Ngài.

Là hiện thân của sự thánh thiện của Thiên Chúa qua cả cuộc sống và cái chết của Ngài, Chúa Giêsu có lẽ cũng khẳng định với chúng ta rằng:  Sự thánh thiện đích thực của con người chính là tình yêu thương, lòng tha thứ và sự cảm thông.  Chúa Giêsu đã lên án một cách gắt gao thái độ giả hình và vô nhân của những người Biệt phái, họ ăn chay cầu nguyện nhưng lại không để lộ một chút cảm thông tha thứ nào đối với tha nhân.  Ngài trích lời một tiên tri trong Cựu Ước như sau: “Ta muốn lòng nhân từ chứ không phải của lễ”.  Phải chăng, Chúa Giêsu muốn cảnh cáo chúng ta rằng: những lời cầu kinh, những rước sách và bao nhiêu biểu dương khác sẽ đều vô giá trị, nếu chúng không là một mời gọi đưa dẫn chúng ta đến một cuộc sống yêu thương, cảm thông và tha thứ.

******************************

Lạy Chúa, chúng con mang thân phận tội lỗi, yếu hèn.  Xin cho lòng nhân từ mà Chúa không ngừng thể hiện nơi chúng con cũng được chúng con bày tỏ với tha nhân để chúng con xứng đáng được hưởng ơn tha thứ của Chúa.  Amen!

R. Veritas

NỖI NIỀM GIUSE

(Mt 1:18-25)
Hành trình đức tin của mỗi người đến với Đấng Tối Cao không phải là một hành trình đơn giản cho dù đó là Đại Thánh, Thánh Cả hay Nữ Vương Các Thánh.

Mời bạn cùng tôi quay ngược bánh xe thời gian trở về thăm viếng một đất nước Do thái xa xăm, nghèo nàn và lạc hậu với bao phong tục tập quán khắc nghiệt của cha ông cách đây hơn 2000 năm về trước.  Dân chúng đang sống trong cảnh lầm than, quằn quại rên xiết dưới ách thống trị tàn bạo của đế quốc La Mã, đời sống tinh thần được xiết chặt dưới gọng kìm của bao lề luật tôn giáo khắt khe từ thời Môi-se để lại ngày qua ngày đã hun đúc họ lòng trông mong vào lời hứa của Đấng Tối Cao với cha ông họ!  Họ nóng lòng trông chờ một vị Cứu Tinh đến để lật đổ chế độ, giải thoát họ khỏi cảnh lầm than của kiếp người và xây dựng lại một vương quốc Israel hùng cường ngày nào.  Họ háo hức trông mong một vị Thiên Sai, một Đấng Cứu Thế đã được Đức Chúa hứa ban và được loan báo nhiều lần trong Kinh Thánh mang đến cho họ một ánh sáng mới trong đức tin.  Càng khổ họ càng ngóng trông, càng bị đàn áp họ càng khao khát chờ đợi, họ sống trong niềm hy vọng từ trời cao, họ mòn mỏi trông chờ như đất cằn mong mưa rào, như nai đang khát mơ thấy suối trong.

Cùng sống trong hơi thở chờ đợi của dân tộc mình, Giuse, một chàng thanh niên trai tráng sinh sống bằng nghề mộc với cha mẹ là ông bà Giacóp tại một ngôi làng nhỏ hẻo lánh ít ai biết đến, làng Nazarét, miền Galilê.  Anh đến tuổi cập kê nhưng không muốn lập gia đình, anh muốn dâng trọn đời mình cho Thiên Chúa, Đấng mà anh và cả dân tộc anh tôn thờ.  Anh vui mừng khi được gia đình sắp xếp cho thành hôn với Maria, người thiếu nữ đức hạnh hiền dịu mà ai gặp qua một lần cũng đều qúy mến, là người mà cả hai đã cùng nhau thề ước trọn đời đồng trinh dù phải sống bực vợ chồng trước mắt họ hàng và cha mẹ hai bên.

Ngày đính hôn đã đến và qua đi trong niềm vui của gia đình hai họ và sự hân hoan của cả thôn xóm, một mái nhà mới sẽ mọc lên trong xóm nhỏ Nazarét thưa người này.  Quả là đẹp đôi!  Họ cầu xin Thiên Chúa chúc phúc cho cặp vợ chồng son trẻ thánh thiện.  Riêng Giuse, anh hoan hỉ chờ đợi ngày đón Maria về chung sống với gia đình.

Nhưng dòng đời không xuôi chảy êm đềm như mong ước!  Giuse bồn chồn bứt rứt với bao nỗi hoài nghi thắc mắc khi nhìn thấy bụng nàng nhấp nhô dưới ánh mặt trời sau lớp áo của cô thiếu nữ Sion đội nước.  Điều gì đã xảy ra?  Hạnh phúc lứa đôi chưa nắm bắt trong tay mà đã bị đe dọa rồi sao?  Sao nàng không nói?  Sao nàng không kể?  Maria thánh thiện của anh lại có thể như thế được sao?  Đâu rồi người thiếu nữ Sion đức hạnh mà anh trông chờ?  Bao câu hỏi, bao thắc mắc như thác lũ ào tới trong đầu anh.  Vẫn chỉ là những câu hỏi mà không có câu trả lời.

Ngược với Giuse đang sống trong cảnh dày vò đau khổ, Maria vui tươi, hồn nhiên, khuôn mặt rạng rỡ phản chiếu trong cặp mắt sáng to lóng lánh chan chứa niềm vui.  Đôi môi hồng chúm chím với nụ cười mãn nguyện, sung sướng, đôi môi đó vẫn khép kín không một tiết lộ nào với Giuse.  Có những lúc tình cờ hai người đối mặt, bốn mắt giao nhau, Giuse hơi bối rối trước cái nhìn thẳng thắn, không trốn tránh e dè, không mắc cở của Maria, ánh mắt tuy có thấp thoáng vẻ âu lo nhưng không phải là ánh mắt ăn năn của kẻ có tội.  Nhìn Maria, ai cũng dễ dàng đoán được nàng là một người thiếu nữ hạnh phúc đang sống trong tình yêu sung mãn, là người con gái đang yêu và được yêu.  Nhưng là tình yêu của ai?  Làm sao Giuse biết được!  Vẫn không có câu trả lời!

Giuse đau khổ cầu nguyện để tìm thánh ý Chúa, Chúa muốn nói gì với anh qua biến cố này?  Chúa muốn anh làm gì trong tình trạng này?  Anh muốn sống theo thánh ý Chúa nhưng đâu là ý Chúa?  Anh chỉ thấy ý của anh, thật lớn và mạnh mẽ, phải khó khăn lắm anh mới giữ cho lòng khỏi sôi lên uất hận.  Không, anh không muốn trả thù, không muốn nàng bị ném đá như luật Môise đòi hỏi, anh không muốn a dua theo cá tính tự ái của một thanh niên mới lớn trong anh.  Nhưng anh cũng không muốn nhận một đứa con không phải của mình, anh không thể bao dung nhận đại được, làm thế anh sẽ có lỗi với cha mẹ tổ tiên, với dòng dõi quân vương Đavít của anh, đứa cháu đích tôn lại mang dòng máu ngoại tộc.  Anh tự hỏi, nếu anh nhắm mắt nhận đại thì… đứa bé kia sẽ giống ai nhỉ?  Anh hình dung cảnh hàng xóm đang xúm lại cười ngạo dèm pha trong khi anh ôm ấp đứa bé giống một người thanh niên nào đó trong làng.  Lòng anh rối rắm trăm đường, anh thấy tội mình thật lớn với dòng tộc Đavít lẫy lừng một thời!  Một dòng họ danh giá của Israel mà giờ đây anh lại muốn chấp nhận một đứa con hoang không cha vô dòng họ mình.

Không, không thể chấp nhận được, nhưng… nhưng nếu nàng thú tội, nếu nàng khóc lóc van xin tha thứ, nếu nàng xuống nước năn nỉ?  Lòng anh chùng xuống, bản tính nhân từ cố hữu trong anh lại át đi những lo âu suy nghĩ khi nãy, tâm trí anh bị giằng co đôi đường, trái tim anh bị chia đôi giữa hình ảnh Maria đang bị ném đá và dòng tộc Đavít oai hùng bị bôi nhọ.  Anh thở dài ai oán, chắc anh đành mang tội với tổ tiên mà tha thứ cho nàng để cứu hai mạng người khỏi bị chết oan.  Ai mà chẳng một lần vấp ngã!  Lòng nhủ lòng như thế và anh chờ đợi,…. chờ đợi một sự lên tiếng…  Nhưng ngày vẫn lặng lẽ trôi, mặt trời mọc rồi lại lặn, bình thản như không có gì xảy ra, vẫn không một lời giải thích!  Im lặng vẫn bao phủ Nazarét hiền hòa!

Thôi được, nàng đã không muốn nói thì anh cũng không muốn ép.  Sau những đêm trằn trọc mất ngủ, những ngày mò mẫm trong tăm tối của tâm hồn, sau những giờ cầu nguyện khổ sở để tìm thánh ý Chúa, anh đã quyết định.  Một quyết định dứt khoát!  Nàng đã thờ ơ trước sự bao dung của anh thì anh đành chịu thôi!  Anh tình nguyện trả nàng về với niềm bí mật của nàng.  Anh không muốn tố cáo nàng!  Như một tên lính bại trận, anh chỉ muốn lặng lẽ rút lui khỏi chiến trường một cách kín đáo.  Anh chấp nhận mình thua và xin rút quân.  Nàng đã dám làm thì nàng đã có cách giải quyết của nàng.  Anh tôn trọng!

zzHành trang đã sẵn ở góc nhà, màm đêm dần buông, anh mệt mỏi thiếp đi để lấy sức cho cuộc bỏ đi vào nửa đêm đã được định đoạt trước.  Trong giấc ngủ chập chờn, anh mơ thấy một thiên thần mặc phẩm phục trắng toát, hào quang rực rỡ chiếu sáng một góc nhà, khuôn mặt hiền hậu, ánh mắt âu yếm nhìn anh đầy yêu thương và thoang thoảng bên tai anh một giọng trầm ấm vang lên:  “Này ông Giuse, con cháu Đavit, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần.  Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” (Mt 1: 20a-21).  Giuse choàng tỉnh bật dậy, anh hoàng hồn, hơi thở dồn dập, nhịp tim đập liên hồi, người anh toát mồ hôi lạnh, anh dụi mắt nhiều lần để tỉnh trí lại xem mình đang ở đâu.  Anh cắn vào tay một cái thật mạnh và thấy nhói đau, bây giờ anh biết mình đã tỉnh, thực sự đã tỉnh và ban nãy là một giấc mơ.  Ngoài kia, bóng tối dầy đặc phủ lên thôn làng, xa xa một vài tiếng côn trùng rỉ rả trong bóng đêm như xác nhận với anh không gian và thời gian nơi anh đang ỏ.  Là mơ hay là thực vậy?  Là tiếng nói của thần lành hay thần dữ?  Có thực đó là tiếng nói của Thiên Chúa không hay chỉ là một giấc mộng mị bình thường như bao giấc mộng khác.  Anh ôm đầu suy nghĩ và ôn lại giấc mơ, “Đừng ngại đón bà Maria vợ ông về!”, anh rùng mình ớn lạnh, câu nói ấy đánh trúng vào yếu huyệt của anh, đó không phải là mối ưu tư hàng đầu của anh trong mấy ngày qua sao?  Anh thẫn thờ lặng lẽ gục đầu qùy xuống trong bóng đêm.

Bọc hành lý nho nhỏ được xếp gọn lại để dưới gầm giường, vài bộ quần áo vẫn để nguyên trong chiếc bọc chứ chưa được xếp lại vào ngăn tủ, chiếc bọc nằm gọn ghẽ trong một xó nhỏ như tiếp tục chờ đợi một cơ hội khác.  Mấy ngày qua, Giuse âm thầm sống trong trăn trở bối rối.  Anh hoang mang không biết phải làm gì, nên quyết định ra sao, không biết đâu là hư, đâu là thực.  Nếu đó là thánh ý Chúa, sao Ngài không hiện ra nói với anh rõ ràng như hai với hai là bốn, anh sẽ làm ngay không một thắc mắc chần chừ.  Sao Ngài không nói lúc anh đang tỉnh, đang ý thức hoặc ngay lúc anh đang cầu nguyện mà lại là một tiếng nói trong chiêm bao?  Giấc mộng, bao nhiêu phần trăm là thực, bao nhiêu phần trăm là ảo ảnh?  Ai dám đảm bảo giấc mơ nào cũng đúng sự thực?  Chẳng phải đó là những chuyện làm anh suy nghĩ từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn, tối đến những việc đó phản ánh lại trong giấc ngủ thì cũng là chuyện thường tình thôi mà!  Anh tự nhủ mình như thế!  Nhưng anh lại áy náy khi nhìn về quá khứ của dân tộc, quả là có những giấc mộng xảy ra đúng với thực tế mà người giải mộng cũng là một người mang tên Giuse như anh.  Giuse trong Cựu Ước đã từng giải mộng cho Pharaôn ở Ai Cập với bảy con bò mập ăn bảy con bò ốm tượng trưng cho bảy năm được mùa và bảy năm mất mùa, nhờ đó Giuse đã cứu được cả dân tộc Ai cập lẫn gia đình mình thoát khỏi nạn đói.  Tiếng gà gáy xa xa đầu làng báo hiệu một ngày mới bắt đầu kéo anh về với thực tại.  Nhưng cũng không phải là không có mấy bà hàng xóm nhiều chuyện vừa đi múc nước ở cái giếng đầu xóm vừa kháo cho nhau nghe những giấc mộng nhảm nhí của họ.  Nào là Thiên Chúa hiện ra với mình nói thế này thế kia, nào là mơ thấy tiên tri Êlia sống lại, có kẻ mạnh miệng hơn bảo là mơ thấy vị cứu tinh sắp đến giúp dân Do Thái thoát khỏi ách thống trị người  La Mã, v.v… và bao nhiêu chuyện linh tinh khác nữa đã làm trò cười cho thiên hạ.  Anh không muốn mình là nạn nhân của những câu chuyện ngồi lê đôi mách đó!

Lòng anh rối rắm, anh không ngừng cầu nguyện, suy nghĩ và nhận định… nhưng ý Chúa vẫn mịt mùng trong bóng đêm, giấc mơ không trở lại lần thứ hai!  Càng cầu nguyện anh càng thấy chỉ có một con đường duy nhất để tìm ra thánh ý Chúa, đó chính là bền bỉ cầu nguyện và cầu nguyện không ngừng.  Anh tiếp tục cầu nguyện xin Chúa soi sáng cho anh biết phải làm gì, anh ao ước được làm theo ý Chúa, xin Chúa cho anh nhìn ra thánh ý Ngài thì anh sẽ không còn chần chờ gì nữa.

“Vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần”, tác giả bào thai lại là Chúa Thánh Thần?  Anh chưa nghe ai nói đến bao giờ, lịch sử dân tộc anh với bao điều kỳ diệu Thiên Chúa đã làm nhưng chưa có ai mang thai rồi dám đổ thừa cho Chúa Thánh Thần.  Anh chợt chau mày suy nghĩ, nhưng đây đâu phải là những lời biện hộ từ miệng của Maria.  Cô đã không hề mở miệng nói một lời về bào thai mình đang mang.  “Vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần”, đó là những lời từ miệng một vị thiên sứ mặc áo trắng trong giấc mộng kia mà!  Một người  phụ nữ không cần đến đàn ông mà vẫn có thể mang thai, bào thai đó là do quyền năng Chúa Thánh Thần thì người mang thai vẫn là một cô gái đồng trinh, như vậy nàng vẫn là một trinh nữ.  Anh giật mình, thoang thoáng nhớ lại lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ mà anh đã được nghe lập đi lập lại nhiều lần trong hội đường những ngày Sabát: “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuen, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1:23).

Anh choàng tỉnh, anh đang thức chứ không ngủ nhưng anh lại thấy mình vừa thoát ra một cơn mơ dài, anh đã từ từ nhìn ra những mảng hình được ghép lại như một bức tranh.  Đúng rồi, Maria của anh không thể nào là một cô gái lăng loàn mất nết được, anh nhớ lại khuôn mặt của cô những ngày gần đây: vui tươi, trong sáng, thánh thiện, khuôn mặt của một người đầy ân sủng Thiên Chúa ở cùng.  Nàng là một người phụ  nữ đạo hạnh tốt lành, “người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần”, “một trinh nữ sẽ thụ thai”, còn anh là dòng dõi Đavít, “Đấng Kitô được hứa ban xuất thân từ dòng dõi vua Đavít”.……… anh xụp xuống qùy phủ phục trước trời đất bao la như đang qùy trước tôn nhan Thiên Chúa Chí Thánh và mắt nhắm lại không dám nghĩ tới những ân huệ lớn lao mà Thiên Chúa đã dành cho anh.  Anh không ngờ mình là người được chọn, không bao giờ anh dám nghĩ đến Đấng Cứu Tinh mà cả dân tộc anh đang mòn mỏi mong chờ lại được hạ sinh ngay trong gia đình anh và anh sẽ là người nuôi nẫng ẵm bồng đứa bé.  “Vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ”, lời nói trong giấc mơ ngày nào lại vang lên rõ mồn một bên tai anh.  Anh thở hổn hển, không ngăn được nhịp đập dồn giã của con tim, anh vui sướng nhảy lên như một chú bé vừa bắt được quà.  Anh đã biết rồi, thánh ý Chúa là đây!  Anh nghe rồi, tiếng Chúa gọi anh trong đêm trường.  “Lạy Chúa, xin thứ lỗi cho con vì đến bây giờ con mới nhận ra thánh ý Ngài”, anh lẩm nhẩm nói với Chúa và chạy ù sang nhà Maria.

Gặp nàng, anh nắm chặt lấy đôi bàn tay thon nhỏ đưa lên ngực mình, mắt ngước nhìn lên trời cao, anh ấp úng không nói được một tiếng, bây giờ anh đã hiểu tại sao lúc trước nàng im lặng không một lời giải thích.  Maria nhìn anh, nàng đã hiểu mọi sự dù không nghe một lời từ miệng anh, nàng vui sướng nắm chặt lấy tay anh như muốn cùng anh chia sẻ niềm hân hoan tận đáy lòng.  Nàng hiểu chứ, những ân huệ mà Thiên Chúa tuôn đổ xuống cho con người thì ngôn ngữ nào nói cho hết, bút mực nào tả cho xiết, sợi dây liên hệ zzmật thiết giữa Thiên Chúa với một con người là những gì riêng tư thầm kín nhất khó mà chia sẻ cho người ngoại cuộc hiểu hết được.  Bốn mắt nhìn nhau chan chứa niềm vui, hai con tim hoà chung một nhịp đập, họ đã nhìn ra thánh ý Chúa muốn họ làm gì, họ nhận ra tình yêu và ân sủng quá bao la của Thiên Chúa tuôn đổ xuống trên gia đình bé nhỏ của họ, họ cùng nhau chúc tụng Thiên Chúa đã làm cho họ bao điều kỳ diệu.

Và anh vui sướng đón nàng về nhà mình.  Hai người vẫn giữ trọn lời nguyện ước ban đầu, mặc dù sống bên nhau nhưng họ gìn giữ cho nhau.  Sau đó không bao lâu, anh đưa nàng lên Bêlem, miền Giuđê là nguyên quán cuả dòng tộc Đavít anh để kê khai tên tuổi theo chiếu chỉ của hoàng đế Au-gút-tô thời ấy.  Đêm đó, trên con đường tìm đến nhà trọ anh hân hoan đón nhận người con trai do quyền năng Chúa Thánh Thần trao ban cho dân tộc anh và cho cả nhân loại, “Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” mà anh là người diễm phúc được chọn để trở thành cha nuôi của đứa trẻ, để nuôi nấng bồng ẵm từ lúc còn sơ sinh, còn hạnh phúc nào hơn thế nữa!  Và anh đặt tên cho con trẻ là Giêsu như lời sứ thần áo trắng đã nói với anh trong giấc mơ đêm nào.

Lang Thang Chiều Tím

 

BIẾN HÌNH

Một nhà giáo dục nổi tiếng người Pháp đã tâm sự về cuộc đời của ông như sau:

Khi còn trẻ, tôi có tinh thần cách mạng và mỗi khi cầu nguyện, tôi luôn cầu xin Chúa một điều là: “Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi thế giới này”

Khi đã lớn tuổi và nhận thấy gần quá nửa đời người trôi qua mà tôi không thay đổi được một người nào hết, nên tôi đã thay đổi lời cầu nguyện của tôi như sau: “Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi những người trong gia đình của con.”

Giờ đây tôi đã già và những ngày còn lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay, nên lời cầu nguyện của tôi lại được thay đổi một lần nữa như sau: “Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi chính mình con.”

Và ông kết luận:” Nếu tôi biết cầu nguyện như thế này từ ngày còn trẻ thì tôi đã không uổng phí cả cuộc đời.“

(Anthony de Mello, Trích trong “The Song of the Bird”)

***

Bạn thân mến! Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay cũng thuật lại một cuộc biến đổi.  Đó là cuộc biến đổi hình dạng của Đức Giêsu trên núi Taboo. Trong ngày hôm đó, Ðức Giêsu đã mang theo các môn đệ thân tín của mình là các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan. Ngài đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Ngài biến đổi hình dạng trước mắt các ông (Mt.17:2) . Trong cuộc biến hình đổi dạng đó, Ngài đã cởi bỏ thân phận con người để mặc lấy Thiên Tính của Thiên Chúa. Ngài cho các ông được nhìn thấy vinh quang của Con Một Thiên Chúa, để thêm lòng tin cho các ông.

zzHơn hai ngàn năm trước, Đức Giêsu đã biến hình trên núi Taboo. Cuộc biến hình của Ngài vẫn còn tiếp tục diễn ra hằng ngày cho đến ngày nay.  Ngài biến hình qua bàn tay của Linh mục trong các Thánh lễ. Ngài biến hình từ tấm bánh nhỏ bé để trở thành xương thịt của Ngài. Ngài biến hình từ những giọt rượu nho để trở thành những giọt máu đào đã đổ ra trên đồi Golgotha năm nào để cứu chuộc con người.

Ngày nay Đức Giêsu cũng mang tôi và bạn đi riêng ra một chỗ.  Ngài không mang tôi và bạn lên núi Taboo như mang Phêrô, Giacôbê và Gioan xưa kia, nhưng Ngài mang tôi và bạn đến trong các Thánh lễ, đến trong các giờ chầu Thánh Thể, đến trong các bí tích mà ta lãnh nhận… nơi đó Ngài dành cho ta những giây phút thinh lặng thánh thiêng mà chỉ có một mình ta với Ngài, nơi đó Ngài cũng biến đổi hình dạng để thêm lòng tin cho ta, và cũng nơi đó, Ngài ban cho ta lòng mến, sự tin yêu cậy trông phó thác, và nhất là sức mạnh để ta bước đi theo Ngài trên bước đường lữ thứ trần gian này.

Hôm nay, Đức Giêsu mời bạn và tôi cùng “biến hình” với Ngài. Biến hình không phải là trở thành cái gì xa lạ khác thường, nhưng biến hình là để trở về với cái tôi sâu thẳm của chính mình: “Tôi là con yêu dấu của Thiên Chúa”.  Đó là ơn được làm con cái Thiên Chúa, là ơn Thánh Sủng, là ơn cao trọng nhất của người Kitô.

Biến hình với Đức Giêsu là thay đổi cuộc sống của ta, là biến đổi tâm hồn ta, là mang vào lòng ta một trái tim mới, trái tim của yêu thương, của tin tưởng và cậy trông phó thác.

Biến hình với Đức Giêsu là vất bỏ ý riêng của ta, là chấp nhận và vâng phục Thánh Ý Thiên Chúa, là lên đường bước đi với Chúa trong tình yêu và ân sủng Ngài ban.

Biến hình với Đức Giêsu là từ giã con người tội lỗi yếu hèn của mình, là trở nên giống Ngài mỗi ngày mỗi hơn.

***

Lạy Chúa Giêsu! Xin ban ơn giúp sức cho con để con cũng được “biến hình” với Chúa trong Mùa Chay Thánh này, để con được trở nên giống Chúa mỗi ngày mỗi hơn, và để con cũng được Thiên Chúa Cha nói với con rằng: “Đây là con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về con…” (Mt.17:5). Amen

Linh Xuân Thôn
(BĐ1: St.12:1-4 – BĐ2: 2Tm.1: 8-10 – PÂ:Mt.17:1-9)

CUỘC SỐNG BỊ THIÊN CHÚA LÀM ĐẢO LỘN

zzCuộc sống giới trẻ ngày nay song hành cùng thế giới giải trí đa phương tiện.  Hàng loạt các sản phẩm công nghệ cao ra đời, nào là điện thoại di động, laptop, Ipad, Iphone 3G, 3GS, 4G,… nhằm phục vụ thị hiếu khách hàng với nhu cầu mỗi lúc một cao.  Bước chân vào hệ thống siêu thị điện máy, chúng ta chỉ thiếu tiền, phương tiện giải trí không bao giờ thiếu!  Cùng là “sống”, nhưng “style” mỗi người mỗi kiểu.  Không thiếu người mong chờ ấm no hằng ngày, bên cạnh không ít người mong chờ “update công nghệ” hằng giờ.  Chúng ta không vội vàng lên án nhau nơi cách sống.  Thiên Chúa tài ba, qua đoạn Tin Mừng Mt 25,14-30, chẳng phải Thiên Chúa luôn đòi hỏi huê lợi tỉ lệ thuận với vốn ban đầu do Thiên Chúa đầu tư đó sao.  Giải trí bằng sản phẩm công nghệ cao không xấu; nếu phải lên án là các dịch vụ con người sử dụng.  Hôm nay, tôi mời gọi các bạn độc giả cùng tôi nhín chút thời gian vòng quanh vài “góc khuất tai hại”.  Hy vọng sau “tour” tham quan này, chúng ta kịp khám phá ra giá trị “cuộc sống bị Thiên Chúa làm đảo lộn”.

Mở màn cho bài chia sẻ, tôi xin đề cử chuyện “chat online”.  Tán gẫu, từ lâu trở thành món ăn thường ngày không thể thiếu, nhất là nơi công sở, học đường.  Trước đây, chuyện phiếm được truyền tai nhau từ miệng người này sang người khác.  Dần dà, đám trò nhỏ chuyền tay nhau mảnh giấy ghi ghi chép chép “đủ thứ chuyện” trong giờ học “chán phèo”.  Ngày nay, “chit chat” trên Internet, điện thoại là “món ăn” sáng, trưa, chiều, tối, khuya của không ít “thần dân”.  Ngày năm bữa, mỗi bữa lai rai khi ít, khi nhiều, không có không được.  Ban đầu làm quen, hỏi thăm nhau về công việc, cuộc sống, gia đình.  Nói chuyện ta “riết” cũng hết, quay sang nói chuyện bên Tàu, bên Tây.  Ăn hoài các món ấy cũng nhàm, đổi khẩu vị bằng chuyện nhà hàng xóm, trưởng phòng, giám đốc, cô này, thầy kia,…  Bỗng dưng chuyện cá nhân của người dưng hiển nhiên được “tung lên mạng” thành chuyện công cộng, của cộng đồng.  Kể cốt truyện thì ít, nhưng bàn tán, lên án, phê bình thì nhiều. Thế đấy! Tự mình sắc phong chức vị chánh án cho mình.  Đồn thổi từ nơi này sang nơi khác, cuối cùng làm mất danh dự người khác từ lúc nào chẳng hay.  Qua kinh nghiệm bản thân cũng như nhiều lần tiếp xúc với các bạn trẻ trong nhiều diễn đàn “offline” (gặp mặt thực tế), tôi rút ra kết luận : “chat” hay tán gẫu được khai vị bởi món ăn “hỏi thăm xã giao”, sau đó món ăn chính “gièm pha chuyện hàng xóm”, món tráng miệng “Đừng nói là tôi kể nhé, chuyện này chỉ có hai ta biết thôi”.  Sự việc được lặp lại với nhân vật mới và như thế, số người biết chuyện “bí mật của người khác” ngày càng gia tăng theo thực đơn bữa ăn “chat online”.  “Nhân vô thập toàn”, ngay bản thân tôi vẫn có khuyết điểm, lỗi lầm.  Tôi luôn cần sự cảm thông, chia sẻ từ người khác để ngày một “hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48).  Rỉ tai nhau khuyết điểm, chuyện riêng tư biến tôi thành “tội đồ” của xã hội.  Tôi không muốn người khác xoi mói mình, tại sao tôi lại xoi mói chuyện người khác?  Điều này hệ tại thói xấu ích kỷ, muốn tự tôn bản thân. Thiên Chúa xuất hiện và làm đảo lộn thói quen này.  Người mở ra một lối thoát cho chính tôi và tha nhân.  Người mời gọi chúng ta chấp nhận yếu đuối, lỗi lầm bản thân và xin ơn Người hồi phục. Yếu đuối, tội lỗi, khuyết điểm của bất cứ cá nhân nào cũng chỉ bị lên án bởi Thiên Chúa theo đúng kỳ hẹn.  Chính vì thế, chúng ta không được phép xét đoán, nói xấu bất cứ ai. “Thưa anh em, anh em đừng nói xấu nhau.  Ai nói xấu hoặc xét đoán anh em mình là nói xấu và xét đoán Lề Luật.  Nếu anh xét đoán Lề Luật, thì anh không còn là kẻ vâng giữ, mà là kẻ xét đoán Lề Luật.” (Gc 4,11).

Chuyện thứ hai chính là “Game”.  Bản thân tôi, xuất thân từ khoa công nghệ thông tin, khi tham gia lập trình các game, tôi theo một kịch bản được cấp trên chỉ đạo.  Không ít lần tôi từ chối tham gia “viết” “game online” cổ trang mang tính bạo lực.  Game thủ ban đầu dùng lý do xả stress để học hỏi, chơi “game”.  Sau đó bị cuốn hút bởi những tài sản giá trị thực từ game ảo, hoặc là khẳng định đẳng cấp của chính mình với bạn bè bằng điểm số, cấp độ,…  Dần dà, nghiện “game” là chuyện hiển nhiên.  “Game” giúp xả stress, điều đó đúng nhưng chưa đủ.  Một số “game” còn làm tăng khả năng tư duy như cờ tướng, cờ vua, sudoku (điền ô số), game lối thoát…  Một số trang web công giáo có thêm các trò chơi như xếp hình Thánh, câu đố Thánh Kinh…  Điều kiện thỏa mãn chuyện xả stress, nâng cao tư duy là chơi vừa đủ, thời gian chơi dưới ba mươi phút mỗi ngày.  Nếu lạm dụng vượt qua con số này, tôi dám chắc sau mỗi lần chơi “game”, các game thủ sẽ mệt mỏi. Đức Giêsu, tất nhiên không đề cập chuyện chơi “game kỹ thuật số” trong Kinh Thánh, Người khẳng định với các Kitô hữu: “Ta và Cha Ta làm việc không ngừng” (Ga 5,17).  Chính vì thế, Thiên Chúa hiện diện trong đời sống tín hữu bằng một hình thức làm đảo lộn: Người mời gọi sống một cuộc sống lành mạnh “Anh em hãy ra công làm việc không phải vì của ăn mau hư nát, nhưng để có lương thực trường sinh” (x.Ga 6,27).  Thay vì dành nhiều giờ để chơi game, chúng ta hãy mua lấy Nước Trời bằng “ơn riêng Thiên Chúa ban, anh em hãy dùng mà phục vụ người khác” (1Pr 4,10).  Hơn nữa việc cầu nguyện là chuyện cần thiết cho đời sống đạo, nhưng lại ít được thực hành “Cầu nguyện là nhịp cầu làm bằng kinh nguyện nối liền sự sống giữa tín hữu và Thiên Chúa.” (trích Thư mục vụ Mùa Chay 2011 của Đức giám mục giáo phận Phan Thiết).

Cuối cùng, giải trí theo kiểu xem phim ảnh khiêu dâm là chuyện tế nhị và dễ mắc phải.  Trong bài chia sẻ này, tôi muốn được ít là một lần chạm vào chỗ khuất này.  Thực ra, khi trở thành “diễn viên” loại phim cấp ba, rất hiếm người mong muốn.  Vì mưu sinh, vì ép buộc, và vì nhiều lý do khác, các diễn viên này không còn lựa chọn tích cực khác.  Tôi viết những dòng này với tâm trạng không được thoải mái cho lắm.  Tôi đang xoáy vào thị hiếu phần đông cư dân mạng.  Ngay cả tôi, phải chân thật thú nhận rằng tôi cũng thế!  Thực sự, khi chọn đề tài “Cuộc sống bị Thiên Chúa làm đảo lộn” để nói chuyện lần này, tôi cầu nguyện rất nhiều.  Tôi xin Chúa Thánh Thần soi trí mở lòng để tôi dám nhìn thẳng, nhìn thật.  Trước tiên, đứng về phía các “nạn nhân đóng phim”, tôi muốn Thiên Chúa ráp những chữ cái hỗn tạp trong đầu tôi thành lời cảm thông với họ.  Nếu vô tình họ đọc, nghe bài chia sẻ này, Thiên Chúa sẽ làm xoa dịu nỗi đau, hay ít ra nhắc nhớ với họ có một vị Thiên Chúa từ ái sẵn sàng đón nhận quá khứ đau thương của từng cá nhân và ban tặng một quả tim với sự sống thần linh: “Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bình, sửa phạt người áp bức, xử công minh cho cô nhi, biện hộ cho quả phụ.  Đức Chúa phán: ‘Hãy đến đây, ta cùng nhau tranh luận!  Tội các ngươi, dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng hoá trắng như bông.” (Is 1,17-18).  Đối với các “khán giả”, quả thật để kiềm chế những chước cám dỗ này đòi hỏi một quyết tâm mãnh liệt.  Nguyên nhân để tôi phải từ bỏ thói xấu này là gì?  Tôi mạn phép đề cử ba lý do rút ra từ bản thân: để đầu óc thanh thản; để giữ gìn sức khỏe; để các mối tương quan với Thiên Chúa, bản thân, tha nhân được trọn vẹn.  Hơn nữa, tôi muốn nhắc lại lời dạy của Thánh Phaolô: “Anh em hãy tránh xa tội gian dâm. Mọi tội người ta phạm đều ở ngoài thân xác mình, còn kẻ gian dâm thì phạm đến chính thân xác mình. Hay anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em.  Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa” (1Cr 6,18-19).

Thiên Chúa làm đảo lộn cuộc sống chúng ta, chuyện này được tiên tri Isaia cảm nghiệm rất chân tình: “Lạy Chúa, con như người thợ dệt, đang mải dệt đời mình, bỗng nhiên bị tay Chúa cắt đứt ngay hàng chỉ.” (Is 38,12).  Thế nhưng, khi tác động đến cuộc sống chúng ta, Thiên Chúa đang giúp ta sống khỏe, sống tốt, sống bình an, hạnh phúc trong đời sống này.  Nhẩm trong đầu và đếm thử xem, hiện nay tôi sở hữu bao nhiêu sản phẩm kỹ thuật số?  Các dịch vụ tôi sử dụng từ chúng có bao nhiêu phần trăm “dính líu” đến các đề mục trình bày bên trên.  Ngay lúc này, Thiên Chúa đang đưa tay chúc phúc cho ý định hoán cải nơi tôi.  Phần còn lại chính là nỗ lực bản thân sửa đổi từng “hành vi xấu”.  “Tôi tin chắc rằng: Đấng đã bắt đầu thực hiện nơi anh em một công việc tốt lành như thế, cũng sẽ đưa công việc đó tới chỗ hoàn thành cho đến ngày Đức Kitô Giêsu quang lâm” (Pl 1,6).

Lg.hungson@gmail.com
04/03/2011

NHỮNG CƠN CÁM DỖ

Sau hơn mười mấy năm xa cách, bố con chúng tôi lại được gặp nhau, mừng vui khôn xiết.  Tôi hỏi thăm Bố về những tháng ngày trong trại cải tạo, Bố vui vẻ trả lời những câu thật hồn nhiên dí dỏm: “Như là vào sa mạc và chịu cám dỗ ấy mà con”, “Trại cải tạo hả?  Không, cái túi của số phận”.  Điều thứ nhất, từ “sa mạc” mà tôi ghi nhớ mãi là, ban đầu, Bố không đọc được kinh Lạy Cha vì cứ phải nghe chiếc loa phóng thanh rót vào tai những câu “….khó khăn nào cũng vượt qua, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.  Chỉ ngay hôm sau, Bố có một kinh Lạy Cha mới để đọc và suy niệm: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng… khó khăn nào cũng vuợt qua, nước cha trị đến… nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời… kẻ thù nào cũng đánh thắng.”  Điều thứ hai, tôi tâm đắc lắm là câu nói của Bố “Khi đã chấp nhận cái thân phận của mình theo thánh ý Thiên Chúa, thì dù ở trong cái túi của số phận cũng giống như ở trong “đồng cỏ xanh êm vui bên suối thơ” vậy con à”.  Tôi thầm biết ơn những thử thách mà từ nhà đạo gọi là cơn cám dỗ.

Tôi muốn mượn những câu chuyện của Bố tôi, để bắt đầu cho những suy tư Chúa nhật thứ nhất mùa chay nầy..

Tỉnh thức để lựa chọn

Chúa Thánh thần là nguồn mạch sự khôn ngoan; và chỉ có sự khôn ngoan siêu phàm ấy mới giúp tôi tỉnh thức để có sự lựa chọn đúng đắn nhất.  Chúa Thánh Thần luôn hiện diện để hướng dẫn từng quyết định của tôi trong đời, chỉ tiếc là do tôi vô tâm: hoặc phủ nhận sự hiện diện của Ngài, hoặc tự phụ mà không cần đến trợ lực của Ngài.  Thế thì cơn cám dỗ đầu tiên của tôi chính là “cái tôi”- cái tôi lúc nào cũng muốn vượt ra khỏi giới hạn nhỏ bé của mình, cái tôi muốn tự khẳng định mình có đủ quyền năng và tài trí, cái tôi không tôn vinh ai, không khuất phục ai, mà đòi người khác tôn vinh khuất phục mình… Chính vì cái tôi đầy lòng tham lam ấy, mà lòng tôi không còn một chỗ cho Chúa Thánh Thần ngự trị, cho nguồn khôn ngoan siêu việt, tuyệt đối một cơ may tác động.  Và kết quả là, tôi dần lún sâu vào vực mê lầm, dần lao xa thật xa vào con đường cách xa Thiên Chúa.

Chính Chúa Giêsu khi bị cám dỗ về cái ăn, Ngài đã không nói rằng ‘tôi không đói, tôi không cần ăn’- nói theo kiểu nói của cái tôi tự mãn, nhưng Ngài nói: “ Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng còn bởi mọi Lời Thiên Chúa phán ra”.  Có thể hiểu rằng Ngài đang sống được nhờ sức chiến đấu, nhờ sự trợ lực của Thánh Thần, của Thánh Ý Thiên Chúa.

Sự tinh vi của những cơn cám dỗ thời đại

Ở thời đại nào thì mưu cầu tồn tại vẫn luôn là thiết thực.  Cái ăn, cái mặc, cái công danh sự nghiệp, cái vinh hoa phú quí, cái quyền bính hơn người luôn bám đuổi và thôi thúc con người ta khuất phục sự cần thiết của nó.  Hết thời ăn no mặc ấm, đến thời ăn ngon mặc đẹp, rồi đến lúc ăn sang, mặc “mốt”…  Mỗi thời mỗi cách, càng ngày càng tinh vi hơn, cuốn hút con người vào chỗ xác nhận sự cần thiết của các nhu cầu vật chất đến mức không thể không có.  Sự lựa chọn trước những cuốn hút vật chất thời nay càng đòi hỏi sự khôn ngoan tỉnh thức nhiều hơn nữa.  Cái giả và cái thật thời nay giống nhau như đúc: Hạnh phúc giả, hạnh phúc thật; đẹp giả, đẹp thật; giàu có giả, giàu có thật; đạo đức giả, đạo đức thật; nhân ái giả, nhân ái thật….

Thực tế cuộc sống chúng ta cho thấy thời nay con người ta thích cái giả, không phải vì không thích cái thật nhưng vì không tìm được cái thật, không có khát khao đi tìm cái thật, không biết tiêu chuẩn của cái thật, hoặc tự mãn với cái giả hiện có.  Cái giả chính là cơn cám dỗ của thời nay.  Ai cũng lao vào sức cuốn hút của cái giả mà không hề hay biết.  Cơm bánh, bơ sữa, thịt thà, thức ăn bổ dưỡng, đều thật, nhưng lại đang phục vụ cho một cuộc sống giả.  Vì cuộc sống trần gian cũng phải dừng lại theo thời gian.  Sự giàu sang, chút hư danh, tiện nghi và các phương tiện, thấy cũng thật, nhưng đang xây dựng cho một cuộc sống giả.  Và cái hào nhoáng của cuộc sống giả làm cho mắt con người ta không thể nhìn thấy được một cuộc sống thật sau cuộc sống nầy – cuộc sống vĩnh cửu.

Vào sa mạc để kín múc ơn Chúa Thánh Thần

Vào mùa chay, nhận những tàn tro rắc trên đầu để nhớ thân phận nhỏ bé, giới hạn, ngắn ngủi của mình trên một vec-tơ thời gian đang đi về vô cực.  Và hôm nay, cùng với Chúa Giêsu đi vào sa mạc của cõi lòng, để lòng mình trống trải mênh mông đón nhận sương trời là ơn thiêng vô biên chan chứa.  Chính trong sa mạc trầm lắng, mỗi chúng ta sẽ nhận ra thân phận bé nhỏ, cái tôi mỏng dòn của mình, để mà xác nhận cách dứt khoát rằng: tôi cần có Thiên Chúa, cần có sự trợ lực của Chúa Thánh Thần để chiến đấu và chiến thắng.  Những phút giây thinh lặng đầu ngày, hoặc cuối ngày trước khi vào giấc ngủ đã là thật cần thiết cho tôi để tâm trí tôi tan hòa trong tâm trí của Thiên Chúa, thì một lời nguyện tắt trước mỗi lựa chọn, giữa những xô bồ trong ngày càng quan trọng và cần thiết biết bao.  Chính nhờ sự kết hợp khiêm tốn của tôi với ơn Chúa Thánh Thần, tôi mới có thể hóa giải những cơn cám dỗ nghiêng về sự thù hận, đổi thành nghiêng về sự yêu thương, than trách thành chấp nhận, đau khổ thành hạnh phúc, đói thành no, giả thành thật…cái túi của số phận thành cả một đồng xanh thơ mộng êm vui tươi mát… cả việc vận dụng cái khôn ngoan của loài người vào ơn cứu độ cho tôi theo Thánh Ý Thiên Chúa: “ Chúng con nguyện danh Cha cả sáng, khó khăn nào chúng con cũng vượt qua”

Điều trăn trở cuối cùng

Có thể chính tôi trở thành cơn cám dỗ cho người khác, nếu tôi không có một cuộc sống công chính.  Tiền bạc của tôi có thể mua cho người khác một vực sâu hỏa ngục, danh vọng của tôi có thể làm cho người khác điên đảo, quyền bính của tôi có thể đưa đẩy người khác vào chỗ tuyệt vọng, thói xa hoa của tôi là khởi đầu cho những đam mê đua đòi, mỗi lời khen tiếng chê của tôi đều có thể tác động đến cách sống dở-hay, tốt-xấu, tội lỗi-thánh thiện của người khác.  Vậy điều trăn trở của tôi là tôi phải sống công chính.

Lạy Chúa, xin cho mỗi chúng con biết khao khát chính Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc thật, để lòng chúng con không còn khao khát điều gì hơn nữa.  Xin sức mạnh Chúa Thánh Thần giúp chúng con khôn ngoan tỉnh thức để lựa chọn những gì thuộc về Thiên Chúa và thuộc về cuộc sống trường sinh.

Cao Huy Hoàng

NHỮNG CƠN CÁM DỖ

zzLời Chúa trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay đưa chúng ta về nguồn cội của thân phận con người, đó là tội lỗi.  Nguyên tổ Adong và Evà đã sa chước cám dỗ, và tội lỗi đã đi vào thế gian.  Đó chính là nguyên nhân của biết bao khốn cực trong cuộc sống nhân loại: “Chỉ vì một người, tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội” (Bài đọc 2 – Rm.5:12-19).

Nhưng Lời Chúa hôm nay không dừng lại ở tội lỗi, mà trình bày cho ta về Ơn Cứu Độ trong Ðức Giêsu Kitô: “… Nhờ một người thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng được Thiên Chúa cho trở nên công chính, nghĩa là được sống đời đời ” (Bài đọc 2 – Rm.5:12-19).

Ðây là một lời khẳng định có liên quan đến tất cả nhân loại : “Tất cả mọi người đều bị chi phối dưới quyền lực của tội lỗi; chỉ có một con đường giải thoát dành cho con người, đó là Ơn Cứu độ trong Ðức Giêsu Kitô”.

Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay trình bày cho ta biết: Con đường mà cả nhân loại đã đi và đã thất bại, thì nay chính Ðức Giêsu đã đi lại con đường đó, con đường làm người, chấp nhận mọi hệ lụy của con người; chấp nhận để bị cám dỗ và Ngài đã chiến thắng cám dỗ của Satan.

Khi chấp nhận để Satan cám dỗ, Đức Giêsu đã hạ mình xuống mức sâu thẳm nhất, Ngài đến gần với tội lỗi nhưng không phạm tội. Ngài chấp nhận mọi hệ lụy của con người, nhưng vẫn giữ được bản tính thánh thiêng của Thiên Chúa.

Ngày nay, cám dỗ vẫn còn đầy dẫy, vẫn luôn níu kéo bủa vây con người. Đó là những cám dỗ của nẻo đường Satan, cám dỗ muốn theo cách thức của Satan để giải quyết cuộc đời mình, cám dỗ tìm niềm vui và sự thành đạt của cuộc đời trần thế trong lạc thú, quyền lực và của cải. Giàu sang, quyền lực, khoái lạc vẫn là những cám dỗ muôn thuở cho mọi người, mọi tập thể; đạo cũng như đời.  Cơn cám dỗ lớn nhất là quay vào chính mình, chọn mình thay vì chọn Chúa.

Chấp nhận làm người là chấp nhận bị cám dỗ. Cám dỗ từ bên ngoài, từ quỷ dữ, từ tha nhân… Cám dỗ từ bên trong, từ đòi hỏi của bản năng tự nhiên, của thân xác, từ sự khép kín của trí tuệ và lạnh giá của con tim.  Phận người chênh vênh vì luôn bị cám dỗ, nhưng phận người lại cao cả hào hùng vì con người có thể chiến thắng được cơn cám dỗ bằng hy sinh cầu nguyện và chay tịnh, bằng con đường mà Đức Giêsu đã đi qua và nêu gương cho ta trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay.

Mùa Chay là thời gian thuận tiện để ta nhìn lại những cơn cám dỗ của bản thân mình. Mỗi người có những yếu đuối riêng, mỗi người bị tấn công một kiểu cách khác nhau. Chẳng ai tránh được cám dỗ, thế nên ta phải luôn thành khẩn nài xin Thiên Chúa: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”.

***

Lạy Chúa Giêsu, giàu sang, danh vọng, khoái lạc là những điều hấp dẫn con. Chúng trói buộc con, không cho con có tự do nhìn lên trời cao, để sống cho những giá trị tốt đẹp hơn.

Ước gì những cơn cám dỗ giúp con nhận biết mình yếu đuối, mỏng dòn và cần Chúa ban ơn trợ lực.

Xin cho con biết  tập chiến thắng cơn cám dỗ bằng cầu nguyện, hy sinh và chay tịnh. Xin giúp con tập tránh các dịp tội, biết phản ứng quyết liệt với những cám dỗ như Chúa Giêsu xưa kia: “Xatan! Hãy Xéo đi.” (Mt.4:10).  Amen.

Tổng hợp từ R. Veritas
(BĐ1: St.2:7-9 & 3:1-7  – BĐ2: Rm.5:12-19 – PÂ:Mt.4:1-11)