GIẢI ĐÁP 101 CÂU HỎI VỀ CÁI CHẾT & SỰ SỐNG VĨNH HẰNG

abcNguyên Tác Anh Ngữ: Responses to 101 Questions on Death And Eternal Life
Tác giả:  Lm. Peter Phan Ðình Cho
Dịch giả: M.A. Nguyễn Thị Sang, CND
Nhà Xuất Bản University Press, năm 2000
(C) Copyright 2000 – Tác Giả Giữ Bản Quyền

                                               LỜI NÓI ÐẦU

           Các vấn nạn về sự sống đời sau không ngừng gây thắc mắc, đối với cả những ai đang sống vào cái thời gọi là thời đại khoa học. Ðiều mỉa mai là những vị cho rằng đàng sau những gì có thể được xác minh qua thực nghiệm thì không có gì tồn tại, chính những vị ấy lại tiếp tục làm cho vấn đề cứ sôi động luôn! Sự sống mai hậu là một trong những điều mà nếu bị phủ nhận hay ém nhẹm, nó sẽ giả dạng xuất hiện ở một chỗ khác dưới một hình thức khác. Lòng tham không đáy, và đôi lúc nghiệt ngã, luôn thúc người ta mưu cầu kiến thức, tranh giành quyền thế và danh vọng, đắc thủ tiền tài và lạc thú: chẳng phải đó là những triệu chứng của trạng thái bồn chồn trong một tâm hồn mà theo như Thánh Âu Tinh đã nói, nó sẽ khắc khoải không nguôi cho đến khi được an nghỉ trong Thiên Chúa?
           Gần đây, mối quan tâm trường cửu ấy về sự sống bên kia thế giới lại thêm mãnh liệt hơn do nhiều nguyên nhân, trong số đó là các kinh nghiệm lâm tử, phong trào Kỷ Nguyên Mới, mối đe dọa bị vũ khí hạt nhân hủy diệt, và trên hết là thiên niên kỷ sắp sửa kết thúc. Những lời tiên báo vè sự cố, lại trở thành phổ biến trong dân gian, mặc dù những thuyết gia khải huyền trước đây đã lần lượt thất bại.
           Kỳ vọng của tôi là cuốn sách nhỏ này sẽ giải đáp được một số câu hỏi vẫn thường được nêu lên về cái chết và sự sống vĩnh hằng. Sách được viết theo quan điểm thần học của truyền thống công giáo Rôma, nhưng cũng mong được góp phần giúp ích cho giới người thuộc các Giáo Hội Kitô giáo khác và các tôn giáo ngoài Kitô giáo.

Download (PDF, 819KB)

Download tác phẩm: Sách dạng pdf, xin nhấn vào đây để tải về máy.

ĐỨNG DẬY! TA ĐI NÀO!

abcTỰ THUẬT CỦA ĐGH GIOAN PHAOLÔ II

Dịch giả: Đỗ Tân Hưng
Thông tin bản quyền:  Được sự chấp thuận của dịch giả, Gs. Đỗ Tân Hưng, để post ở suyniemhangngay.net

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm tấn phong giám mục và 25 năm triều đại giáo hoàng của tôi, tôi được yêu cầu ghi lại những hoài niệm liên tục kể từ năm 1958 là năm tôi trở thành giám mục.  Tôi thiết tưởng phải chấp nhận lời thỉnh cầu đó, cũng như tôi đã chấp nhận sự gợi ý để cho ra đời quyển sách trước đây.
Một lý do nữa để thu thập và sắp xếp cho có thứ tự những ký ức và suy tư đó phát sinh bởi một trình tự tăng tiến của một tài liệu dành cho sứ vụ giám mục.  Đó là Tông Huấn “Pastores gregis” (“Các mục tử đoàn chiên Chúa”) mà trong đó tôi đã trình bày một cách có hệ thống những ý tưởng được phát biểu suốt khóa họp khoáng đại lần thứ X của Thượng Hội Đồng Giám Mục diễn ra trong dịp kỷ niệm năm thánh 2000.
Trong khi lắng nghe những nghị phụ trình bày cũng như nắm bắt ý nghĩa những văn bản đề nghị, tôi cảm thấy thức dậy trong tôi nhiều kỷ niệm, cũng như nhiều năm tôi được giao phó việc phục vụ Giáo Hội ở Cracovie và trải qua những kinh nghiệm mới tại Roma, trong tư cách người kế vị Thánh Phêrô.
Tôi đã cố gắng viết ra những tư tưởng đó với niềm ước mong cũng được chia sẻ với những người khác về chứng tá tình yêu Chúa Kitô, trải qua bao thế kỷ, luôn mời gọi những người mới kế vị các tông đồ, ngõ hầu tuôn tràn Ân Sũng của Ngài trên con tim những anh em khác, qua trung gian những chiếc bình sành mỏng dòn.
Những hoài niệm của tôi luôn chan chứa những lời Thánh Phao-lô nói với vị giám mục trẻ tuổi Timothée: “Chúa đã cứu độ và kêu gọi chúng ta, không phải vì chính những công việc chúng ta đã làm, nhưng là do kế hoạch và ân sủng của Ngài. Ân sủng đó, Ngài đã ban cho chúng ta từ muôn thuở trong Chúa Kitô Giêsu.” (2Tm 1, 9).
Tôi hiến tặng những trang sách nầy như là dấu ấn tình yêu của tôi đối với anh em trong chức giám mục và đối với hết thảy dân Chúa. Ước mong những trang sách nầy soi sáng cho những ai muốn biết sự cao cả của sứ vụ giám mục và nỗi khổ cũng như niềm vui do sứ vụ đó mang lại trong tác vụ hằng ngày!
Tôi mời gọi hết mọi độc giả hãy cùng tôi cất lên bài ca “Tạ Ơn Chúa” (“Te Deum”) để cảm tạ Hồng Ân Thiên Chúa.  Hãy hướng mắt về Chúa Kitô, được nâng đỡ bởi niềm hy vọng không lừa dối, chúng ta hãy cùng nhau tiến vào thiên niên kỷ mới: “Đứng dậy! Ta đi nào!” (Mc 14, 42).
Gioan Phao-lồ II 

Download (PDF, 655KB)

Download tác phẩm: Sách dạng pdf, xin nhấn vào đây để tải về máy.

ĐỨC TIN KITÔ GIÁO HÔM QUA VÀ HÔM NAY

abcNguyên bản tiếng Đức: Einfuhrung in das Christentum
Bản dịch tiếng Anh: Introduction to Christianity
Tác giả: Joseph Ratzinger
Dịch giả: LM Nguyễn Quốc Lâm & Phạm Hồng Lam
Với giấy phép dịch và ấn hành ngày 16.7.2009
của tổ hợp nhà xuất bản Random House
Đàlạt tháng 9.2009

Cùng QUÝ ĐỘC GIẢ,

           Tôi đã đọc từ đầu cho đến cuối quyển sách rất hay : Đức tin Kitô giáo hôm qua và hôm nay, bản dịch việt ngữ tác phẩm Einfuhrung in das Christentum của Đức Bênêđictô XVI, khi còn là giáo sư Đại Học Tubingen.  Thú thật là tôi say mê về nội dung quyển sách cũng như về cách dịch thuật, rất xuôi chảy mà vẫn trung thành và diễn tả đầy đủ ý nghĩa của bản văn.
           Quyển sách này, tôi đã đọc hai lần lúc còn là sinh viên thần học ở Roma, bấy giờ là bản dịch tiếng Pháp La foi chrétienne hier et aujourd’hui.  Gần đây tôi có cơ hội đọc bản dịch tiếng Anh Introduction to Christianity.  Theo nhận xét của tôi, bản dịch tiếng Việt mà quí độc giả có trong tay không hề thua kém.
           Nội dung quyển sách là một nỗ lực quảng diễn Đức tin tông truyền trong Kinh Tin Kính Các Tông đồ sao cho phù hợp với thế giới hôm nay.  Tác giả đã làm công việc này chính là nhà thần học Joseph Ratzinger, bấy giờ còn rất trẻ, khoảng hơn 40 tuổi, nhưng đã là một giáo sư nổi tiếng và rất vững vàng về nhiều mặt, đặc biệt trên bình diện tư duy triết học. Con người này đã không ngừng để cho đức tin công giáo của chính mình đối thoại với các trào lưu tư tưởng đương đại.
           Trong cuộc đối thoại rất hữu ích đó, tác giả cho thấy hướng đi của tư tưởng kitô giáo là một hướng đi rất rõ ràng và chắc chắn : lựa chọn phạm trù lógos (lời, lẽ, lý), lý tính của tư duy triết học thay vì chọn phạm trù mýthos (huyền thoại) của các tôn giáo thời bấy giờ. Sự lựa chọn phạm trù “logos” là ý tưởng cốt lõi trải dài từ đầu đến cuối những phân tích tư duy của thần học gia và triết gia Ratzinger.
           Ý tưởng cốt lõi trên giống như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt hầu hết các tác phẩm thần học của Ratzinger, thậm chí kéo dài tới ngày hôm nay. Sự đối thoại giữa đức tin và lý trí luôn là điều nòng cốt trong tư duy thần học của J. Ratzinger, thậm chí trong cả đường lối mục vụ của Đức Bênêđictô XVI, rất rõ ràng trong cả ba thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, Được Cứu rỗi nhờ Hy Vọng, Bác Ái trong Chân Lý.
           Giáo Hội luôn vận dụng lý trí để đối thoại với con người thời đại. Lý trí ấy được ánh sáng đức tin chiếu dọi, và do đó là một “lý trí mở rộng”. Hợp lý mà không duy lý là phương cách tư duy mà con người thời đại của chúng ta rất cần.
           Tác phẩm có hơi khó đối với những ai chưa quen tập tư duy và chưa quen đọc sách thần học, nhưng rất ích lợi cho những ai đang học triết học và thần học, cho những linh mục, tu sĩ, giáo dân trí thức muốn có một chiều sâu tri thức về đức tin.  Sách khó đọc, không phải vì dịch giả cố ý làm cho khó, cũng không phải vì dịch chưa thoát ý, nhưng vì nội dung đòi hỏi phải suy tư và động não. Nhưng sách sẽ nâng trình độ người đọc lên một bậc, sau khi người ấy cố gắng đọc và suy nghĩ.
           Sách đã được viết cách đây hơn 40 năm, nhưng nội dung còn rất mới mẻ và sinh động. Phần kitô-học khá phong phú, được “nối dài” bởi tác phẩm mới nhất của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI : Giêsu thành Nazareth.
           Mỹ Tho, ngày 30 tháng 8 năm 2009
           Phaolô Bùi văn Đọc,
           Giám mục Mỹ Tho.

Download (PDF, 2.22MB)

Download tác phẩm: Sách dạng pdf, xin nhấn vào đây để tải về máy.

LƯỢC TRUYỆN CUỘC ĐỜI ĐỨC MẸ

abcTheo Bà Đáng Kính Maria Agrêđa Mẹ Bề Trên Dòng Thánh Nữ Clara.
Cha H. Azemar dịch theo lời Đức Mẹ truyền cho Bà Maria D’Agreda.
Imprimatur:
Ninh Phú, die 1 Octobris 1882
+ Paulus Fr. Episc Mauricastrensis
Vic. Apost. Tunquini Occidentalis
In tại Địa Phận Tây Đàng Ngoài
Lái Thiêu tháng 5 năm 1882.
Nguồn:  http://dongcong.net/

Download (PDF, 432KB)

Download tác phẩm: Sách dạng pdf, xin nhấn vào đây để tải về máy.

TIỂU SỬ CHA JEAN-JACQUES OLIER

hyfxthuanĐẤNG SÁNG LẬP HỘI LINH MỤC XUÂN BÍCH

Tác giả: Lm. Bernard Pitaud, p.s.s.
Nguyên Tác: Petite vie de JEAN-JACQUES OLIER
Dịch giả (với chú thích): Lm. Antôn Trần Minh Hiển, p.s.s.
Nguồn:  http://xuanbichvietnam.net/
……………………………………….
           Jean-Jacques Olier, đã có một ảnh hưởng rực rỡ hãy còn tồn tại tới ngày nay.  Ngài đã là một trong những nhà sáng lập chính yếu những chủng viện tại Pháp quốc.  Ngài đã thành công, vào thời đó, trong việc đem tới kết quả lâu bền chương trình cần thiết này cho việc cải tổ hàng giáo sĩ.  Để điều khiển các chủng viện, ngài đã thiết lập một đoàn thể linh mục, tức Hội Linh Mục Xuân Bích (Compagnie des Prêtres de Saint-Sulpice), ngày nay có mặt tại Pháp quốc, Phi Châu, Việt Nam, Canada, Hoa Kỳ, Colombia, Brésil, Nhật Bản.  Để phục vụ các linh mục tương lai tại các nước này, các linh mục Xuân Bích đã đầu tư cả một vốn liếng kinh nghiệm sư phạm và thiêng liêng luôn được làm giầu thêm bởi một thực hành từ trên ba thế kỷ nay.  Các ngài cũng sinh động hóa giáo xứ Saint-Sulpice tại Paris, trong sự trung thành với cha Jean-Jacques Olier đã là cha sở tại đây suốt mười năm trời.
           Những trang dưới đây có mục đích thuật lại vắn tắt đời sống và lộ trình thiêng liêng của vị sáng lập Hội Xuân Bích.  Ngài là thành phần trong các vị, tại thế kỷ XVII, đã cố công “canh tân Kitô giáo” theo cách nói thời đó, nghĩa là đem đến một sinh khí mới cho Giáo Hội Pháp quốc bị kiềm chế trong một hình thức câu nệ tôn giáo làm tê liệt.
…………………………………

Download (PDF, 699KB)

Download tác phẩm: Sách dạng pdf, xin nhấn vào đây để tải về máy.

TỔNG HỢP BÀI GIẢNG & HUẤN TỪ CỦA ĐHY NGUYỄN VĂN THUẬN

hyfxthuan

Tác giả: Một chủng sinh ghi lại và Đức Ông Phaolô Phan Văn Hiền thực hiện
Thông tin bản quyền:  Miễn phí

                                                                  LỜI NÓI ĐẦU

………………………………….
Tất cả gồm 129 bài giảng.  Được chia thành hai giai đoạn theo năm học ở đại chủng viện.  Giai đoạn một từ ngày 4 tháng 4 cho đến ngày 10 tháng 6 năm 1991, khi niên học kết thúc.  Và giai đoạn hai khi bắt đầu niên khóa mới, từ ngày 17 tháng 9 đến ngày 22 tháng 11 năm 1991, chỉ một ngày trước khi Ngài phải đi Roma và không bao giờ trở lại.  Hơn 120 bài giảng trong vòng bốn tháng.  Một kỷ lục đạt được với nhiều cố gắng và hy sinh vượt bực, nói lên sự quan tâm và tình thương mến Ngài dành cho các chủng sinh. Ngài cũng thuật lại: “Thông thường, Cha không viết ra toàn bài, chỉ ghi những điểm chính trên giấy rồi giảng.  Như vậy, bài giảng sống động hơn.  Nhưng bây giờ muốn có cho thật đầy đủ, chắc phải nhờ các Thầy đã nghe giảng lúc đó thu thập lại”.  Và một chuyện tình cờ không tình cờ xảy đến, mùa thu năm 2004, tôi nhận được đầy đủ tập bài giảng của Ngài do một chủng sinh thời đó ghi lại.   Đối với tôi, đây là một món quà quý giá vì tập bài giảng và huấn đức này nói lên một cách hùng hồn bằng chứng của tình thương, của hy sinh âm thầm, của niềm vui và hy vọng Ngài dành cho các linh mục tương lai.  Tôi cũng muốn nhân cơ hội này cám ơn người chủng sinh thời đó nay đã trở thành linh mục, và xin phép sửa lại những phần tối nghĩa vì ghi vội, để toàn bộ bài giảng được mạch lạc hơn.

Và như vậy, tập bài giảng của Đức Cố Hồng Y tại Đại Chủng Viện Hà Nội, được ra mắt với quý độc giả thân thương.  Ước mong những suy tư giản dị, trong sáng như cuộc đời của Đức Cố Hồng Y, trong tập bài giảng này, cũng giúp tất cả chúng ta hiểu biết Chúa nhiều hơn, yêu mến Chúa nhiều hơn, và yêu mến Giáo Hội của Chúa nhiều hơn.

Rôma ngày 3.12.2005
Lễ Thánh Phanxicô Xaviê
Đức Ông Phaolô Phan Văn Hiền

Download (PDF, 21.42MB)

Download tác phẩm: Sách dạng pdf, xin nhấn vào đây để tải về máy.

SỐNG

abcNguyên tác: Vivre
Tác giả: M.M. Arami
Bonne Presse à Verbode, Belgique
Bản dịch: Hương Quê, Sài gòn, 1970

                                                                          LỜI GIỚI THIỆU

Phúc Âm thánh Gioan, đoạn 4, có diễn lại một quang cảnh rất cảm động.  Chúa Giêsu, trên đường từ Giuđêa về Galilêa, đã ghé bước qua đường Samaria.  Khoảng trưa, Người đến gần một thành và ngồi nghỉ trên bờ giếng Giacóp.  Thoát chốc, một thiếu phụ người Samaritana đến múc nước.  Chúa Giêsu bảo chị ta: “Này chị, cho tôi ngụm nước”.  Người thiếu phụ ngạc nhiên.  Bấy giờ, Chúa Giêsu bảo: “Nếu chị biết được ơn Chúa, và kẻ đang nói với chị “Cho tôi ngụm nước!” là ai, thì chính chị sẽ xin Người, và Người sẽ cho chị nước hằng sống” (Jn 4:10).
Ngay các thế kỷ sau, Thánh truyền công giáo đã nhìn thấy trong thứ nước hằng sống, mà Chúa Giêsu đề cập, đời sống ơn thánh sủng.  Quả vậy, ngay trong Cựu Ước, ơn thánh đã được mô tả dưới hình ảnh nước một thác nước, một suối nước.  Vị chủ chăn tốt lành dẫn dàn chiên đến suối nước giải khát, nghĩa là đến cùng ơn thánh.  Như thế, lúc đó, Chúa Giêsu nói với người thiếu phụ xứ Samaria về ơn thánh vô giá vậy!
“Nếu chị biết ơn Chúa!”  Chúng ta có biết ơn thánh là gì không?  Chúng ta có nhìn thấy vẻ cao đẹp cũng như giá trị của ơn thánh như thế nào không?  Chúng ta có hiểu đầy đủ ơn thánh không?  Vâng, nếu chúng ta biết, chắc chắn chúng ta sẽ tìm mọi phương thế để gìn giữ kho tàng trong chúng ta, để vun xới và tăng triển gia tài đó mỗi ngày mỗi thêm phong phú.
Một cuốn sách viết với mục đích trưng bày những kho tàng mênh mông bát ngát giấu ẩn trong đời sống ơn thánh đã được dịch ra tiếng Việt.  Thực là một sáng kiến tuyệt diệu.  Bởi vì, càng thâm hiểu các kho tàng phong phú đó, chúng ta càng nỗ lực sống xứng đáng hơn.  Tôi chân thành ca ngợi những người đã có sáng kiến này và tôi cầu chúc cho bản dịch này là kết quả của bao cố gắng được phổ biến sâu rộng trên toàn lãnh thổ Việt Nam thân yêu, và được mọi người thuộc mọi giới giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân cũng như tất cả những ai muốn tìm kiếm cuộc sống hạnh phúc đích thực.

Download (PDF, 1.03MB)

Download tác phẩm: Sách dạng pdf, xin nhấn vào đây để tải về máy.

LẠY CHÚA! TẠI SAO NGÀI IM LẶNG?

abcLm. Giuse Đinh Thanh Bình

                                                        Lời dẫn nhập của tác giả

Buổi sáng ngày 25 tháng 4 năm 1986, em trai tôi hớn hở sắp xếp đồ đạc lên xe đi chơi với bạn bè. Em giơ tay vẫy chào từ giã mọi người trong gia đình lần cuối, vì em không bao giờ trở về nữa. Tối hôm đó cảnh sát điện thoại báo tin em đã bị tử nạn xe hơi gần một khúc quanh trơn trợt. Em qua đời khi vừa tròn 20 tuổi. Trưa hôm sau, tôi đáp phi cơ từ Adelaide về Melbourne để nhận xác em. Em nằm ngủ bình yên. Nước mắt tưởng chừng như đã cạn sạch đêm qua, bây giờ lại trào ra đầm đìa trên má. 1 giờ sáng ngày 27, tôi phóng xe tới nhà thờ thánh Phanxicô, cửa đã đóng, tôi đứng hét giữa trời “Tại sao em con lại chết ? Tại sao?” Như một thằng điên tôi khản giọng hỏi Chúa. Chúa im lặng.
Tháng 12 cùng năm ấy, gần 8 tháng sau chị tôi gọi điện thoại nức nở báo tin bố tôi vừa mất tại Việt Nam trên giường bệnh. Tất cả các con đều ở hải ngoại chẳng có ai bên cạnh trước giờ nhắm mắt. Lần này, tôi quỳ gối lặng lẽ, toàn thân cứng đờ bất động, tuyệt vọng nhìn lên thánh giá thều thào “Lạy Chúa, tại sao?” Ngài vẫn im lặng.
Gia đình tôi mấy đời đạo gốc, chúng tôi tin rằng Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng quyền phép vô biên, nhân từ và luôn yêu thương loài người như cha mẹ đối với con cái. Ngài sẽ ân thưởng nếu chúng tôi biết vâng lời tuân theo luật Chúa, Ngài sẽ răn dạy nếu chúng tôi hư đốn phạm tội, Ngài sẽ bảo vệ chúng tôi khỏi những ám hại xấu xa của kẻ thù. Hồng phúc Thiên Chúa ban cho con người nhiều hay ít tôi khó thấy được nhưng đau khổ thì cứ hiện diện trước mắt. Năm 1986 hai cái đại tang trong gia đình tôi, trước đó anh tôi vượt biên mất tích. Những người tôi yêu thương đều lần lượt lìa trần, bố tôi đã già tôi còn hiểu được nhưng em tôi, đứa con đẹp trai vui vẻ dễ thương nhất nhà, em tôi có tội tình gì mà cũng tức tưởi ra đi khi tuổi đời còn son trẻ với một tương lai hứa hẹn rực rỡ.
Mười năm sau, mẹ tôi vẫn còn khóc mỗi khi ra thăm mộ. Gần mười năm rồi mà vết thương vẫn chưa lành. Gia đình tôi vẫn thường nhớ tới sinh nhật để tính tuổi và tưởng tượng tương lai của em. Mười năm sau, tôi không còn hỏi Ngài tại sao, bởi vì, Ngài vẫn im lặng gục đầu trên Thánh Giá.
Câu trả lời của Ngài không phải ở trong nhà thờ, nhưng ở giữa cuộc sống của tôi và của mọi người (…)
Hằn sâu trên định mệnh làm người là hai chữ đau khổ, kể từ khi cất tiếng khóc chào đời.  Hằn sâu trên bộ mặt thế giới là chiến tranh, hận thù, nghèo đói, bệnh tật, tai ương tiếp nối.  Hằn sâu trong trái tim mỗi người Công giáo, là những khắc khoải day dứt tìm kiếm lời giải thích cho những hệ luỵ khổ đau tràn ngập trong đời sống.
Phải chăng Chúa vẫn thờ ơ im lặng?

Download (PDF, 620KB)

Download tác phẩm: Sách dạng pdf, xin nhấn vào đây để tải về máy.

NHÂN ĐỨC CHO KITÔ HỮU GIỮA ĐỜI THƯỜNG

abcTác giả: Rev. James Keenan, S.J
Nguyên tác: Virtues for Ordinary Christians
Bản dịch Pháp ngữ: Les Vertus, un Art de Vivre
Dịch giả: Lm. Võ Xuân Tiến
Nguồn:  http://xuanbichvietnam.net
………………………………………..
Bộ sưu tập “Tout simplement” hân hạnh tiếp đón, lần đầu tiên, bản dịch một bản văn tiếng nước ngoài. Bản văn này rõ ràng nỗ lực trả lời cho những câu hỏi như thế.  Tác giả của nó, linh mục dòng Tên, cha James F. Keenan, người Mỹ, là một chuyên viên về luân lý thần học các nhân đức.  Tác phẩm Virtues for Ordinary Christians, mà các độc giả nói tiếng Pháp [1] sắp có thể khám phá ở đây, đặt những kết quả của một nghiên cứu khoa học vào tầm của một công chúng rất rộng lớn, trong một văn phong riêng và hình tượng, mà sự hài hước trở thành đường lối sư phạm.

Download (PDF, 597KB)

Download tác phẩm: Sách dạng pdf, xin nhấn vào đây để tải về máy.