ĐÊM ÁNH SÁNG (có Youtube)

Đêm Giáng Sinh chìm trong lớp bóng tối dày đặc.

Bóng tối tự nhiên của một đêm mùa đông ảm đạm.  Bóng tối cay đắng của đêm dài nô lệ khi đất nước chìm trong ách thống trị ngoại bang.  Bóng tối âm thầm nhẫn nhục của những kiếp người nghèo hèn lam lũ.  Bóng tối âm u trong túp lều lúc nhúc súc vật hôi tanh.  Bóng tối u mê của tội lỗi nhơ nhớp.

Giữa màn đêm dày đặc, Hài nhi Giêsu xuất hiện như một làn ánh sáng rực rỡ.

Đó là ánh sáng tình yêu.

Tình yêu vốn là một ngọn lửa vừa chiếu sáng vừa sưởi ấm.  Hài nhi Giêsu là kết tinh tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại.  Tình yêu đã đi đến tận cùng vì đã trao ban cho nhân loại món quà cao quí nhất không gì có thể so sánh được.  Trao ban Đức Giêsu là cho tất cả, không còn có thể cho thêm gì nữa.  Đức Giêsu là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa đi tìm con người.  Thiên Chúa đã hạ mình thẳm sâu để xuống gặp con người.  Thiên Chúa đã tìm thấy con người trong những khốn cùng tột độ của nó.  Thật lạ lùng, Thiên Chúa quá yêu thương đến độ kết hợp với sự khốn cùng của nhân loại.  Thiên Chúa đã cưới lấy bản tính nhân loại.  Bóng đêm nhân loại nhận được ánh sáng của Thiên Chúa.  Bóng đêm khổ đau nhận được ánh sáng yêu thương.  Ánh sáng Thiên Chúa soi sáng kiếp người tăm tối.  Ánh sáng Thiên Chúa sưởi ấm cho nhân loại lạnh lẽo.

Đó là ánh sáng niềm tin.

Ánh sáng Giáng Sinh chiếu toả trên những tâm hồn thiện chí.  Đêm nhân gian vẫn còn mê đắm, nhưng vẫn có những tâm hồn thiện chí tỉnh thức.  Đó là những tâm hồn bé nhỏ nghèo hèn.  Đó là những cuộc đời khiêm tốn sống âm thầm trong bóng tối.  Đó là những người nghèo của Thiên Chúa.  Đó là thánh Giuse, Đức Maria.  Đó là Ba Vua.  Đó là các mục đồng.  Khiêm nhường nên các ngài sẵn sàng đón nhận thánh ý Thiên Chúa.  Tỉnh thức nên các ngài nhạy bén đón nhận những dấu chỉ Thiên Chúa gửi đến.  Thiện chí nên các ngài hăng hái lên đường ngay khi nhận được tín hiệu.  Đơn sơ nên các ngài nhận được ánh sáng.  Hê rô đê và Giêrusalem chìm trong mê đắm nên ngôi sao đã tắt.  Trái lại “vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh các mục đồng.”  Và ngôi sao xuất hiện dẫn đường cho Ba Vua.  Ánh sáng đã bao phủ các ngài.  Ánh sáng đã dẫn đưa các ngài đến bên máng cỏ.  Ánh sáng đã khiến các ngài nhìn thấy “một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” và các ngài đã tin.

Đó là ánh sáng hy vọng.

Hài nhi Giêsu là hạt giống bé bỏng Thiên Chúa gieo vào thế giới.  Những tâm hồn thiện chí là mảnh đất phì nhiêu.  Những người nghèo của Thiên Chúa âm thầm kiên trì chờ đợi.  Những tâm hồn thiện chí như Ba Vua ngước mắt lên trời tìm kiếm.  Niềm khao khát đã được đáp ứng.  Đã đến mùa Thiên Chúa gieo hạt.  Hạt mầm thần linh gieo vào xác phàm sẽ thần hoá cả nhân loại.  Hạt giống Giêsu sẽ triển nở thành cây cao bóng cả cho muôn loài trú ngụ.  Mặt trời bé nhỏ Giêsu sẽ trở thành mặt trời chính ngọ soi chiếu đêm tối nhân gian.  Ánh bình minh Giêsu hứa hẹn một ngày mới chan hoà ánh sáng.  Với Hài nhi Giêsu, một thời đại mới khởi đầu: những người bé nhỏ được nâng lên, những người nghèo hèn được kính trọng.  Giêsu chính là hạt mầm hy vọng Thiên Chúa gieo vào thế giới.

Đó là ánh sáng Tin Mừng.

Được thắp lửa, những tâm hồn thiện chí trở thành những ngọn đuốc, không chỉ sáng lên niềm vui, niềm tin, niềm hy vọng, mà còn chia sẻ ánh sáng với những người chung quanh.  “Họ kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này.”  Tin Mừng được loan đi.  Niềm vui lan tới mọi tâm hồn.  Ánh sáng bừng lên phá tan đêm tối.

Hài nhi Giêsu như mầm cây vừa nhú.  Mầm cây cần bàn tay ân cần chăm bón để vươn thành cổ thụ cành lá xum xuê.  Hài nhi Giêsu như ngọn nến đem ánh sáng vào đêm tối.  Ngọn nến cần được nhiều bàn tay liên đới chuyền nhau cho ánh sáng lan rộng.

Xin cho con được trái tim của các mục đồng biết mở lòng ra đón nhận ánh sáng và biết đem ánh sáng của Chúa đi khắp nơi, để đêm tối trần gian được ngập tràn ánh sáng huy hoàng của Chúa.

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

TRUYỀN TIN CHO CẢ TÔI NỮA! (có Youtube)

Rất hợp lý Chúa Nhật 04 mùa Vọng trình bày cảnh truyền tin cho Đức Maria, một biến cố cụ thể và thiết thực nhất trong việc thể hiện mầu nhiệm Thiên Chúa làm người.  Thế nhưng khi Giáo Hội mời gọi tôi chiêm ngắm biến cố đó, có phải chỉ vì muốn kể cho tôi biết về các sự kiện liên quan tới việc Hài Nhi sắp sinh ra để giúp tôi thêm hiểu biết dọn mình mừng lễ Giáng Sinh?  Nếu đúng thế thì khi chiêm ngắm quang cảnh này, tôi vẫn chỉ là người ngoài cuộc bàng quang, có chăng là chờ đợi để được hưởng một vài kết quả may mắn nào đó mà sự kiện này có thể mang đến cho mình?

“Trong mầu nhiệm Nhập thể Thiên Chúa làm người,” tác giả Brisson đã tóm lược như thế này khi nói về linh đạo của Thánh Phan-xi-cô Sa-lê, “không phải chỉ một ‘Chúa – Người’ duy nhất có thể kết hiệp với Thiên Chúa.  Trong kế hoạch thần linh, không phải Thiên Chúa chỉ kết hợp với một người để biến người đó thành ‘Chúa – Người’, nhưng Ngài còn muốn nhập thể được ứng dụng cho hết thảy mọi người.  Qua nhập thể Thiên Chúa muốn đi vào trong tương quan với hết thảy nhân loại.  Ngài muốn nhập thể trong mọi người, đương nhiên không phải dưới dạng hai bản tính nên một (hypostatic), nhưng không kém phần hữu hiệu và biến đổi trong tất cả những ai sẵn sàng và chuẩn bị đón nhận… Nhập Thể trên thực tế lan rộng tới mọi phần tử của Nhiệm Thể Đức Ki-tô tức là Hội Thánh.”  (Louis Brisson, Cor ad Cor, trg. 143).

Nếu quả đúng là như thế thì biến cố truyền tin khởi đầu mầu nhiệm nhập thể cũng phải là biến cố dành cho mỗi Ki-tô hữu chúng ta; chính tôi cũng được truyền tin!  Có thể tạm hiểu điều này như sau: Sứ thần [đức tin] đến với tôi, một kẻ thấp hèn, và chào: “Mừng vui lên, hỡi [người] đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng [bạn].”  Tôi sẽ tự hỏi, mình mà được “đầy ân sủng” sao?  Chắc đi rồi, vì ân sủng chính là lòng nhân ái xót thương Thiên Chúa hằng đổ tràn trên tôi.  Hội Thánh cho biết ân sủng nhân ái này được ban nhưng không (gratis), nghĩa là không do bất cứ công nghiệp nào của tôi.  Hơn thế nữa Phao-lô còn muốn tôi hiểu rằng: nơi đâu càng tội lỗi thì ân sủng Chúa càng dư tràn (xin xem Thư Rô-ma chương 5 đặc biệt câu 20).  Gia-kêu, đứa con hoang đàng, Ma-đa-lê-na… là một số trường hợp điển hình và tiêu biểu.  Mỗi khi nhận ra mình tội lỗi, tôi tạo ra cho Chúa dịp thi thố lòng thương xót thứ tha; lúc đó Thánh Linh hầu như cũng nói với tôi: “Đừng sợ, vì [bạn] đẹp lòng Thiên Chúa… bạn đã làm cho hài nhi Giêsu được sinh hạ nơi mình, vì Hài Nhi giáng trần vốn chỉ với mục đích làm cho mọi người nhận biết tình thương cứu độ của Thiên Chúa.”  Đối với Maria trong tư cách một phụ nữ Do Thái, thì sứ thần loan báo: Hài Nhi sắp hạ sinh sẽ “được gọi là Con Đấng Tối Cao, Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người.  Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại Người sẽ vô cùng vô tận”, nhưng đối với một Ki-tô hữu như tôi, hệt như Maria tin yêu trong suy niệm Tin Mừng nơi thẳm sâu cõi lòng, tôi cũng sẽ được loan báo cho biết: Hài Nhi giáng trần chính là ‘Thiên Chúa, Đấng cứu độ… hằng đoái thương nhìn đến phận hèn… đời nọ tới đời kia Chúa hằng thương xót… và lòng thương xót đó dành cho tổ phụ Ap-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời’ (Lc 1:46-55).  Có lẽ trong thâm tâm nhiều lúc tôi cũng đã thốt lên: “Việc ấy xảy ra cách nào… vì con thật không đáng được thương xót thứ tha.”  Nhưng tôi nhận được lời đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bạn, và quyền năng Đấng tha thứ sẽ rợp bóng trên bạn, vì thế Đấng Thánh bạn mang nơi mình sẽ được gọi là Con Thiên Chúa cứu độ.”  Phúc Âm chỉ cho tôi thấy người phụ nữ ngoại tình, tên cướp cùng chịu đóng đinh với Đức Giêsu đã được tha thứ như thế nào, và lúc đó đức tin cũng sẽ trấn an tôi “Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được… không có tội nào mà không tha thứ được.”  Và lúc đó tôi cũng chỉ có thể khiêm tốn cùng với Maria đáp lại: “Vâng, con đây chỉ là người tội lỗi thấp hèn, Xin Chúa cứ làm cho con như lời hứa của Tin Mừng cứu độ!”

Giáng sinh đã gần lắm rồi!  Nếu không thật sự coi việc truyền tin của đức Maria đang được lặp lại với mình mỗi dịp Sinh Nhật, có lẽ hệt như những năm trước, tôi sẽ lại chỉ lo dọn mừng lễ thật to, thật long trọng, nhưng vẫn chỉ như một khách bàng quang cử hành lễ hội; nội dung Giáng sinh vẫn ở xa tít tắp đâu đâu.  Truyền tin là cho tôi, và Giáng sinh cũng là cho tôi, vì tôi trong tình trạng hiện sinh của mình cần phải như thế!

Lạy Mẹ Maria, trong bài ca ‘Magnificat’, chính Mẹ đã nội tâm hóa biến cố truyền tin theo suy nghĩ sâu lắng của cõi lòng.  Mẹ đã thấu hiểu cưu mang Đấng Cứu Thế chỉ là một phần của điều quan trọng hơn nhiều, đó là nhận biết Chúa hằng thương xót.  Xin giúp con hiểu được cuộc truyền tin của con, và cùng với Mẹ, ca ngợi lòng thương xót Chúa trong mùa Giáng Sinh này.  Amen!

Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

HÃY ĐÓN NHẬN CON TRAI TÔI (có Youtube)

“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban CON MỘT, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống đời đời.” (Ga 3,16).

Một nhà triệu phú và đứa con trai rất đam mê sưu tầm những họa phẩm hiếm nổi tiếng.  Họ đã thu thập được hết thảy những bức tranh tuyệt tác của các danh họa lừng danh trên thế giới, từ Picasso tới Raphael.  Hai cha con thường ngồi bên nhau để thưởng lãm và ca ngợi những nét vẽ thần tình và linh động tuyệt vời của các bức họa mà họ đã ra công sưu tầm được.

Khi chiến tranh bùng nổ, người con nhận được lệnh gọi phải nhập ngũ.  Sau một thời gian huấn luyện, anh theo đơn vị ra chiến trường.  Anh tỏ ra một chiến sĩ dũng cảm và rất yêu thương đồng đội, nhưng anh đã phải hy sinh nơi trận địa trong lúc cứu mạng sống của một đồng đội.  Khi nhận được hung tin, người cha vô cùng đau đớn về cái chết đột ngột của người con trai duy nhất của ông.

Khoảng một tháng sau, ngay trước Lễ Giáng Sinh, vào một buổi xế chiều người cha đang ngồi ngắm nghía những bức họa mà lúc sinh thời người con ưa thích; thình lình nghe tiếng gõ cửa ông đứng lên bước ra mở cửa.  Một thanh niên lạ mặt hai tay ôm một gói lớn, cất tiếng chào.

–    Kính chào Bác, chắc chắn Bác chưa từng biết cháu là ai, cháu xin phép được tự giới thiệu: cháu là người lính đã được con trai Bác cứu mạng trong một cuộc đụng độ.  Anh ấy đã cứu rất nhiều bạn đồng đội trong ngày hôm ấy và trong khi đang vực cháu vào chỗ nấp an toàn, anh đã bị một viên đạn của đối phương bắn trúng ngay tim và gục ngã tức thời.

Trong những ngày còn tại thế, chúng cháu sống bên nhau, anh ấy thường hay nhắc đến Bác rất nhiều với cháu, và kể cho cháu nghe về sự ưa chuộng và mê say những tác phẩm hội họa của Bác, cũng như Bác đã giảng giải cho anh về những nét vẽ tinh vi và khác biệt của từng họa sĩ.  Anh thanh niên đưa gói quà ra và trịnh trọng tiếp lời:

–    Cháu biết, bức tranh này chẳng đáng giá gì so với bộ sưu tập của Bác.  Cháu không phải là một họa sĩ nổi tiếng, nhưng cháu nghĩ rằng người con trai Bác, cũng là ân nhân cứu mạng cháu nên cháu ước ao xin Bác chấp nhận bức họa này.

Người Cha đưa tay đỡ lấy và từ từ mở gói quà ra.  Trước mặt là một bức chân dung của con trai ông đã được người thanh niên vẽ.  Ông thất thần trố mắt chăm chú nhìn bức chân dung mà người họa sĩ quân nhân đã lột trần được cái tinh anh của con trai ông qua nét vẽ thật tài tình.  Đôi mắt người cha đã tuôn trào đẫm lệ lôi cuốn bởi đôi mắt người con trên bức tranh.  Ông cám ơn người thanh niên và ngỏ ý muốn trả tiền cho bức tranh.  Người thanh niên vội đáp:

–    Thưa Bác không, đây là một món quà cháu kính biếu bác, cháu không có gì xứng đáng để có thể đền đáp được ơn cứu sống của con trai bác đã hy sinh mạng sống của mình cho cháu.

Người cha liền treo bức hình đó trong phòng trưng bày những sưu tầm chính của ông.  Mỗi khi có khách viếng thăm, ông thường dẫn đến xem bức hình của con trai ông trước rồi mới dẫn đi xem những bức tranh sưu tầm nổi tiếng khác.

Sau một thời gian ngắn, người cha cũng ra đi về nơi vĩnh cửu.  Một cuộc đấu giá vĩ đại được tổ chức tiếp theo.  Rất nhiều người có uy thế chung quanh vùng quây quần đến, nôn nao muốn được xem những họa phẩm nổi danh của người quá cố và hy vọng có cơ hội mua được một trong những tác phẩm này để thêm vào cho bộ sưu tầm của họ.

Bức tranh người con trai được trưng bày ngay giữa bục đấu giá.  Người điều khiển cuộc bán đấu giá gõ búa lên tiếng tuyên bố:

–    Thưa quý quan khách, chúng tôi bắt đầu cuộc đấu giá hôm nay, khởi sự bằng bức tranh người con trai của cố chủ nhân.  Ai trong quý vị muốn đấu giá bức họa này?

Mọi người đều lặng thinh.

Rồi một giọng nói từ phía sau la lên:

–    Xin thông qua bức tranh này, chúng tôi muốn được xem những bức họa nổi tiếng khác.

Nhưng người điều khiển đấu giá không để ý đến lời nói vẫn tiếp tục:

–    Đây bức tranh người con trai, ai muốn đấu bức tranh người con trai?  Vị nào bắt đầu trả giá $100…, $200!…

Một tiếng khác la lên với giọng giận dữ:

–    Chúng tôi đến đây không phải để xem bức họa này.  Chúng tôi tới để xem những bức họa của các họa sĩ thiên tài nổi danh trên thế giới như Van Goghs, Rembrandts… thôi.  Hãy đi thẳng ngay vào những bức danh họa chính!

Nhưng người điều khiển đấu giá vẫn tiếp tục rao không thèm để ý đến lời đề nghị của khách.

–    Bức tranh nguời con trai…, bức tranh người con trai…!  Vị nào muốn làm chủ nhân ông bức tranh người con trai này hãy mau mau trả giá?

Sau cùng, một giọng nói phát xuất từ mãi phía cuối phòng.  Đó là người làm vườn lâu năm của ông chủ nhà và người con trai.

–    Tôi xin trả bức họa đó $10.00. 

Là một người nghèo nàn, đó là số tiền lớn nhất mà ông gom góp tiết kiệm bao nhiêu năm mới được.

–    Đã có vị trả giá $10, ai là người trả hơn… $20?… $20?

–    Thôi hãy trao bức tranh đó cho ông ta lấy $10 đi, đáng giá rồi!  Chúng tôi đang nóng lòng chờ đợi muốn xem những bức danh họa chính!

–    $10 bức họa người con trai, có vị nào trả thêm nữa không?

Đám đông người trở nên giận dữ.  Họ đâu muốn đầu tư vào bức tranh người con trai.  Họ muốn đầu tư vào những họa phẩm có giá trị hơn nữa cho bộ sưu tập của họ.

Người điều khiển cuộc bán đấu giá gõ mạnh búa xuống bàn và bắt đầu lên giọng đếm:

–    Một,… hai,… bức tranh người con trai được bán với giá $10.

Một người đàn ông ngồi ở hàng ghế thứ hai la lớn:

–    Bây giờ hãy mau khởi đấu những họa phẩm nổi tiếng đi!

Người điều khiển cuộc đấu giá đặt cây búa xuống bàn và tuyên bố:

–    Tôi trân trọng xin lỗi quý vị, buổi bán đấu giá đến đây đã hoàn tất.

–    Vậy còn những sưu tập nổi tiếng kia thời sao?

–    Tôi thành thật rất tiếc.  Khi được giao phó việc điều khiển cuộc đấu giá này, tôi đã được nhắc nhở một điều khoản bí mật trong chúc thư của chủ nhân.  Tôi không được phép tiết lộ điều ấy tới khi kết thúc cuộc đấu giá.  Đó là:

–    Chỉ có bức chân dung ngưới con trai được đưa ra đấu giá.  Bất cứ ai mua được bức chân dung ấy sẽ đương nhiên được thừa hưởng tất cả những tài sản bao gồm luôn những bức danh họa trong sưu tập của chủ nhân quá cố.

Do đó người đàn ông đấu giá được bức họa người con trai nhận được tất cả mọi sản nghiệp của người quá cố.

***************

Trước đây hơn 2000 năm, Thiên Chúa Cha đã trao ban người Con Một của Ngài trên cây thập giá.  Giống như người điều khiển cuộc đấu giá bộ sưu tập danh họa ngày hôm nay là: Ngài đã gõ búa và cất tiếng hỏi: “Người Con Một của ta!… Người Con Một của ta!… Ai nhận Người Con Một… đó?

Như chúng ta đã thấy: ai nhận Người Con là nhận được tất cả.

“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16).  Đó là tình yêu.

Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường (sưu tầm chuyển ngữ và phóng tác)

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

SUY TƯ GIÁNG SINH (có Youtube)

Lễ Giáng Sinh có nhiều điều khiến phải “động não,” xét mình, suy tư, chấn chỉnh, quyết tâm… để chính tâm hồn trở thành “hang đá” cho Đấng Cứu Thế giáng sinh – chứ không phải hang đá vật chất.

Giáng Sinh cứ đến rồi đi như chiếc xe buýt chạy qua trên đường, tôi thấy kiểu nào và rút được bài học gì không?  Đây chỉ là suy tư riêng, xin được chia sẻ…

1Đơn Sơ

Lễ Giáng Sinh nhắc nhở tôi về tính Đơn Sơ – đơn sơ trong lời nói, cử chỉ, thái độ, hành động, ánh mắt, nụ cười, tín thác, yêu mến…

Chúa Giêsu sinh ra là một trẻ thơ.  Trẻ thơ luôn đơn sơ, hoàn toàn tin tưởng vào cha mẹ, không so đo, không tính toán.  Như vậy, sống đơn sơ cũng là sống khiêm nhường: “Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 18, 3).  Chính Đức Kitô cũng đã căn dặn và “mách nước” để sống giữa thế gian: “Hãy khôn như con rắn và đơn sơ như chim bồ câu” (Mt 10, 16).  Còn Thánh Phaolô đã nhắc nhở: “Tôi sợ rằng như xưa con rắn đã dùng mưu chước mà lừa dối bà Eva thế nào, thì nay trí lòng anh em cũng dần dần đâm ra hư hỏng, mất sự đơn sơ đối với Đức Kitô như vậy” (2Cr 11, 3).

2Mau Mắn

Lễ Giáng Sinh nhắc nhở tôi về sự mau mắn – mau mắn trong mọi việc, tâm linh hoặc đời thường.  Sự mau mắn liên quan sự dứt khoát.  Không dứt khoát thì không thể mau mắn, và không mau mắn thì không thể dứt khoát.  Thiên Chúa không thích thái độ lừng khừng, chần chừ, lần lữa.  Chính Ngài đã thẳng thắn và dứt khoát: “Ngươi hâm hẩm, chẳng nóng chẳng lạnh, Ta sẽ mửa ngươi ra khỏi miệng Ta” (Kh 3, 16).  Tôi phải bắt chước các mục đồng mau mắn đến với Chúa: “Nào chúng ta sang Bêlem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết” (Lc 2, 15).

3. Khó Nghèo

Lễ Giáng Sinh nhắc nhở tôi về Đức Khó Nghèo – khó nghèo trong lối sống, sinh hoạt, tiêu xài, ý nghĩ.  Mầu nhiệm Mai Khôi thứ ba của Mùa Vui: “Đức Mẹ sinh Chúa Giêsu nơi hang đá. Ta hãy xin cho được lòng khó khăn.”  Khó khăn ở đây là “sống Đức Khó Nghèo” chứ không phải là “khó chịu”, “khó tính”, “khó ưa”,…  Can đảm chấp nhận cảnh sống khó khăn là một nhân đức, vì chính Chúa Giêsu tự nguyện trở thành Đệ Nhất Hàn Vương – từ Bêlem tới Canvê.

Theo Việt ngữ, “nghèo khó” cũng như “khó nghèo”.  Vâng, hãy sống “khó nghèo” thực sự chứ đừng sống “KHÓ (mà) NGHÈO”, tức là chỉ nói suông, vẫn ung dung tự tại, “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.”

Dụ ngôn Phú Hộ và Ladarô nghèo khổ (Lc 16, 19-31) cho thấy cái Phúc của sự khó nghèo, và Chúa Giêsu cũng bảo người ta đãi tiệc thì mời những người nghèo (Lc 14, 12-14).  Cố gắng đừng nao núng như lời kể của Thánh Phaolô: “Trải qua bao nỗi gian truân, họ vẫn được chan chứa niềm vui; giữa cảnh khó nghèo cùng cực, họ lại trở nên những người giàu lòng quảng đại” (2Cr 8, 2).  Một trong Tám Mối Phúc cũng nhắc đến đức khó nghèo: Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5, 3; Lc 6, 20).

4Vâng Phục

Lễ Giáng Sinh nhắc nhở tôi về đức Vâng Phục – vâng phục trong sự khiêm nhường và vui vẻ.

Thánh Phaolô nói: “Trước kia anh em đã không vâng phục Thiên Chúa, nhưng nay anh em đã được thương xót, vì họ không vâng phục; họ cũng thế: nay họ không vâng phục Thiên Chúa, vì Người thương xót anh em, nhưng đó là để chính họ cũng được thương xót.  Quả thế, Thiên Chúa đã giam hãm mọi người trong tội không vâng phục, để thương xót mọi người” (Rm 11, 30-32).

Vâng lời trọng hơn của lễ (1Sm 15, 22 và Tv 50, 8-9).  Thật vậy, Thiên Chúa luôn đề cao đức Vâng Lời.  Về việc con cái vâng lời cha mẹ, Thánh Phaolô nói: “Vâng phục cha mẹ là làm đẹp lòng Chúa” (Cl 3, 20).  Thật vậy, dù là Ngôi Hai Thiên Chúa, Đức Kitô vẫn giữ trọn đạo làm con đối với cha mẹ: “Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài” (Lc 2, 51).

5. Bảo Vệ Sự Sống

Lễ Giáng Sinh nhắc nhở tôi về việc Bảo Vệ Sự Sống – bảo vệ thai nhi, giúp đỡ bệnh nhân, người hoạn nạn…  Tại nơi hang chiên lừa ở Bêlem, Chúa Giêsu đã giáng sinh trong hình hài một trẻ thơ.  Trẻ thơ cũng là một con người với đầy đủ nhân vị, nhân phẩm và nhân quyền.

Bảo Vệ Sự Sống là trách nhiệm của mọi người.  Sự sống là Thiên Chúa, như chính Đức Kitô đã định nghĩa về Ngài: “Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14, 6a).  Rồi Ngài xác định: “Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14, 6b).

6. Chia Sẻ

Lễ Giáng Sinh nhắc nhở tôi về Đức Ái – mến Chúa và yêu người, thậm chí là yêu loài vật, yêu thiên nhiên… vì Thiên Chúa là Tình yêu (1Ga 4, 8).  Yêu thương liên quan việc chia sẻ.  Chia sẻ tinh thần hoặc vật chất.  Chia sẻ là “trả nợ.”  Chia sẻ là yêu thương, tức là thực hành Luật Yêu của Thiên Chúa.  Chia sẻ là yêu người, yêu người là mến Chúa; không yêu người là không mến Chúa: “Nếu ai không yêu mến Chúa thì là đồ khốn kiếp!” (1Cr 16, 22).  Thánh Phaolô xác định: “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người thì đã chu toàn Lề Luật” (Rm 13, 8).  Dù là phàm nhân, cổ nhân cũng đã minh định rạch ròi: “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu – Lưới trời lồng lộng, không ai thoát được”.

7Tạ Ơn

Tất cả là hồng ân, vì không có Chúa thì tôi chẳng làm được trò trống gì, chỉ là vô tích sự: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15, 5).  Tạ ơn là bổn phận và trách nhiệm của thụ tạo đối với Thiên Chúa, Đấng tác sinh muôn loài hữu hình và vô hình.  Lễ Giáng Sinh là hồng ân cao cả, vì Con Chúa đến không chỉ để đồng cam cộng khổ với tôi trong thân phận kiếp người, mà Ngài còn cho tôi “được sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10).

Lạy Thiên Chúa, xin giúp con biết can đảm sống theo gương của Con Một Ngài.  Xin Chúa giúp con viết những gì con sống, và sống những gì con viết.  Xin Chúa thương soi sáng, gợi ý và hướng dẫn con mỗi khi con viết lách về bất cứ điều gì hoặc ở dạng nào.  Xin Chúa giúp con thành tâm chia sẻ chính Ngài với tha nhân, để làm vinh danh Ngài chứ không vì danh giá riêng con.

Lạy Đấng là Chân Lý, nếu con có gì lệch lạc, xin Ngài dập tắt ngay từ khi manh nha.  Xin Ngài cho bất kỳ ai gặp con thì cũng đều gặp được Ngài, và con cũng nhận thấy Ngài nơi họ. Con cũng chỉ xin Ngài như bổn mạng của con là Thánh Thomas Aquino: “Con chỉ muốn Chúa mà thôi.”  Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng Cứu Độ của con.  Amen.

 Trầm Thiên Thu

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

HÃY VUI LÊN (có Youtube)

Theo truyền thống dân tộc Do Thái, năm đại xá của Đức Chúa, là năm đại phúc cho người nghèo, cho người bị tù đầy.  Năm đó, có nợ ai bao nhiêu, cũng được xóa; có đang bị ở tù, cũng được trả tự do.  Đức Yêsu là Đấng đến để công bố năm toàn xá cho toàn thể nhân loại.  Vì thế, hãy vui lên, hỡi nhân trần.

  1. Tin Mừng Cho Người Nghèo

Con người sống trên trần gian này cảm nghiệm bao nhiêu nỗi khổ: nỗi khổ vật chất và tinh thần.  Ai càng coi trọng tiền bạc và vật chất, càng cảm thấy khổ nhiều.  Tuy nhiên, đôi khi người nghèo không cảm thấy khổ, mà những người đặt nặng giá trị vật chất lại cho rằng họ khổ.

Người nghèo cũng có niềm vui riêng của họ, trời xanh, khí mát trong lành, đất trời đẹp tuyệt vời và vô tận.  Tuy vậy, nếu người nghèo không thanh thoát vượt lên được cái bình thường, thì cái nghèo, và đặc biệt là tình trạng bần cùng, ảnh hưởng thê thảm trên con người.  Nàng Kiều bán mình chuộc cha cũng là một thí dụ.  Và từ cái khổ này dẫn tới cái khổ khác; đến độ người ta thấy “đời là bể khổ.”   Nghèo, tù, tội, là những điều gây cho bao người đau khổ dằn vặt.

Hôm nay, tin mừng đã được công bố: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi vì Đức Chúa đã xức dầu cho tôi. Ngài sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn tan vỡ, loan báo ơn giải thoát cho những kẻ bị bắt, tự do cho kẻ tù đày, và loan báo năm hồng ân của Thiên Chúa.”  Chính Thiên Chúa giải phóng con người, cho con người tìm được sự giải phóng, tự do, niềm vui và hạnh phúc.

  1. Đấng Đến Sau Tôi

Cái nghèo vẫn còn tiếp tục.  Cái nghèo như gắn chặt với cuộc đời của một số người như hình với bóng.  Con người vẫn khổ, vẫn miệt mài đi tìm miếng cơm manh áo.  Những người đã có miếng cơm manh áo thì lại muốn có nhiều hơn nữa.  Con người vẫn không thoát khỏi cảnh khổ.  Nỗi khổ do nghèo vật chất dường như giúp con người thấy nỗi khổ của nghèo tinh thần.  Dường như khổ vật chất không làm con người khổ, mà nghèo tinh thần làm con người khổ.

Yoan Tẩy Giả sống đơn sơ trong cảnh nghèo.  Ngài như một lời chứng cho nỗi khổ vì nghèo tinh thần, vì không thấy được ánh sáng sự thật, chứ không phải vì nghèo vật chất.  Hơn nữa, Yoan Tẩy Giả còn làm chứng cho một Đấng khác nữa: “Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, và tôi không đáng cởi dây giầy cho Ngài.  Tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng Đấng đó sẽ làm phép rửa cho anh em với Thánh Thần và lửa.”  Đấng đó là Đấng mà mọi người phải mong chờ, cho dù lúc đó người ta và cả Yoan Tẩy Giả cũng chưa biết người đó là ai.

Đức Yêsu như tất cả mọi người đã sống cái nghèo đến tận cùng: sinh trong hang chiên cừu, ăn uống mặc như người nghèo, làm nghề của những người nghèo, ngay cả khi đi rao giảng vẫn nghèo, có lúc đi tìm trái vả ăn cho đỡ đói cũng không có (Mt.21, 18-19).  Tuy vậy, Đức Yêsu là người làm trọn lời tiên tri trong sách Isaya, Ngài công bố năm hồng ân của Thiên Chúa, Ngài tới để làm cho người mù được thấy, người tù được trả tự do, băng bó những tâm hồn tan vỡ.  Đức Yêsu mang lại cho người ta thấu hiểu sự thật, và sự thật sẽ giải phóng con người khỏi mọi phiền não, tù tội ràng buộc tinh thần.  Ngài giúp con người vươn lên, vươn lên tới Thiên Chúa là đỉnh bình an hạnh phúc.  Hãy vui lên vì với Đức Yêsu, chúng ta biết con đường giải thoát và hạnh phúc đích thực.

  1. Hãy Vui Mọi Lúc

Như một người đã được giải phóng, thánh Phaolô viết cho dân thành Thessalônica: “hãy vui hạnh phúc mọi lúc.”  Một người rao giảng tin mừng Đức Yêsu phục sinh, luôn bị phản đối, rượt đuổi và bắt bớ, mà khuyên người ta hãy sống vui và hạnh phúc được sao? Nếu đúng, người đó phải sống vui và hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh, trong mọi thời điểm.

Tại sao Phaolô lại được như vậy?  Vì Ngài đã đạt đạo, đã chọn Thiên Chúa trên hết, đã chấp nhận Đức Yêsu như lý tưởng và Chúa của mình.  Ngài đã thấy được trần gian chóng qua, chỉ có thực tại bền vững là chính Thiên Chúa, và cũng là bình an và hạnh phúc của Ngài.  Với quan niệm sống và chọn lựa như vậy, Ngài sống vui và hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh, trong mọi thời điểm.

Chỉ khi nào con người chọn Thiên Chúa trên hết, phó thác tất cả cho Thiên Chúa, thì con người mới sống chấp nhận thực tại và thanh thản trước mọi biến cố và nghịch cảnh.  Thiên Chúa đang thực hiện việc giải phóng con người qua Đức Yêsu, qua việc cho con người thấy cách sống giúp con người bình an hạnh phúc.  Cách sống đó chính là cách sống của Đức Yêsu.  Đức Yêsu cũng không được miễn trừ khỏi bao cám dỗ, nhưng Ngài đã vượt qua và vẫn trông cậy vào Thiên Chúa ngay cả khi không thấy dấu chỉ cho thấy như vậy.  Biến cố Đức Yêsu kêu trời “lạy Cha, lạy Cha, sao Cha nỡ bỏ con” là một bằng chứng.  Ngay cả như vậy, chúng ta tin rằng, Ngài vẫn bình an và phó thác.

Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

ĐỨC MẸ HIỆN RA TẠI GUADALUPE, MEXICO (có Youtube)

Juan Diego có tên là Cuauhtlatohuac, một thổ dân Aztec, ông đổi tên là Juan Diego sau khi tòng giáo.  Diego sinh sống tại làng Cuatitlan, gần Mexico City.  Lúc đó ông được 57 tuổi.  Ngày ngày ông thường đi bộ 15 dặm (24 cây số) để dự Thánh Lễ tại Tlatelolco, phía bắc Mexico City.

Sáng ngày 9 tháng 12 năm 1531, một ngày đông lạnh lẽo, Juan Diego trên đường dự lễ, khi ngang qua đồi Tepeyac, ông nghe như có tiếng chim đàn ca hót và có tiếng gọi “Juanito, Juan Dieguito!” từ trên đồi vọng xuống.  Juan Diego leo lên đồi chừng 130 thước, ông thấy một phụ nữ xinh đẹp ở giữa những bụi xương rồng.  Phụ nữ đó nói với Juan Diego:

– Nghe này Juan, con yêu dấu và nhỏ bé của Mẹ.  Con đi đâu đó?

Juan đáp:

– Thưa bà, con đi tới làng Tlatelolco để dự lễ.

Người phụ nữ nói:

– Con yêu dấu, Mẹ là Đức Nữ Trinh, Thánh Mẫu của Thiên Chúa, Thiên Chúa là Đấng ban sự sống cho muôn loài, là Đấng Tạo Hóa, và là Chúa tể trời đất.  Mẹ rất muốn người ta xây một đền thờ tại đây để dâng kính Mẹ, để Mẹ thi ân và thương xót họ.  Mẹ sẽ chữa lành và làm giảm bớt những đau khổ thiếu thốn.  Con hãy đến với Đức Giám Mục và nói với Ngài rằng Mẹ phái con đến cho Ngài biết Mẹ rất muốn Ngài xây dựng cho Mẹ một ngôi đền thờ tại đây…

Juan lập tức đến trụ sở Đức Giám Mục Zumárraga tại Mexico City, để thưa cùng Đức Giám Mục điều Đức Mẹ xin.  Lần này Juan Diego bị từ chối vì ngài không tin.  Ngày hôm sau mùng 10 tháng 12 năm 1531, Juan trở lại tòa Giám Mục, nhưng cũng thất bại.  Ngài còn đòi phải có một phép lạ tỏ tường nữa.

Sáng sớm ngày 12 tháng 12 năm 1531, ông Juan Bernadino, chú của Juan Diego, nghĩ rằng mình sắp chết, nên ông nhờ Juan Diego đi Tlatelolco  mời Linh Mục cho ông xưng tội và chịu phép xức dầu.  Juan Diego vội vàng ra đi lúc 4 giờ sáng.  Trên đường, Juan đi ngang qua đồi Tepeyac, nhưng không muốn ghé lại vì sợ trễ nếu Đức Mẹ đang chờ ông.  Ông đi theo đường sườn đồi phía bên kia.  Nhưng Juan sửng sốt thấy Đức Mẹ từ trên đồi đi xuống gặp ông trên đường.  Đức Mẹ tươi cười hỏi:

– Juan, con đi đâu thế?

Juan Diego lúng túng trả lời Đức Mẹ:

– Con xin lỗi Mẹ, con đi tìm Linh Mục cho chú con xưng tội, và khi xong việc này, con sẽ trở lại đây ngay. Con không nói dối đâu.

Đức Mẹ nói:

– Con yêu dấu, con đừng nản lòng, đừng để lòng con nao núng, sắc diện con biến đổi vì bệnh tình của chú con.  Bệnh ông sẽ được lành.  Hãy an tâm được sự che chở của Mẹ.  Bây giờ con hãy lên đồi nơi con đã thấy Mẹ, hãy ngắt thiệt nhiều những bông hoa lạ ấy cho Mẹ.

Ông trở lại nơi Mẹ đã hiện ra và ông thật ngỡ ngàng thấy cả một cánh đồng hoa muôn màu sặc sỡ.  Ông hái đầy những bông hoa đẹp túm vào chiếc áo choàng, rồi đem đến cho Mẹ.  Đức Mẹ sắp lại những bông hồng trong áo choàng của Juan Diego, rồi túm lại và bảo Diego đừng đảo lộn nó lên và chỉ mở gói đó cho chính Đức Giám Mục coi.

Đến tòa Giám Mục, Juan Diego lại phải chờ đợi, vì ngài đang tiếp chuyện với Đức Sebastián Ramirez y Fuenleal, vị toàn quyền mới của Mexico.  Sau cùng Juan Diego cũng được tiếp kiến.  Ông trao xách hoa hồng cho Đức Giám Mục.  Đức Giám Mục rất đỗi ngạc nhiên về những bông hoa hồng có mùi thơm dịu lạ.  Nhìn tấm khăn Tilna, ngài lại ngạc nhiên hơn vì tấm áo lúc này hình ảnh Đức Mẹ hiện ra trên đồi Tepeyac từ từ hiện lên rõ ràng.  Đức Giám Mục ôm chầm lấy Juan và xin lỗi vì trước kia ngài đã không tin lời Juan tường thuật.

Lập tức tin lạ truyền đi khắp nơi.  Đức Giám Mục cho rước Đức Mẹ và đặt trong nhà nguyện riêng để dân chúng tới chiêm ngắm.  Sáng hôm sau Juan Diego trở về nhà thì cậu Juan Bernadino đã lành bệnh, đang ngồi hong nắng.  Ông cũng cho biết Đức Mẹ đã hiện ra chữa bệnh cho ông và cho biết Đức Mẹ muốn người ta nói đến Đức Mẹ trong tương lai như thế nào.  Đức Mẹ muốn người ta gọi Mẹ là “Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.”  Ảnh Đức Mẹ được in trong tấm áo choàng Tilna của Juan Diego cho thấy: Đức Mẹ mang vóc dáng một phụ nữ thổ dân.  Đức Mẹ mặc áo dài màu nâu phớt hồng.  Áo choàng xanh lá cây có viền vàng và những ngôi sao lóng lánh phủ từ trên đầu xuống tới chân.  Hai tay Đức Mẹ chắp trước ngực, cho thấy cổ tay áo trong gần cổ tay áo dài.  Điểm đặc biệt là Đức Mẹ mang thắt lưng nhỏ màu đen hoặc nâu đậm, một tiêu biểu toàn vẹn trinh khiết của Đức Nữ Trinh và được cởi ra trao cho người chồng trong ngày cưới theo tục lệ Aztec, và Đức Mẹ đang mang thai.  Đức Mẹ đứng trên vành trăng lưỡi liềm, được một thiên thần, sắc diện thổ dân, mặc áo dài tay màu hồng, nâng đỡ.  Phía sau Đức Mẹ là vầng hào quang hình bầu dục, có những tia sáng vàng tỏa ra chung quanh.

Ảnh Đức Mẹ trên áo choàng của Juan Diego ngày nay được bảo quản và trưng bày tại Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe, xây trên đồi Tepeyac theo lời Đức Mẹ.  Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã qua Mexicô tấn phong Juan Diego lên hàng hiển thánh ngày 30 tháng 7 năm 2002.

Sưu tầm

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

NGƯỜI KITÔ HỮU CHUẨN BỊ ĐÓN NOEL (có Youtube)

Người Kitô hữu có hai ngày đáng ghi nhớ nhất: đó là lễ Giáng Sinh và lễ Phục sinh.  Trước hai ngày lễ trọng đại đó có Mùa Vọng và Mùa Chay để chuẩn bị.  Người Kitô hữu Việt Nam chuẩn bị thật rốt ráo.  Chẳng hạn như chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, thì bên ngoài lăng xăng lo làm hang đá, đèn đóm, tượng ảnh, cây thông, băng nhạc, băng video….  Bên trong lo quét dọn chùi bóng: xưng tội.  Vậy là có cả bên trong và bên ngoài, tốt quá đi chứ, còn chê vào đâu được.

Thế nhưng, nếu cứ như thế năm này qua năm khác và chỉ có thế thôi, thì lối sống đạo như vậy đã an tâm được chăng ?

Vấn đề xưng tội có vẻ như chỉ chờ đến ngày này mới ào ào đổ xô đi xưng tội.  Chen lấn, xô đẩy, giành giật, cãi vã, la mắng nhau om sòm, chạy sang tòa này chạy tới tòa kia lạch bạch như… vịt.  Bởi thế, nên có cả tội mới toanh vì vừa mới phạm: đó là tội chen lấn chửi nhau trước khi vô tòa.  Đúng là tội còn nóng hổi vừa thổi vừa xưng.

Tôi nhận định thấy là tất cả đều vội vàng, từ cha đến con, từ già đến trẻ, ai ai cũng sốt ruột, ai ai cũng muốn cho mau, cho xong, cho yên cái lương tâm sún răng… nên cần dốc hết dốc cạn ra.

Phần linh mục cũng muốn giải quyết số lượng chồng chất quá tải đó nên cần vắn tắt, đúng công thức thuộc lòng, nhanh nhanh một chút cho nhẹ gánh bởi vừa giải tội vừa lo giữ trật tự, đôi khi phải có bộ mặt hình sự, đôi khi phải quát.  Tội gì thì cũng phải tha và cho việc đền tội chẳng biết bao nhiêu cho đủ, nhiều lúc cũng muốn nói ít lời, khuyên nhủ đôi câu, nâng đỡ đôi điều nhưng cứ thấy cái đuôi rồng rắn dài cả cây số mà nghẹn cả cổ, cố làm sao cho các toa tầu lửa mau rút ngắn lại, mà cái đầu tầu càng sốt ruột thì lại càng thấy lần lần được chắp nối thêm toa.  Các toa chắp nối vào rất từ từ nhưng lại rất khốc liệt.

Phần tín hữu thì bá nhân bá tánh, đủ mọi kiểu xưng tội, đủ mọi thứ kể lể, đủ thứ mở đầu và kết thúc.  Tội to tội bé, tội nặng tội nhẹ tội trên trời tội dưới đất, tội địa ngục… chờ đến ngày này mới “xả” ra.  Người vài tháng, người ít năm, người lâu năm.  Người kể lể tỉ mỉ, người kể đại khái, người nói ít lần, người nói nhiều lần, người không nhớ ít hay nhiều nữa.  Người kề cà xin lời khuyên lời răn, người nhấp nhổm chưa xong đã chạy, người nín hơi kể một lèo tuồn tuột, người ngâm nga ê a thưa gửi.  Người kể tội người khác, người chưa kể đã biện hộ.  Người thở hơi rượu, người thở hơi thuốc lào, người thở hơi hôi thối, người thở hơi ngai ngái.  Người giọng Bắc, giọng Nam, giọng Trung, trầm bổng đủ mọi thứ giọng…  Cả là một bi kịch diễn ra trong vội vàng, ai cũng muốn cho xong cho qua.  Cũng trong ngày này cũng có người thích xưng tội ngoài giờ, ngoài luồng không biết có phải ngại xếp hàng, ngại chen lấn, sợ mất thời giờ  không?  Họ có những lý do như con bệnh, nhà xa, mới đi làm về, mai phải đi xa, xếp hàng suốt sáng đến giờ mà chưa được xưng…?  Ra nhưng không xưng tội được là không xong, không nhẹ mình, không mừng lễ?  Ôi!  Mừng lễ Giáng Sinh mà như sắp tận thế?

Giáo Hội xếp đặt những lễ quan trọng, nhắc nhở những biến cố trọng đại đó có ý nghĩa gì, muốn dậy dỗ khuyên nhủ tín hữu điều gì?  Nếu chỉ có kiểu sống đạo niềm tin như tín hữu có thói quen “tốt lành” giữ xưa nay thì có đánh mất ý nghĩa chính của những biến cố trọng đại ấy không?  Và chỉ dừng ở đó là đủ sao?  Là đạt phần rỗi, là tót vào nước trời thẳng cẳng ru?

Có thắc mắc hỏi tại sao để đến ngày này mới tẩy uế linh hồn cách dồn dập như thế?  Họ trả lời Giáo Hội làm những “cái cột mốc” để tín hữu có thời gian tính sổ trả nợ.  Có bày ra như thế mới tạo dịp nhắc nhớ cho họ, kêu gọi họ, bắt ép họ.  Mùa Thường Niên là mùa thoải mái, mùa thênh thang tự do, mùa tối tăm mắt mũi vào công ăn việc làm, sô bồ giành giật, lọc lừa, dối gian… chơi bời thỏa thuê.  Tội lỗi xếp đấy chẳng áy náy, chẳng buồn nghĩ, chẳng hơi sức đâu mà lo nghĩ đến đạo.  Chờ đến ngày tính sổ “nộp thuế” thì dồn dập ào ào như thế mới bớt sợ, bớt run vì mình chỉ là phần tử nhỏ nhoi trong cái khối khổng lồ ấy, chẳng ai thèm để ý đến mình, chẳng linh mục nào muốn bắt bẻ mình, chẳng vị nào biết tông tích gốc rễ đời mình dù tội mình có tầy trời.

Người mục tử và đoàn chiên, sao mà kỳ quặc dễ sợ?  Sao không có những phút giây thanh thản bình an bên nhau để sửa đổi, để chia sẻ, để hướng dẫn trong thân tình mặn mà, nồng ấm đạt tới một đời sống đức tin chân thật?  Đi vào cuộc gặp gỡ, sống mối tương quan, sự gắn bó kết hiệp mật thiết với Chúa trong cái thường ngày để chan hòa vào đời sống cho cuộc sống mình và tha nhân tốt đẹp, sạch sẽ, lành mạnh hơn.  Như thế đâu có phải là chuyện trên mây trên gió?  Đâu có phải là chuyện viễn vông không tưởng?  Sống với một thế giới vật chất dồn dập, đời sống tâm linh cũng chẳng khá hơn.  Do đó, ra như giữa chủ chăn và con chiên, ai cũng bận rộn, hoặc còn ái ngại hoặc có một khoảng cách nào đó nên không có thì giờ để gặp gỡ để chia sẻ niềm tin.

Với nếp sống đạo như thế đó, Nước Trời vẫn xa lắc xa lơ, thiêng liêng và trần thế vẫn cứ tách rời nhau, nhà thờ và gia đình không có dính dáng, đọc kinh và việc làm chẳng ăn nhập.  Chung cuộc, mong gặp được linh mục ở giây phút cuối cùng của cuộc đời này là may mắn, là số hên, là trúng độc đắc, đúng không?

Tấm lòng ở đâu?  Tình yêu ở đâu?  Lòng xót thương của Chúa ở đâu?  Hẳn còn xa tít mù khơi chăng?  Để những ngày Mùa Vọng Chúa vất vả lo giải quyết, thanh toán, còn Mùa Thường Niên ngồi chơi xơi nước, khỏe re.  Sống đạo theo mùa, theo thời tiết, có mùa nghỉ chơi với Chúa, có mùa phải tính sổ.  Nhìn cảnh sống đạo đang diễn ra cũng là cái chúng ta thấy được chúng ta đang nhào nặn lên một ông thiên chúa cho kiểu sống đạo của chúng ta.  Thế đấy!  Tôi viết ra đây cũng chẳng phải ngon lành gì hơn ai.  Nhưng chúng ta can đảm nhìn lại, đặt lại cách sống đạo để Thiên Chúa, Người còn có cơ hội dậy chúng ta khám phá nhiều điều mới mẻ, sâu rộng hơn…

Trong đời sống âm thầm trầm lặng mỗi ngày, Chúa vẫn sinh ra và lớn lên trong tâm hồn.  Ngài đã sinh ra nơi cánh đồng hoang vu thanh vắng, trong hang đá bò lừa tối tăm hôi hám, Ngài đã không bịt mũi xua tay, thì tâm hồn rách nát mỗi người Ngài cũng không ngần ngại mà hiện diện ở đó.  Nếu nhận thức được như thế thì phải chăng ngày nào cũng là ngày lễ Giáng Sinh vui vẻ và mùa nào cũng là mùa xưng tội.  Yêu thương và tha thứ.

Mong Manh

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

SỬA ĐƯỜNG NỘI TÂM (có Youtube)

Thư HĐGMVN 2006 đã khẳng định: “Đời sống đạo vừa cần gắn bó với Thiên Chúa, vừa phải đi đến với anh em”.

Chúa nhật II Mùa vọng, Giáo hội giới thiệu cho chúng ta khuôn mặt Gioan Tiền hô, một ngôn sứ luôn gắn bó với Thiên Chúa, rất gần gũi với con người.  Lời Chúa Gioan chiêm niệm trong hoang địa qua nhiều năm tháng đã giúp ông tiếp xúc, gặp gỡ với nhiều hạng người qua những vùng ven sông Giođan. Lời Chúa Gioan nghe đã trở thành lời Chúa ông công bố.  Tiếng Chúa gọi Gioan đã trở thành tiếng ông mời gọi mọi người.  Gioan trở nên trung gian làm người dọn con đường tâm hồn cho anh chị em mình đến với Chúa Cứu Thế.

Gioan là vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước.  Sau 5 thế kỷ vắng bóng ngôn sứ, nay Gioan xuất hiện với sứ mạng Tiền hô.  Ông đáp lại tiếng Chúa gọi, ra đi rao giảng về Nước Trời, dọn đường cho Chúa Giêsu, Đấng Cứu Tinh nhân loại đến trần gian. Ông đã chu toàn ơn gọi cách nhiệt thành và đã chết anh hùng cho sứ vụ (x. Mt 14,3012; Mc 6,17-19).  Cuộc đời Gioan là một thiên anh hùng ca, bất khuất trước cường quyền, bao dung với tội nhân.

Gioan có một cuộc sinh ra kỳ lạ, một lối sống khác thường.  Gioan chọn con đường tu khổ chế: ăn châu chấu và mật ong rừng, uống nước lã và mặc áo da thú.  Sống trong hoang địa trơ trụi, vắng người, thiếu sự sống.  Nhưng chính ở đó mà Gioan đã lớn lên và trưởng thành trong sự gặp gỡ thâm trầm với Thiên Chúa.

Gioan nhắc lại lời tiên tri Isaia: “Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng” (Lc 3,5).  Gioan mời dân chúng sám hối.  Không thể tiếp tục sống như xưa nữa.  Đã đến lúc phải đổi đời, đổi lối nhìn, đổi lối nghĩ.  Như thế, Gioan kêu gọi hãy dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến.  Phải lấp cho đầy những hố sâu tham lam ích kỷ hẹp hòi.  Phải uốn cho ngay những lối nghĩ quanh co, những tính toán lệch lạc.  Phải san cho phẳng những đồi núi kiêu căng tự mãn.  Phải bạt cho thấp những gồ ghề của bất công bất chính.

Đạo là con đường dẫn đến Thiên Chúa.  Đạo là ngón tay chỉ mặt trăng.  Nếu không có đường thì không đi đến đâu cả.  Một đất nước có văn minh hay không là do hệ thống đường sá.  Đạo từ nguyên thuỷ luôn mang ý nghĩa trong sáng, ngay thẳng, công minh.  Đạo dẫn đưa con người đến chân thiện mỹ.

Đạo là đường nên có thể nói sống đạo là sống ngoài đường, sống với người khác, sống với cuộc đời.  Abraham khởi đầu cuộc sống thật bằng việc lên đường từ giã thành U-rơ để sang đất hứa.  Và lịch sử Do thái là những chuyến xuất hành di cư, lang thang trong sa mạc, lưu đầy và mất quê hương trong một thời gian dài.  Gioan rao giảng và làm phép rửa khắp mọi nẻo đường.  Chúa Giêsu sống ở thế gian bằng những cuộc lên đường sang Ai cập, về Nazareth, lên sa mạc, vào đền thánh và trở lại Galilêa.  Cuộc sống công khai của Chúa ít là có ba cuộc hành trình lên Giêrusalem.  Và sau cùng Ngài lên đường về nhà Cha.

Vì là đường nên đạo luôn mở ra nối kết và đón nhận cuộc sống, đón nhận mọi người, không phân biệt ai với tinh thần yêu thương của Thiên Chúa.  Tin mừng chính là đạo, là con đường mà Chúa Giêsu vạch ra cho chúng ta đi theo Ngài.

Đường quan trọng nhất là đường vào cõi lòng.  Gioan đã chỉ cho thấy rằng, mỗi con người đều có ít nhiều đồi núi kiêu ngạo, thung lũng ích kỷ, gồ ghề khúc khuỷu trong các mối quan hệ.  Có bao lối nghĩ quanh co, có bao tính toán lệch lạc, có những lũng sâu tăm tối thiếu vắng ánh sáng tình yêu.  Sửa đường theo Gioan là sám hối.  Nhìn lại con đường mình đã đi qua, sửa lại những sai lệch nếu có.  Những gì cong queo san cho thẳng.  Những gì cao cần bạt xuống. Lúc đó mới nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa.  Sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng, bạt cho thấp.  Đó là sứ điệp Gioan gởi tới chúng ta trong Mùa Vọng này, để chúng ta dọn lòng mình thành đại lộ thênh thang mở ra với Chúa Cứu Thế.

Con đường mà Gioan nói tới đây chính là đường vào cõi lòng.  Con đường nội tâm của mọi người.  Sửa con đường nội tâm là thay đổi cõi lòng, thay đổi cuộc sống để xứng đáng đón tiếp Chúa Cứu Thế.  Sửa đường cho Chúa đến là cần thiết và hợp lý.  Khi đón tiếp một vị khách quý, người ta thường sửa sang đường sá, làm sạch đẹp nơi vị khách sẽ đến.  Như thế là biểu lộ lòng kính trọng đối với vị khách.  Thiên Chúa là vị khách cao trọng nhất.  Người hạ mình đến thăm và ở lại cùng sống với thân dân của Người.  Đó là hạnh phúc tuyệt vời nên cần phải dọn tâm hồn xứng đáng.  Như con đường cho Chúa đi qua.  Như căn nhà cho Chúa ngự tới.  Chúa đứng ngoài cửa lòng và gõ cửa, ai mở thì Ngài đi vào.  Con đường có thể có chông gai tội lỗi, có sự đam mê tiền lợi danh, có những tính hư nết xấu.  Cho nên trong cõi lòng đó phải có im lặng như cõi lòng Mẹ Maria ghi nhớ, suy niệm và không nói gì.  Chỉ nói những lời để giúp đỡ người khác.  Và tâm hồn ấy bình an nên nghe rõ tiếng Chúa và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi.  Như thế dọn đường chính là tạo im lặng cho tâm hồn để nghe được tiếng Chúa và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi.

Dọn đường còn là tỉnh thức đợi chờ Chúa đi xa trở về.  Như năm cô khôn ngoan có sẵn dầu đèn.  Như những đầy tớ làm lợi những nén vàng cho chủ.  Như tên lính canh thành luôn chú ý những biến chuyển chung quanh.  Mỗi cá nhân, ai cũng có những tật xấu, những khuyết điểm, vị kỷ kiêu căng tham lam đố kỵ ghen ghét lười biếng hèn nhát…  Xã hội nào cũng có bất công, những lạm dụng quyền bính, những hủ tục, những tệ đoan, những điều ấy làm cho con người đau khổ, trì trệ, không phát triển.

Dọn đường căn bản là ở trong nội tâm, sám hối để canh tân, sửa đổi để trở nên tốt lành thánh thiện hơn.  Những con đường thường được làm bằng đất đá nhựa bê tông.  Những con đường trên mặt đất, trên sông trên biển trên bầu trời là những con đường vật lý.  Những con đường tâm lý, con đường tinh thần, con đường lòng người mới quan trọng hơn.  Nguyễn Bá Học đã nói: đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà chỉ vì lòng người ngại núi e sông.

Sống đạo luôn là một thách đố đầy quyết liệt và phong phú.  Hiểu đạo, tin đạo, giữ đạo xem ra khá dễ dàng vì thuộc lãnh vực cá nhân.  Còn sống đạo thường khó khăn hơn vì liên quan đến tha nhân, đòi hỏi một sự quên mình, vượt thắng bản thân.  Cũng như thực hiện việc dọn đường qua nghi thức sám hối bên ngoài như rửa tội, xưng tội khá dễ dàng, nhưng nếu mà trong lòng không thật tâm sám hối đưa đến canh tân bản thân, thì hành vi sám hối chỉ là việc làm lấy lệ hình thức mà thôi.

Sống đạo bao giờ cũng đòi hỏi nhiều cố gắng và tỉnh thức.  Mùa Vọng, Giáo hội cho chúng ta chiêm ngắm mẫu gương của Gioan.  Sống gắn bó với Thiên Chúa và gần gũi với con người.  Như thế mỗi người sẽ sống đạo hôm nay với tất cả niềm vui hạnh phúc cho bản thân và cho tha nhân.

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

THÁNH NICHOLAS – GIÁM MỤC / Khoảng +350 (có Youtube)

I. Ghi nhận lịch sử – phụng vụ

Tất cả các Giáo Hội phương Đông đều mừng lễ thánh Nicholas, giám mục thành Myre (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), vào ngày 6 tháng 12.  Ở Rôma, việc sùng kính ngài đã được chứng thực từ thế kỷ IX, trước khi hài cốt ngài được di dời từ Myre về Bari (miền nam nước Ý), và được đặt trong vương cung thánh đường Thánh Nicholas từ năm 1087.  Tại Myre, từ thế kỷ IV, đã có một thánh đường được dựng lên trên mộ của ngài.

Có ít vị thánh được biết đến nhiều trên khắp thế giới như thánh Nicholas.  Ban đầu ngài được tôn kính ở phương Đông, sau đó lòng sùng kính ngài mở rộng sang phương Tây: Ý (Bari), Tây Ban Nha (Montserrat), Normandie, Lorraine (Saint-Nicholas-de Port), Đức, Anh, Nga, các nước Bắc Âu và châu Mỹ.  Ngài là bổn mạng nước Nga và Lorraine.  Ngài cũng được nhận làm bổn mạng của các luật sư, các nhà hàng hải, các tù nhân và trẻ em, đặc biệt trong những nước ở phương Bắc mà mỗi dịp lễ của ngài là một ngày hội cho trẻ em (Ông già Nô-en, Santa Claus, Sinter-Klaes, Saint Nicholas).

Thế nhưng, tuy thánh Nicholas được biết đến nhiều như thế, chúng ta hầu như không biết gì về tiểu sử của ngài, ngoại trừ việc ngài là giám mục thành Myre (nay là Dembrê, trên bờ biển phía nam Thổ Nhĩ Kỳ), vào nửa đầu thế kỷ IV.  Theo truyền thống, có thể ngài đã tham dự Công đồng Nicêa (325), là công đồng đã kết án lạc giáo Arius và tuyên bố Ngôi lời “được sinh ra mà không phải tạo thành, đồng bản tính với Đức Chúa Cha.”  Có lẽ ngài mất khoảng năm 350, thọ ngoài sáu mươi tuổi.

II. Thông điệp và tính thời sự

Trong Lời Nguyện của ngày, chúng ta xin: “Lạy Chúa, nhờ lời cầu nguyện của thánh Nicholas, xin gìn giữ chúng con khỏi mọi nguy hiểm.”

Lòng sùng mộ dân gian, được nuôi dưỡng bằng nhiều truyền thuyết, đã biến thánh Nicholas thành một trong những vị thánh “phù hộ,” nghĩa là một vị thánh mà người ta mong đợi sự bảo vệ đặc biệt nào đó.  Chính vì thế rất nhiều thánh đường được dâng kính ngài; vương cung thánh đường thánh Nicholas ở Bari đã trở thành trung tâm sùng kính ngài.  Nhiều huynh đoàn và hiệp hội chọn ngài làm bổn mạng; và nhiều truyền thuyết kể về ngài như một người có phép chữa bệnh, người bạn của trẻ em và người nghèo hèn.  Có bức tranh vẽ ngài đứng với ba đứa trẻ bị ướp muối trong một cái thùng lớn và đã được ngài hồi sinh.  Tranh ảnh thánh cũng mô tả ngài với ba túi vàng (ảnh Thánh Nicholas bác ái): của hồi môn cho ba cô gái nghèo.  Có khi ngài được vẽ với một cái mỏ neo để nhắc nhớ ngài là bổn mạng những người đi biển.

Tại các nước Anglo-Saxon, thánh Nicholas có tên là Santa Claus, bạn của những đứa trẻ “ngoan ngoãn,” là những đứa sẽ được quà vào ngày lễ của ngài.

Bài đọc 1 của thánh lễ (Kh 3, 14. . .22), Này Ta đứng ngoài cửa và gõ. . .) có thể gợi ý Thánh Nicholas như một người khách bất ngờ, nhưng trước hết hình ảnh này nhắc chúng ta nhớ đến vị thánh như một mục tử không ngừng lo lắng giúp các tín hữu mở cửa lòng mình ra cho Chúa, Đấng đứng ngoài cửa của mỗi tín hữu.  Khi ca ngợi lòng bác ái của thánh Nicholas, truyền thống cho thấy ngài gắn bó với một trong những giá trị Tin Mừng cơ bản của Kitô giáo: lòng nhân hậu.

Phụng vụ Giờ Kinh Sách cho chúng ta đọc một bình luận của thánh Augustine về những lời của Chúa Giêsu: “Phêrô, anh có yêu mến thầy không?” “Khi hỏi: Anh có yêu mến thầy không? Hãy chăn các chiên con của thầy, Chúa Giêsu muốn nói: Nếu anh yêu mến thầy, anh đừng nghĩ tới việc nuôi thân mình, nhưng hãy lo nuôi đàn chiên; hãy chăn dắt chúng không phải như là của con, mà là của thầy; nơi chúng, hãy tìm vinh danh Thầy, không phải vinh danh của con; uy quyền của Thầy, không phải uy quyền của con; lợi ích của thầy, không phải của con… Thói xấu mà người mục tử chăn dắt đàn chiên Chúa phải xa tránh trên hết, đó là tìm kiếm lợi ích riêng của mình.” Cũng thế, câu Xướng đáp theo sau bài đọc nhấn mạnh sự cao vời của đức ái: “Luật của đức ái thì hoàn hảo…  Cái nhìn của đức ái thì trong sáng…  Hoa quả của đức ái thì chân thật.”

Thánh Nicholas, giám mục thành Myre, được mọi người tôn kính cả ở phương Đông cũng như phương Tây.  Từ khi thành phố Bari trở thành trung tâm sùng kính ngài, đã thu hút không những đông đảo khách hành hương, mà cả những cuộc gặp gỡ đại kết, và đã xuất hiện tại đây một phân khoa thần học chuyên ngành nghiên cứu truyền thống phương Đông: Học viện Thánh Nicholas.  Cũng tại thành phố này, Đức Urbain II đã triệu tập năm 1098 một công đồng với mục đích hiệp nhất hai Giáo Hội Hy lạp và La tinh.

Enzo Lodi
Nguồn https://tonggiaophanhanoi.org

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

KHÁT VỌNG KIẾP NGƯỜI (có Youtube)

Đến hẹn lại lên như một chu kỳ tất yếu, Mùa Vọng lại về.  Đó là khoảng thời gian thế gian mong đợi Đấng Cứu Thế giáng sinh làm người.  Đấng ấy là “Ngôi Lời trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1:14), là Đấng Thiên Sai mang tôn danh Giêsu Kitô.

Con người như đất khô cằn vì “hạn bà chằn” lâu ngày, thế nên luôn khao khát Cơn-Mưa-Giêsu.  Và chỉ có Mưa Giêsu mới khả dĩ làm chúng ta “đã” cơn khát.

Trong kiệt tác “Cung Oán Ngâm Khúc” (chữ Hán: 宮怨吟曲) của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), câu 103 và 104 có nói tới kiếp người:

Trăm năm nào có gì đâu
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì

Còn Thiên Chúa nói với mỗi chúng ta: “Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất” (St 3:19).  Thân phận phàm nhân chỉ là cát bụi mà thôi.  Xét ra chẳng có giá trị gì.  Đồ càng cũ càng có giá trị, gọi là đồ cổ; người càng cũ càng bị người ta xa tránh, chẳng ai muốn quan tâm “người cổ”, thậm chí còn bị chê là lỗi thời và lạc hậu.

Nói vậy nghe chừng bi quan quá.  Nhưng không phải thế, người ta cần biết vậy để mà bớt tham-sân-si, để cố gắng ngày càng sống tốt hơn, ích lợi hơn không chỉ cho chính mình mà còn cho tha nhân.

Thân phận quá nhỏ nhoi, con người quá yếu đuối, quá bất túc và bất trác, vì vậy mà người ta càng khát vọng, có những khát vọng vô cùng cháy bỏng, tưởng chừng có thể “chết” đi nếu không đạt được.  Ước mơ nhiều mà chẳng được bao nhiêu.  Nhưng chính nhờ vậy mà người ta giảm bớt kiêu ngạo, chứ muốn gì được nấy thì người ta sẽ chẳng coi ai ra gì, và chắc hẳn người ta không còn tin vào bất cứ thần linh nào nữa.  Cuộc đời không là vườn hồng, bước đời không đi trên thảm lụa, có vậy mới thành nhân.

Càng sống lâu người ta càng thấy mình kém cỏi về đủ mọi lĩnh vực, thế nên người ta phải kêu cầu Thiên Chúa: “Thân phận con khốn khổ nghèo hèn, xin mau đến cùng con, lạy Thiên Chúa!  Ngài là Đấng phù trợ, là Đấng giải thoát con, muôn lạy Chúa, xin đừng trì hoãn” (Tv 70:6).  Hằng ngày, người ta vẫn không ngừng sáng nguyện, trưa cầu, tối khấn: “Xin dủ lòng thương mau đến giúp, vì chúng con đã khổ quá nhiều” (Tv 79:8).

Có thể có người nghĩ rằng Chúa không nghe hoặc làm ngơ, vì họ cầu xin quá nhiều mà chẳng thấy động tĩnh gì, cũng có thể có người sẽ thối chí nản lòng.  Thực ra Chúa biết hết, Ngài muốn chúng ta “đừng lải nhải” (Mt 6:7), mà Ngài tập cho chúng ta đức kiên trì.  Thánh Thomas Tiến sĩ nói: “Công hiệu của năng lực cầu nguyện là do đức ái, nhưng năng lực để cầu nguyện cho được hiệu quả vẫn là do đức tin và đức cậy của mình.”  Thánh Sibyllina giải thích: “Mong đợi, giống như một đồ đựng, đồ đựng càng lớn thì chứa được càng nhiều, đồ đựng càng nhỏ thì chứa được càng ít.  Mong đợi lớn thì được ân điển nhiều, mong đợi nhỏ thì được ân điển ít.”

Quả thật, khi cầu nguyện mà không thấy động tĩnh gì, không thấy cảm giác gì, đó mới là cách cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa.  Người ta có thể rưng rưng mắt lệ hoặc bật khóc khi cầu nguyện, nhưng có thể đó chỉ là cảm giác nhất thời, vì “bức xúc” cá nhân điều gì đó, chứ chưa hẳn là vì say Men Tình Giêsu.

Cuộc sống có biết bao thứ để chờ đợi, ước mong, hoài vọng, nhưng điều cần là phải biết lắng nghe. Nghe cũng phải có phương pháp, lắng nghe chứ không nghe bình thường, lắng nghe cả những điều trái ý mình chứ không chỉ lắng nghe điều hợp ý mình với cả tấm lòng.  Khó lắm!  Vả lại, Thiên Chúa chỉ thì thầm với chúng ta khi chúng ta vui mừng, nhưng Ngài nói to trong lương tâm của chúng ta khi chúng ta giãy giụa trong bể khổ trần ai.  Chính lúc chúng ta “đầu hàng vô điều kiện” thì Ngài sẽ kịp thời ra tay: “Đức Chúa là Đấng cầm quyền sinh tử, đẩy xuống âm phủ rồi lại kéo lên” (1 S 2:6).

Lắng nghe mà chưa hiểu thì lắng nghe tiếp, và tâm sự với Chúa: “Xin Ngài lắng nghe con rên rỉ: có ai thèm an ủi con đâu!  Mọi kẻ thù con vui mừng hớn hở khi biết chính Ngài gây khổ cực cho con.  Ngày Ngài hứa, xin cho mau đến để chúng cùng số phận với con” (Ac 1:21).  Mà thật đấy: “Ngài có đó khi con tưởng mình đơn côi, Ngài nghe con khi chẳng ai thèm đáp lại, Ngài thương con khi tất cả đều hững hờ” (Thánh Augustinô).

Chúng ta thực sự cần Chúa, vì chỉ có Ngài mới là Cứu Cánh: “Lạy Chúa, xin Ngài nhớ đến con bởi lòng thương dân Ngài, xin ngự đến viếng thăm mà ban ơn cứu độ” (Tv 106:4).  Có yêu Chúa mới cần Chúa, mong Chúa: “Lạy Chúa, con kêu lên cùng Chúa, xin Ngài mau đến phù trợ con.  Xin lắng nghe lời con, khi con kêu lên Ngài” (Tv 141:1).  Khoảng mong chờ nào cũng là khoảng thời gian dài nhất, dù chỉ phải chờ 5 phút cũng thấy thời gian sao quá lâu!

Chờ mong, nhưng có thành khẩn?  Nếu thật lòng mong chờ thì Thiên Chúa không nỡ để chúng ta phải chờ lâu, vì Đấng làm chứng về những điều đó phán: “Phải, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến” (Kh 22:20a).  Chắc chắn như vậy, nhưng bổn phận của mỗi chúng ta vẫn phải cầu nguyện liên lỉ: “Amen, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến” (Kh 22:20b).

Mùa Vọng cứ đến rồi qua, càng lớn tuổi càng trải qua nhiều Mùa Vọng, nhưng vấn đề không phải sống qua nhiều Mùa Vọng mà là còn “đọng” lại chút gì ý nghĩa thánh đức hay không.  Đó mới là điều Chúa muốn!

Chúa Giêsu đã đến thế gian lần thứ nhất để trao ban Ơn Cứu Độ cho nhân loại.  Đó là “lần đầu.”  Ngài sẽ đến thế gian lần thứ hai để hoàn tất công cuộc cứu độ, gọi là Tận Thế hoặc Cánh Chung.  Đó là “lần cuối.”  Nhưng còn một lần Ngài đến riêng với từng người: Lúc chúng ta chết.  Đó là “lần giữa.”

Lần nào cũng quan trọng, nhưng “lần giữa” là lần tối quan trọng với từng người, vì chúng ta không được chứng kiến Chúa Giêsu đến “lần đầu” trong nghèo hèn và đau khổ, và không biết chúng ta có diễm phúc chứng kiến Ngài đến “lần cuối” trong vinh quang hay không, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ chứng kiến Ngài đến “lần giữa”.

Lạy Chúa, xin đổ xuống Sương-Giêsu và Mưa-Giêsu để giải khát chúng con. Amen.

Viễn Dzu Tử
Mùa Vọng – 2012

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.