THIẾU SÓT

Thiếu sót tình yêu thương là thiếu sót lớn của Kitô hữu.  Khổ nỗi, ít khi nó được xem như một tội.  Người ta thừa nhận là có tội khi nó gây thiệt hại cho người lân cận nhưng không coi là tội khi thiếu sót hoặc từ khước yêu thương.

Người ta kể lại một câu chuyện về người bán chiếc xe “dỏm” cho một người nước ngoài, rồi đi xưng tội.  Sau đó, người ấy gặp một người bạn cũ trong quán rượu.  Khi người bạn này nghe nói ông ta đã đi xưng tội, liền nói: “Tôi hy vọng anh đã kể lại cho linh mục nghe anh lừa gạt người mua xe như thế nào”.

“Đời nào tôi làm thế”, ông ta trả lời. “Tôi xưng ra các tội của tôi cho linh mục.  Nhưng linh mục không có quyền biết công việc kinh doanh của tôi”.

Nguy hiểm lớn đe dọa người-đi-nhà-thờ là họ không biết mối liên quan giữa việc họ làm trong nhà thờ ngày Chúa nhật với việc làm trong quan hệ với người lân cận vào những ngày khác trong tuần.

Người ta có thể xem xét lương tâm mình nhưng không đụng gì đến toàn cảnh: Người có lương tâm làm tròn bổn phận của mình, lương thiện trong công việc làm ăn, công bằng, tôn trọng và hợp tác với những người sống cùng một mái nhà v.v…  Với những người như thế, tôn giáo tách rời khỏi đời sống và trở thành một vấn đề riêng tư giữa họ và Thiên Chúa.  Theo Kinh Thánh, một tôn giáo như thế là sự bóp méo, xuyên tạc.  Tệ hơn nữa là một điều đáng ghét.

Phân ly hai giới răn lớn ấy là việc rất dễ dàng.  Trong một ý nghĩa nào đó, chỉ có một giới răn duy nhất – giới răn của tình yêu.  Nó giống như một đồng tiền, một thực thể có hai mặt.  Không thể có mặt này mà không có mặt kia, không phải chúng ta ghét những người lân cận của chúng ta.  Không, chúng ta không ghét những người lân cận.  Nhưng chỉ vì chúng ta khước từ đưa họ vào trái tim chúng ta.  Nếu sự thật được nói ra, chúng ta lãnh đạm và thờ ơ với họ.

Mọi người trong chúng ta có khả năng yêu thương to lớn, nhưng khổ nỗi, hiếm khi chúng ta sử dụng hết.  Diễn viên Christopher Reeve, nổi tiếng về hình tượng siêu nhân mà ông thể hiện trong phim ảnh.  Tuy nhiên, trong một tai nạn té ngựa, ông bị liệt từ cổ trở xuống và phải ngồi xe lăn.  Ông nói ông đã nhận được 100.000 lá thư bày tỏ thiện cảm và sự ủng hộ của quần chúng.  Điều này dẫn ông đến chỗ hỏi rằng: “Tại sao cần phải có một bi kịch trước khi chúng ta bày tỏ sự cảm kích của chúng ta đối với một người khác?”

Chúng ta bày tỏ điều đó quá chậm và đầy sự hối tiếc.  Chúng ta chờ cho đến khi quá muộn để nói và tỏ cho người khác thấy rằng chúng ta yêu họ.  Chúng ta bày tỏ quá muộn ý muốn sửa chữa một mối bất hòa, quá chậm nỗi vui mừng về sức khỏe và quà tặng của con cái hoặc cha mẹ chúng ta.

Đức Giêsu nói với người Kinh sư: “Ông không còn xa nước Thiên Chúa đâu!”  Biết rõ về hai giới răn quan trọng nhất là bước đầu tiên.  Đem chúng ta thực hành là bước thứ hai.  Chúng ta không còn xa nước Thiên Chúa là bao – Chỉ cần thêm một bước nữa.  Để thực hiện được bước này, chúng ta cần Thiên Chúa chạm tay Người vào tâm hồn chúng ta.

Sưu tầm

**************************************

Lạy Chúa,
Ước gì con có thể yêu Chúa
Bằng một trái tim sốt mến,
Dứt khoát hiến dâng!
Ước gì con biết yêu Chúa vì Chúa
Và ở lại trong tình yêu Chúa
Như những nhà thần bí lớn đã biết yêu Chúa…

Chớ gì con có thể đồng thời yêu anh em
Bằng một trái tim nhân từ, niềm nở thủy chung,
Vì Chúa, vì anh em,
Mà vẫn đơn sơ, chân thành,
Ân cần săn sóc, hoà mình với họ,
Luôn sẵn sàng yêu mỗi người,
Yêu mọi người, xem tất cả là Dân Chúa.

Chớ gì con biết yêu anh em
Như Chúa yêu họ, như Chúa yêu con….
Song lạy Chúa, đâu có dễ như vậy
Đối với trái tim phàm hèn con,
Bao giờ cũng chứa đầy tự ái,
Có lúc lạnh lùng như sắt đá,
Có lúc quá trớn bồng bột…..

Jean Dozolme

NÊN THÁNH GIỮA ĐỜI (có Youtube)

Theo giáo lý Công giáo, các thánh là những người sống tốt lành đạo đức trong cuộc sống trần gian, và nay, sau khi đã kết thúc hành trình trần thế, họ đang được hưởng hạnh phúc thiên đàng.  Khi sống ở đời này, họ đã kiên trì cộng tác với ơn Chúa, nỗ lực cố gắng để vượt qua những cám dỗ đời thường và sống trọn lành, thanh tịnh.  Giáo Hội Công giáo tôn những tín hữu này là những đấng thánh, vì họ phản ánh trung thành sự thánh thiện của Thiên Chúa.  Có những vị thánh đã trung kiên theo Chúa và làm chứng cho Ngài, dù phải đổ máu, như trường hợp các thánh tử đạo.  Các vị thánh theo đúng nghĩa là những vị được tôn phong và được tôn kính trên các bàn thờ.  Cũng có những vị thánh, dù không được Giáo Hội phong thánh, nhưng trước mặt Chúa, họ tinh tuyền thánh thiện và đang cùng với triều thần ca ngợi vinh quang của Đấng Tối Cao.  Trong số đó, có những người thân của chúng ta, có những người suốt đời âm thầm gieo hạt công bình bác ái, có những người chỉ đơn giản chu toàn bổn phận của mình một cách trọn vẹn, có những người dù nghèo khổ, cơ hàn, bệnh tật, nhưng vẫn vững một niềm cậy trông.

Từ buổi sơ khai của Giáo Hội, những người tin Chúa và gia nhập Đạo được gọi là “các thánh” hoặc “dân thánh.”  Thánh Phaolô, trong các thư giáo huấn của ngài, đã để lại cho chúng ta những chứng từ này (x. 1Cr 1,2).  Họ hiệp thông với nhau trong kinh nguyện, trong đời sống và trong những nghĩa cử chia sẻ bác ái.  Nhờ lời giảng dạy của các tông đồ, họ say sưa tìm kiếm Đấng quyền năng vô biên mà họ gọi là Thiên Chúa.  Ngài là Đấng ngàn trùng chí thánh, hoặc là Nguồn của mọi cội nguồn.  Đức tin khẳng định với họ, Thiên Chúa là Đấng tạo dựng vũ trụ muôn loài.  Con tim nói với họ, Chúa là Đấng đáng yêu mến và kính tin.  Hành trình đức tin của họ cũng là hành trình tìm kiếm Chúa.  Những con tim khao khát Chúa chẳng bao giờ thỏa mãn, vì càng khám phá ra Chúa, thì lòng ao ước muốn kết hợp lại càng thâm sâu mãnh liệt hơn.  Thánh Augustinô là một ví dụ điển hình.  Ngài đã viết: “Lạy Chúa, Ngài đã dựng nên chúng con để hướng về Ngài, và tâm hồn chúng con không nghỉ ngơi cho đến khi nghỉ yên trong Ngài.”

Nên thánh là mục đích của đời sống Kitô hữu. “Chúng con hãy nên thánh, vì Ta là Thánh” (Lv 11,45).  Đó là lời mời gọi từ thời Cựu ước.  Chúa Giêsu không tách biệt khỏi giáo huấn của truyền thống, Người tiếp nối lời mời gọi ấy: “Hãy nên thánh thiện như Cha các con trên trời là Đấng thánh thiện” (Mt 5,48).  Nên thánh vừa là một chuỗi cảm nghiệm sự ngọt ngào của ân sủng, vừa là một cuộc chiến đấu gian nan không ngừng.  Bởi lẽ, con người sống ở trần gian như giữa sóng cả ba đào, phải khôn ngoan bền chí mới có thể đứng vững.  Sống trên đời là đi vào cuộc giao tranh khốc liệt giữa thánh thiện và tội lỗi, giữa cái thanh tao và dung tục, giữa ánh sáng và tội lỗi, giữa chọn lựa Thiên Chúa và chọn lựa thế gian.  Cuộc giao tranh ấy xảy đến mỗi ngày, rất nghiệt ngã cam go.  Trong lịch sử, có nhiều người đã kiên gan trung tín, chiến thắng ba thù (ma quỷ, thế gian, xác thịt) để nên hoàn thiện.  Tuy vậy, cũng có những người không bền tâm vững chí, ngã gục trước những cám dỗ của cuộc đời.  Dù thế nào đi nữa, chúng ta vẫn không mất hy vọng.  Thiên Chúa là Cha yêu thương không bỏ rơi những ai cậy trông phó thác nơi Ngài. “Mỗi vị thánh đều có một quá khứ, mỗi tội nhân đều có một tương lai”, những người đã một thời lầm lỗi, nay nhận ra con đường chân lý để sám hối trở về, sẽ được Chúa yêu thương tha thứ và giang rộng vòng tay thân thương đón nhận.  Dụ ngôn “Người cha nhân hậu” trong Tin Mừng Thánh Luca đã chứng minh điều ấy.  Trong cuộc chiến đấu này chúng ta không đơn lẻ một mình, vì có Chúa luôn ở cùng với chúng ta.  Cùng với ơn Chúa, chúng ta còn sự nâng đỡ của cộng đoàn đông đảo các thánh trên trời, tức là những người đã đạt tới sự hoàn thiện.  Ngoài ra, chúng ta còn có tình hiệp thông huynh đệ của anh chị em tín hữu trong Giáo Hội, điều mà chúng ta gọi là “Mầu nhiệm các thánh cùng thông công.”  Nhờ sự hiệp thông huynh đệ này, chúng ta vững tin bước đi trong cuộc đời mà không còn sợ vấp ngã.

Nếu hiểu các thánh là những người, qua cuộc sống của mình, phản chiếu sự thánh thiện của Thiên Chúa Tối Cao, thì trong cuộc sống xung quanh ta, có rất nhiều vị thánh.  Thiên Chúa là Đấng Chí Thánh.  Ngài là nguồn mạch của sự thánh thiện.  Ngài là khởi nguyên của Chân, Thiện, Mỹ.  Tất cả những gì con người thực thi trong cuộc sống, nếu đó là những việc tốt, nhằm đem lại niềm vui và ích lợi cho mọi người, đều hướng về Thiên Chúa và đang góp phần xây dựng vương quốc của Thiên Chúa nơi trần gian.  Vương quốc của Thiên Chúa là vương quốc tình yêu, công bình, bác ái.  Vì vậy, những việc làm xây dựng công bình bác ái và nối kết yêu thương đều làm cho vương quốc ấy sớm được thực hiện nơi trần thế này.  Xung quanh chúng ta, có những người đang âm thầm làm việc góp phần xây dựng công ích.  Họ là những thiện nguyện viên, tham gia những hoạt động bảo vệ môi trường, giúp đỡ người nghèo, mở mang đường sá, khai thông cống rãnh.  Họ cũng là những chị lao công âm thầm làm việc, những bác xích lô nghèo nhưng chân chính thanh bạch.  Họ là những thày cô giáo, vượt non cao đem cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số câu văn cái chữ, nhằm giúp các em hội nhập với thế giới hiện đại và có một tương lai tốt đẹp.  Họ còn là những nghệ sĩ, văn sĩ, thi sĩ, đam mê thể hiện cái đẹp qua các tác phẩm của mình, để rồi, giúp cho độc giả, thính giả và khán giả khám phá vẻ đẹp diệu kỳ của Đấng làm nên vẻ đẹp của thiên nhiên vũ trụ và cuộc sống con người.  Những người này đang cố gắng để diễn tả Chân, Thiện, Mỹ ở nhiều khía cạnh khác nhau.  Người tín hữu tin rằng, vinh quang của Thiên Chúa phản chiếu nơi con người và mọi tạo vật.  Bởi lẽ khi sáng tạo, Thiên Chúa đã nhận định “mọi sự là tốt đẹp” (x St 1,31).  Khi chuyên cần lao động cũng như khi để tâm suy tư và tâm huyết sáng tạo, người lao động nói chung và người nghệ sĩ nói riêng đang cố gắng để làm cho những điều tốt đẹp hiện hữu trong cuộc đời.  Thánh Gioan Phaolô II Giáo Hoàng đã viết: “Đẹp là hình thức bên ngoài của cái tốt, cũng như tốt là điều kiện siêu hình của cái đẹp.  Người Hy Lạp rất hiểu rõ việc này, nên họ kết hợp hai khái niệm ấy, tạo nên một thuật ngữ bao gồm cả hai khái niệm đó là “kalok-agathia” hay “tốt đẹp”(Thư gửi các nghệ sĩ, năm 1999, số 3).  Ngài còn viết: “Bởi đó, Thiên Chúa cho con người hiện hữu, trao cho con người nhiệm vụ của những nghệ nhân.  Chính qua hoạt động sáng tạo nghệ thuật ấy mà hơn bao giờ hết, con người cho thấy mình “giống Thiên Chúa” (Sđd, số 1).  Cái đẹp giúp ta nâng tâm hồn để gặp gỡ Đấng Tối Cao.  Nhà văn người Nga Dostoievski còn khẳng định: “Cái đẹp cứu chuộc thế giới.”

Trong xã hội hôm nay, người ta có khuynh hướng để ý nhiều đến những vụ việc gây ấn tượng mạnh, hay những tin tức giật gân.  Nhiều người cũng thường chú trọng đến những thông tin hoặc vấn đề tiêu cực mà không quan tâm đến những việc tích cực.  Quả vậy, công bằng mà nói, dù cuộc sống này có nhiều xáo trộn, bạo lực, nhưng đây đó vẫn có những cá nhân hay tập thể đang âm thầm làm cho cuộc sống thêm tốt đẹp.  Họ làm việc mà không cần được tôn vinh ca ngợi.  Dù thuộc tín ngưỡng tôn giáo nào, họ đang góp phần phản ánh sự thánh thiện của Thượng Đế.  Họ là những vị thánh giữa đời.

Không có ai sinh ra đã đương nhiên trở thành thánh.  Nên thánh là kết quả của những cố gắng suốt cuộc đời.  Mỗi chúng ta đều được mời gọi đạt tới mục tiêu cao cả ấy.  Hãy nên thánh từ ngày hôm nay, trong hoàn cảnh và bổn phận cụ thể của mỗi người, âm thầm, khiêm tốn, nhưng có giá trị giúp chúng ta nên hoàn thiện.  Hãy trở nên những vị thánh giữa đời, để trần gian này trở thành vương quốc bình an và công chính, là phác thảo của đời sau, nơi chúng ta sẽ được gặp gỡ, chiêm ngưỡng và tôn vinh Thiên Chúa, Đấng ngàn trùng chí thánh.  Ngài là mẫu mực và là Cha Chung của chúng ta.

Gm Giuse Vũ Văn Thiên

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

LỄ HỘI THÁNH NHÂN VÀ LỄ HỘI MA QUỶ (có Youtube)

Theo báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật (số 30-10-2011), từ khoảng mươi năm nay, lễ hội Halloween được du nhập vào Việt Nam.  Đây là lễ hội ở các nước phương Tây, được tổ chức hằng năm vào ngày 31-10.  Sau đó, nhà báo giới thiệu những hình thức lễ hội Halloween ở một số địa điểm tại Sàigòn.

Nhắc đến ngày 31-10 là ngày hội Halloween, nhưng không nói gì đến ngày 1-11 vì không biết mối liên hệ giữa hai ngày này.  Ở nguồn gốc, ngày này được gọi là All Hallows’ Eve, nghĩa là buổi chiều áp lễ Các Thánh.  Kể từ thời Đức Grêgôriô III (năm 741), Lễ Các Thánh được cử hành vào ngày 1-11 hằng năm, là ngày ngài thánh hiến một nhà nguyện trong Đền Thánh Phêrô để tôn vinh toàn thể Các Thánh.  Rồi sau đó, Đức Grêgôriô IV (năm 835) truyền lệnh cử hành lễ này trong toàn thể Giáo Hội.  Nhưng thuở xa xưa, lễ này được cử hành vào Thứ Sáu sau lễ Phục sinh để làm nổi bật sự chiến thắng của Chúa Kitô trên tâm hồn của biết bao người, cụ thể là các thánh.  Chúa Kitô đã chiến thắng sự chết và Người cũng chiến thắng ma quỷ qua việc chinh phục các tâm hồn.  Dù sau này, ngày cử hành lễ đã được thay đổi nhưng ý nghĩa chính yếu trên vẫn được giữ lại.

Các tín hữu thời xưa tin rằng vào ngày áp lễ Các Thánh 1-11, trái đất rung chuyển, đất đai nứt nẻ và ma quỷ từ địa ngục chui lên với nỗ lực cuối cùng nhằm lôi kéo các linh hồn về với nó.  Thế nên vào buổi chiều áp lễ Các Thánh, họ túa ra ngoài đường, mặc những trang phục kinh dị như ma quỷ, đồng thời miệng hô vang Danh Chúa Giêsu và khua chiêng gõ mõ để xua đuổi ma quỷ, đuổi chúng về địa ngục.  All Hallows’ Eve là thế.

Rất tiếc là ngày nay, ý nghĩa tôn giáo đó đã phai mờ, nếu không nói là biến mất, để chỉ còn là lễ hội Halloween mang tính giải trí thuần túy, tệ hơn nữa còn thành dịp ăn chơi đàng điếm.  Thay vì xua đuổi ma quỷ đi thì lại rước nó vào nhà mình, vào linh hồn mình.  Thế nên đã có những Giáo Hội phản ứng mạnh mẽ trước tình trạng này, cụ thể là Hội Đồng Giám Mục Philippines mới đây lên tiếng cảnh giác các tín hữu và gọi lễ hội Halloween là lễ hội phản Kitô.

Nhắc lại nguồn gốc ngày lễ như thế để thấy rõ hơn xu hướng tục hóa trong thời hiện đại, tước đoạt nội dung tôn giáo và thay vào đó bằng nội dung phản tôn giáo.  Đừng tưởng rằng xu hướng tục hóa chỉ diễn ra ở phương Tây!  Tiến trình tục hóa cũng đang diễn ra ngay tại Việt Nam, nhất là khi cái hay thì ít học mà cái dở lại tiếp thu rất nhanh.  Người ngoài công giáo không biết đã đành, nhưng đáng tiếc là cả người công giáo cũng không biết và cứ thế mà làm, người ta làm sao thì mình làm vậy, thay vì giúp người khác thấy được vẻ đẹp của Tin Mừng, thì lại thành kẻ tiếp tay để giết chết Tin Mừng!

Nhắc lại nguồn gốc của ngày lễ như thế còn để nhắc nhở nhau sống tinh thần lễ Các Thánh, tinh thần có thể tóm gọn trong lời kêu gọi nổi tiếng của Đức Chân phước Gioan Phaolô II: “Đừng sợ, hãy mở rộng cửa đón Chúa Kitô.”  Cách cụ thể, hãy mang trong lòng mình những tâm tư của Đức Kitô Giêsu: tâm tư hiền lành và khiêm nhường, thương xót và tha thứ, dấn thân và phục vụ.  Chính vì thế, bài Tin Mừng được công bố trong ngày lễ Các Thánh là Tin Mừng về Tám Mối Phúc Thật:

“Phúc thay những ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay ai hiền lành vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
Phúc thay ai sầu khổ vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
Phúc thay ai khát khao nên người công chính vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.
Phúc thay ai xót thương người vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Phúc thay ai xây dựng hòa bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc thay ai bị bách hại vì lẽ công chính vì Nước Trời là của họ” (5,3-11).

Mang lấy tâm tư của Đức Kitô Giêsu giữa lòng thời đại hôm nay quả là không dễ, vì thời đại này cổ võ lối nghĩ và lối sống hầu như hoàn toàn ngược lại Tin Mừng.  Sách Khải Huyền (bài đọc II) diễn tả thực tế này bằng hình ảnh vừa bi hùng vừa sống động: “Những người mặc áo trắng kia là ai vậy?  Họ từ đâu đến?  Tôi trả lời: Thưa Ngài, Ngài biết đó.  Vị ấy bảo tôi: Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao.  Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên” (Kh 7,13-14).

Áo chỉ được trắng sạch khi được giặt bằng máu!  Thật lạ thường.  Nhưng sự thật là thế.  Phải chấp nhận cộng tác với tác động thánh hóa của Chúa Thánh Thần, giặt tấm áo cuộc đời bằng máu của hi sinh từ bỏ, chiến đấu chống trả cám dỗ, gian nan tập luyện các nhân đức.  Đó là tín thư mà lễ Các Thánh gửi đến tất cả chúng ta, những người cũng được gọi là “thánh” vì đã được thanh tẩy trong Đức Kitô, nhưng còn phải thể hiện tiềm năng thánh thiện ấy bằng chính cuộc sống của mình.  Để có thể hòa chung với Các Thánh trong lời chúc tụng:

“AMEN! Xin kính dâng Thiên Chúa chúng ta
Lời chúc tụng và vinh quang,
Sự khôn ngoan và lời tạ ơn,
Danh dự, uy quyền và sức mạnh,
Đến muôn thuở muôn đời. AMEN!” (Kh 7,12)

Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

CON NGƯỜI HAY ROBOT? (có Youtube)

Trong bài luận văn về bệnh vô cảm của em Phan Hoàng Yến, học sinh lớp 9A2 trường trung học Chu Văn An, Hà Nội, đã gây ấn tượng mạnh trong xã hội hôm nay.  Bài văn được cô giáo cho 9,5 điểm với nhận xét: “Em có những phát hiện và suy nghĩ sâu sắc về hiện tượng đáng buồn này.  Một người có trái tim nhân hậu, đa cảm và tư duy sắc sảo như em thật đáng quý.”

Bài văn được viết như sau: “Có được một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay một phần lớn cũng là do những phát minh vĩ đại của con người.  Một trong số đó chính là sự sáng chế ra robot, và càng ngày, robot càng được cải tiến cao hơn, tỉ mỉ hơn làm sao cho thật giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bề bộn của cuộc sống.  Chỉ lạ một điều: Đó là trong khi các nhà khoa học đang “vò đầu bứt tóc” không biết làm sao có thể tạo ra một con chip “tình cảm” để khiến “những cỗ máy vô tình” biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận, thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh.  Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn, không những chỉ dừng lại ở một cá nhân, mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội – bệnh vô cảm.  Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ.  Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú.  Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can.  Vậy đó còn là con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy?

Một tháng trước, tôi đọc được một bài báo trên mạng có đưa tin về vụ một đứa bé Trung Quốc hai tuổi bị xe tải cán.

Thương xót, đau lòng làm sao khi nhìn cô bé đau đớn nằm trên vũng máu mà không một người nào qua đường để ý, cuống cuồng gọi cấp cứu.  Họ nhìn thấy rồi đấy nhưng họ lại cố tình như không thấy, đi vòng qua cô bé để tiếp tục con đường nhạt thếch, sáo mòn của mình.  Càng chua xót, đau lòng, phẫn nộ hơn khi chiếc xe tải tiếp theo nhìn thấy cô bé nằm đó, vẫn thoi thóp thở, bám víu lấy cuộc đời lại vô tình chẹt cả bốn bánh xe nặng trịch đi qua người cô bé, thản nhiên đi tiếp.  Người qua đường vẫn thế, vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra.

Cô bé xấu số chỉ được cấp cứu khi một người phụ nữ nhặt rác đi qua, thấy cảm thông, đau lòng nên đã bế cô đi bệnh viện.  Có những con người ích kỷ, vô tâm, tàn nhẫn như vậy đấy!  Không những thế, bây giờ ra đường gặp người bị cướp, bị trấn lột, bị đuổi chém nhưng lại không thấy anh hùng nào ra can ngăn, cứu giúp hay chỉ một việc nhỏ nhoi thôi là báo công an.  Đó là những con người “không dại gì” và cũng chính “nhờ” những người “không dại gì” đó mà xã hội ngày càng ác độc, hỗn loạn.  Chính lẽ đó mà căn bệnh vô cảm càng được thể truyền nhiễm, lây lan.

Quả thực, nếu con người sống không có tình yêu thì cũng chỉ là một Robot cô độc lạnh lùng mà thôi. Nhân loại ngày nay có thể sáng chế ra Robot để làm thay con người nhưng đáng tiếc Robot thì không có tình yêu, vì nó chỉ là cái máy không hồn.  Phải chăng nó cũng là phản ảnh lối sống vô cảm không hồn của con người thời đại hôm nay?  Có mọi sự nhưng thiếu tình yêu.

Robot ngày nay có thể đọc kinh, hát thánh ca nhưng không có tình yêu trong hành động của mình.

Robot ngày nay có thể đi chợ, quét nhà, ru em nhưng vô cảm với công việc của mình.

Nói đúng hơn, Robot có thể nói, có thể làm nhưng vô hồn, vô cảm, lạnh lùng vì thiếu tình yêu.

Đạo Công Giáo đặt nền tảng trên tình yêu.  Yêu Chúa, yêu người.  Yêu Chúa không dừng lại ở việc máy móc đi lễ hay đọc kinh nhàm chán mà phải đặt tình yêu của mình vào hành vi thờ phượng Chúa hết lòng.  Yêu người không dừng lại ở đầu môi chót lưỡi mà phải biết chạnh lòng xót thương trước những đau thương mà anh chị em mình đang trải qua.

Như thế tình yêu là lẽ sống, là vẻ đẹp của đời Kitô hữu.  Không có tình yêu thì mọi hành vi thờ phượng của người tín hữu chỉ là Robot.  Không có tình yêu thì người Kitô không thể sống chứng nhân cho tình yêu của Chúa giữa dòng đời.  Cuộc đời cần tình yêu như trái đất cần mặt trời để tạo nên vẻ đẹp của vạn vật muôn màu.  Cuộc đời thiếu tình yêu như đêm tối lạnh lùng cô liêu.  Cách đây mấy hôm tôi đi thăm một trại tâm thần.  Tôi nghe thấy họ đang đọc kinh.  Họ hát.  Họ đứng yên lặng cả gần 200 con người mặc dù họ bị bệnh tâm thần.  Tôi ngạc nhiên sao họ lại thuộc kinh đến thế!  Nhưng nhìn kỹ tôi thấy họ vô hồn.  Họ đứng đó môi mấp máy chỉ ú ớ theo lời kinh của máy ghi âm phát ra mà thôi!

Lời Chúa hôm nay nhấn mạnh với chúng ta phải mến Chúa trên hết mọi sự và yêu tha nhân như chính mình.  Mến Chúa trên hết mọi sự là đặt việc thờ phượng Chúa, và thi hành ý Chúa trên mọi giá trị của cuộc sống.  Yêu tha nhân như chính mình là “nếu mình muốn người khác làm cho mình điều gì thì hãy làm cho họ như vậy.”  Đây là hai mệnh đề trong một giới răn yêu thương mà Chúa đòi buộc chúng ta phải thi hành.  Vì khi tạo dựng Chúa đã không tạo dựng chúng ta thành những Robot mà tạo dựng chúng ta có trái tim, có tự do để thăng tiến về hành vi yêu thương.

Xin cho chúng ta biết thăng tiến bản thân khi biết lồng vào những công việc của mình bằng tình yêu nồng nàn.  Một tình yêu trọn vẹn với Chúa để có thể kính mến Chúa trên hết mọi sự.  Một tình yêu với tha nhân thẳm sâu để có thể chia sẻ, cảm thông với nhau trong mọi vui buồn.  Amen!

Lm Giuse Tạ Duy Tuyền

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

NÓ-TÔI (có Youtube)

Nó – gọt cái đầu trọc lóc, giang hồ, làm nghề đòi nợ mướn.  Cái mặt nó lấc cấc trông khó ưa hết biết!

Nó – chẳng chút gì dễ thương để tôi muốn tiếp cận.  Thỉnh thoảng nó tụ tập bè nhóm đến xóm tôi nghịch phá, đánh bài, chửi thề…  Gặp tôi nó cũng biết cúi đầu: “Em chào chị.”  Tôi gật, cười cho qua vì không ưa nó.  Và nhiều lần như thế…

…………..

Một buổi sáng, nó giật mình khi nghe tôi gọi “Ê nhóc, vào đây chị bảo.  Chị có cái này cho em uống thử.  Chị làm.  Ngon lắm!  Rượu chùm ruộc đó!”  Nó uống, tấm tắc khen: “Ngon thiệt đó chị!”…

Tôi – Nó cùng chia sẻ, chuyện trò…

Tôi biết được nó vào đời năm 17 tuổi, sau ngày ba nó mất để lại mẹ và nó.  Tính đến nay đã là hơn tám năm.  Nó và tụi bạn đã có khá nhiều bài học trường đời, khi vui có lúc buồn có.  Vào tù ra khám không còn chuyện lạ với nó.

Nó lên làm đại ca được ba năm sau ngày thằng bạn bị bắt giam trong tù.  Bây giờ tiếng tăm nó lên như cồn, nhắc cái tên nó ai cũng biết.  Người ta đồn máu nó lạnh, đâm chém người không gớm tay.

Có lần, Nó gãi gãi đầu buột miệng nói: “Chị à, nhiều người nói nhóc nên quay đầu lại.  Quay đầu là bờ.  Nói thiệt!  Nhóc đi một quãng đã quá dài hơn 8 năm.  Bây giờ ngoảnh lại, nhóc chẳng biết đâu là bến?  Đâu là bờ?  Chi bằng cứ thế mà đi thì hơn.”

Nó cũng dễ thương đấy chứ!  Đâu đến nỗi máu lạnh như giang hồ thường đồn đại.

Tôi bắt đầu thấy thương cho tuổi trẻ của nó.  Nếu cứ tiếp tục công việc này tương lai nó sẽ về đâu?  Mong manh quá!  Tôi tự hỏi mình có thể giúp gì cho nó?  Rồi quyết định quan tâm và tự cho phép mình len lỏi vào cuộc đời nó như một người đồng hành tinh thần.  Tôi muốn chứng minh cho nó thấy rằng trên hành trình của nó luôn có những bến đỗ để nó có thể dừng chân, nghỉ ngơi, và tìm ra lối đi mới, tốt hơn cho đời nó…

Một ngày nọ tôi rủ nó đi thăm Mẹ Suối Sao.  Nó vốn rất nhạy bén nên như đọc được ý định của tôi liền nói: “Nè, đừng nói là chị đang truyền giáo cho nhóc đấy nhé!”  Tôi cười xòa bảo: “Truyền giáo cho nhóc hả?  Chị không dám đâu.  Nhóc sành điệu thế ai dám truyền giáo cho nhóc!  Tại đi vào thăm Mẹ Suối Sao phải xuống một con dốc gắt lắm chị run tay chạy xe không nổi nên nhờ nhóc.  Phần thì chị cũng muốn rủ nhóc đi chơi cho biết nơi đó và biết Mẹ vậy thôi.  Không dám truyền giáo đâu nha!”  Nó không thích nhưng cũng không thể từ chối khi tôi lên tiếng nhờ vả.

Cứ thế, Tôi nhờ hoài.  Nó đi riết đâm ra quen thuộc.  Rồi thích hồi nào không hay.  Nó thấy bình an hơn trong tâm hồn…  Mỗi lần đến với Mẹ, tôi luôn là người mua hoa, nhang, nến.  Còn nó luôn là người thắp những nén hương.  Hương trầm bay lên nghi ngút xen lẫn với lòng thành kính và những ước nguyện của tôi – nó dâng lên Mẹ.  Tôi tín thác và ước mong Mẹ sẽ biến đổi nó…

Trời chiều.  Gió thổi hiu hắt.  Nó – Tôi đứng dưới chân Mẹ…  Chợt!  Nó bâng quơ nhìn những chòm mây lang thang lơ lửng rồi thở dài: “Dạo này đi đánh nhau, đâm chém, nhóc thấy nhát tay sao sao ấy.  Nhóc muốn thay đổi.  Nhóc muốn bỏ nghề.  Nhóc muốn sống thanh thản, an bình…  Nhưng nhóc sợ có những ân oán trong kiếp giang hồ mà nhóc không thể lường được.”

Tôi ghé tai nó bảo nhỏ: “Nhóc tự thắt những nút dây cho đời mình, tám năm nhiều quá rồi, rối tinh lên, không gỡ được.  Nhưng Nhóc đừng sợ, hãy can đảm và vững tin.  Chúa và Mẹ sẽ tháo gỡ hết cho nhóc.  Nhóc hãy dâng hết phiền muộn lên cho Chúa và Mẹ, và nghĩ rằng mọi biến cố xảy đến trong đời mình đều có ý nghĩa riêng của nó.”

Tôi thấy nó vui, hạnh phúc, và bình an hơn.  Cái hạnh phúc khi đón nhận được sự quan tâm, chân thành.  Cái hạnh phúc khi được biến đổi từ sâu thẳm trong tâm hồn.  Nó vui.  Tôi vui và hạnh phúc nhiều hơn nó… Vì thấy ước nguyện của mình đang dần thành hiện thực.

………….

Biết nó.  Tôi cũng nhận ra được nhiều giá trị của cuộc sống và học hỏi những điều hay từ nó.  Nó và nhóm bạn thương nhau lắm, luôn biết chia sẻ và đùm bọc lẫn nhau.  Có những đứa bạn đi bụi, không gia đình, không bà con… đều một tay thằng nhóc kiếm tiền nuôi cơm, và trả tiền phòng trọ cho chúng…

Sau những chiến lợi phẩm kiếm được chút huê hồng khi đòi nợ.  Nhóm bạn bè lại rủ nhau ăn uống, chia sẻ những câu chuyện vui buồn lẫn những khó khăn khi đi làm…  Thật tình bạn và thật cộng đồng!

Hành trình, Can đảm, Vững tin và Lựa chọn.  Nó trăn trở.  Vì phải hy sinh, vì phải dứt bỏ những gì đang là hiện tại.  Nó là Đại Ca.  Nó không thể trốn tránh trách nhiệm.  Ai sẽ là người hướng dẫn, nâng đỡ cho đám bạn lang thang của nó?  Nó ưu tư khắc khoải, nhưng rồi cũng chấp nhận lựa chọn và đánh đổi.  Nó trốn tránh bằng cách mua một chiếc xe lớn chở hàng.  Chạy tối ngày sáng đêm để không còn giờ liên hệ với bạn bè…  Thời gian đầu quả là nhiêu khê và khó khăn với nó.

Nó khắc khoải.  Tôi cũng băn khoăn không kém.  Tôi e sợ chính mình lại là một nút dây làm rối thêm cuộc sống hiện tại của nó.  Sẽ ra sao với đám nhóc bạn nó?  Chúng nó sẽ sống thế nào khi mất đại ca, khi không có ai nuôi ăn, trả tiền phòng trọ hằng tháng?  Vòng luẩn quẩn ấy cứ lập đi lập lại trong tâm trí tôi.  Xoa đôi tay nhẹ lên mặt, tôi mong những suy nghĩ tan biến.

………………

Gió nhẹ.  Đám lá Chàm chạm khẽ vào nhau xào xạc.  Tôi một mình đứng dưới chân Mẹ, thầm cảm tạ hồng ân mà Mẹ và Chúa đã cho tôi nên như khí cụ nhỏ.  Thầm cảm tạ vì Chúa và Mẹ đã gửi nó đến với tôi, để học hỏi những kinh nghiệm sống trong trường đời.  Thầm cảm tạ Chúa và Mẹ đã cho nó tìm ra bến đỗ an toàn nhất cho đời nó là biết dừng nơi Bến của Chúa và Mẹ….

Bất giác, có bàn tay đặt nhẹ lên vai tôi.  “Sao chị đi một mình không rủ nhóc?”  Tôi lại cười xòa: “Tại bây giờ chị hết run tay….  Ồ, nhóc dạo này giỏi thiệt biết tự đến với Mẹ một mình ha!”…

……………..

Hôm nay, nghe đâu đó có tiếng chuông giáo đường vang vọng.  Tiếng dương cầm hòa với khúc thánh ca trầm bổng như tâm tư của nó “… Con quỳ đây dâng Chúa tiếng ca cảm tạ.  Chúa cho con người bạn đường giống như bạn đời…”   Nó quỳ gối chắp tay bên cạnh một nửa của mình.  Tôi không biết nó đang thưa gì với Chúa, nhưng chắc chắn rằng nó đang rất hạnh phúc.

Tôi mỉm cười nhìn nó trong lòng vui chi lạ!

Nó – bây giờ đã có tóc

Nó – bây giờ hết làm Đại Ca

Nó – bây giờ đã làm cha của đứa trẻ sắp chào đời.

Maria Đặng Thị Ánh Nga

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

ĐỨC MARIA, MẪU GƯƠNG TRUYỀN GIÁO (có Youtube)

Đôi khi tôi tự hỏi, tại sao Chúa Nhật Truyền Giáo lại được nhắc đến trong tháng Mân Côi, tháng dâng kính Đức Mẹ, cùng với Đức Mẹ chiêm ngắm tình thương của Thiên Chúa, bằng những tràng chuỗi đơn sơ và thành kính nhất qua lối cầu nguyện theo Tin Mừng.  Những dòng suy niệm này trả lời cho tôi câu hỏi đó.

Những trang Tin Mừng về Đức Maria thật là phấn khởi cho trần thế chúng ta.  Có một người phụ nữ, mang trọn vẹn sứ điệp Tin Mừng của Thiên Chúa vào trong lòng nhân thế.  Nhân loại vui mừng bởi sự đón nhận này của Mẹ Maria, “để từ nay mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc.”  Thiên Chúa đã làm những kỳ công lớn lao nơi Mẹ, và còn làm những điều lớn lao ấy cho nhiều tâm hồn nhân thế chúng ta.

Sự chuẩn bị một tâm hồn vô tì tích là nhờ sự chuẩn bị của Thánh Thần, Chúa Thánh Thần thực hiện nơi Đức Maria những điều lớn lao, bởi Mẹ là người đã để Chúa Thánh Thần hoạt động và làm phát sinh hoa trái của Người.  “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ ngự xuống trên Bà” (Lc 1, 35), hoa trái của Chúa Thánh Thần là hoan lạc và bình an.  Mẹ đã mang hoan lạc và bình an của Thiên Chúa cắm rễ vào trong trái đất.  Maria, công trình tuyệt diệu của Chúa Thánh Thần thực hiện cho nhân loại, nhân thế có một con người được Chúa Thánh Thần chuẩn bị cho sự toàn vẹn để xứng đáng đón nhận Đức Giêsu, Con thiên Chúa vào trong lòng nhân thế, lịch sử đã đổi hướng đi về nguồn ơn cứu độ, về niềm vui của Thiên Chúa đã hứa từ ngàn xưa, và trở nên hiện thực trong sự cưu mang này.

Maria là người Mẹ truyền giáo đúng nghĩa nhất, bởi sự tinh tuyền của Mẹ, bởi Mẹ là kỳ công của Chúa Thánh Thần hoạt động trên trái đất này.  Mẹ đã đón nhận Con Thiên Chúa cho thế gian, và đưa Con Thiên Chúa vào trong thế gian, và đó là Tin Mừng đúng nghĩa nhất cho trần thế.  Từ nay, nhân loại nhận ra rằng: Sứ vụ truyền giáo là sứ vụ của người mang tin vui, tin cứu độ, tin được Thiên Chúa đoái thương.  Đức Giêsu Con lòng Mẹ, một Người Con của nhân loại, một người Con của Thiên Chúa là nguồn ơn cứu độ, suối trào niềm vui cho nhân thế.

Người loan báo Tin Mừng là người được Chúa Thánh Thần tác động cách đặc biệt trên cuộc đời của họ. “Đức Maria lên đường vội vã” (Lc 1, 39).  Sự vội vã của con người mang niềm vui khôn tả, thúc đẩy mau mắn lên đường, nhắc lại hình ảnh xưa Isaia đã tiên báo: “Đẹp thay trên núi đồi bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ và nói với Sion rằng: “Thiên Chúa ngươi là vua hiển trị.” (Is 52, 7).  Đức Maria mang trọn niềm vui Đấng Cứu Độ mà nhân loại đón đợi, không thể không vui và niềm vui chất ngất, thúc đẩy lên đường loan báo tin vui.  Nếu trong lòng tôi và trong lòng bạn mang niềm vui ngập tràn như thế, tôi và bạn cũng sẽ vội vã lên đường loan báo.  Đức Maria trở nên người loan báo Tin Mừng đúng nghĩa bởi vì Mẹ mang trọn niềm vui Chúa Thánh Thần.  Ai để cho Chúa Thánh Thần hoạt động trong cuộc đời của mình cũng là người mang trọn niềm vui loan báo.

Không chỉ là loan báo mà thôi, Đức Maria còn là người công bố Tin Mừng.  Người công bố là người đã xác tín một cách chắc chắn về những gì Thiên Chúa đã làm cho mình.  Đức Maria đã nghiệm thấy như thế trong cuộc đời của Mẹ: “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn” (Lc 1, 49).  Thấy được tình thương Thiên Chúa thể hiện trong cuộc đời mình, người loan báo sẽ đi xa hơn nữa để công bố Tin Mừng Thiên Chúa đã làm cho mình.  Sự công bố mang một niềm tin xác tín, đã gặp và đã thấy.  Sứ vụ loan báo Tin Mừng hôm nay, cần chứng nghiệm nơi người loan báo Tin Mừng như thế, bởi vì người ta đang cần chứng nhân hơn thày dạy.  Đức Maria nhận ra bàn tay Toàn Năng của Thiên Chúa thực hiện trong cuộc đời của Mẹ, nên Mẹ là người công bố sứ điệp chắc chắn về Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa cho nhân loại.

Niềm xác tín của Đức Maria mang một chiều kích rất riêng tư, nhờ Mẹ đã “hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” (Lc 3, 51).  Cầu nguyện là chiêm ngắm những điều Thiên Chúa đã thực hiện nơi mình, là cuộc trao đổi, đối thoại giữa những khó khăn, thử thách.  Đức Maria trở thành người công bố Tin Mừng, bởi Mẹ đã chiêm ngắm công trình của Thiên Chúa thực hiện cho dân tộc, cho chính Mẹ.  Sự chiêm ngắm, đối thoại dẫn đến một xác tín riêng tư chắc chắn để đi đến một công bố cho muôn người.  Con đường cầu nguyện của Đức Maria đã đi qua là con đường mời gọi những người truyền giáo hôm nay thực hiện.

Truyền giáo không là công cuộc cày xới những mảnh đất hoang, cũng không là công cuộc cải đạo cho những người khác niềm tin.  Đối với Đức Maria truyền giáo có nghĩa là đem chính Đức Giêsu cho nhân loại.  Đức Giêsu có là niềm vui cho bạn không?  Trước khi là niềm vui công bố cho người chung quanh bạn, trở lại niềm xác tín này chúng ta trở lại niềm xác tín của Đức Maria, khi Mẹ xác tín: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa” (Lc 1, 46).  Tràn ngập niềm hân hoan bởi Mẹ đã gặp thấy và cưu mang chính niềm vui của Đức Giêsu trong lòng Mẹ.  Đức Maria không mang niềm vui nào khác ngoài niềm vui: “Thần trí tôi hớn hở vui mừng trong Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi” (Lc 1, 47).  Niềm vui của Thiên Chúa trong ngày Thiên Chúa đoái thương, ngày nào không là ngày Thiên Chúa đoái thương, nhưng đôi lúc chúng ta lại quên mất cảm nghiệm thực sự điều này, để rồi sứ vụ truyền giáo của mỗi thành viên chúng ta cứ hoài dang dở.  Đức Maria đã mang chính Đức Giêsu, quà tặng tuyệt hảo nhất của Thiên Chúa, nguồn ơn cứu rỗi duy nhất, công bố, trao tặng cho nhân loại.

Dù là người loan báo, dù là người công bố Tin Mừng đi chăng nữa, Đức Maria luôn đặt mình dưới sự bảo trợ hoạt động của Chúa Thánh Thần.  Không thể tách rời Đức Maria khỏi hoạt động của Chúa Thánh Thần, dù Đức Maria có được như thế nào chăng nữa, Mẹ cũng luôn đặt mình trong tâm khảm của người: “phận nữ tỳ hèn mọn, Người đã đoái thương nhìn tới” (Lc 1, 48).  Người truyền giáo cũng thế, không thể tách rời Chúa Thánh Thần với hoạt động của mình được.  Ai có thể chinh phục sự sâu thẳm của lòng người quy hướng về Thiên Chúa, nếu đó không phải là tác động của Chúa Thánh Thần.  Chúa Thánh Thần mời gọi con người theo nhiều nẻo đường khác nhau, để quy tụ cho Thiên Chúa một Dân được thánh hiến.  Chúng ta là những dụng cụ Thiên Chúa dùng, và hãy đặt cuộc đời mình vào bàn tay của Thiên Chúa.

Không có công trình nào là thua mất cả với ánh mắt nhìn đức tin của Đức Maria, đôi khi gặp những người cứng cỏi quá sức, hãy phó dâng cho Thiên Chúa, như người gieo giống chỉ biết chờ đợi cho hạt giống nảy mầm.  Đức Maria đã nghiệm thấy điều này trong cuộc đời của Mẹ: “Chúa biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng” (Lc 1, 51).  Chúng ta cần biết chờ đợi điều Thiên Chúa sẽ cho mọc lên, sự chờ đợi là một bài học cuối kết thúc cho sứ vụ truyền giáo chúng ta học nơi Đức Maria.

Kính dâng Mẹ những suy nghĩ này, bởi hơn ai hết Mẹ là vị Thày tốt nhất dạy chúng con sống sứ vụ truyền giáo.

Lm Hoàng Kim Toàn

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

SỨ MẠNG TRUYỀN GIÁO (có Youtube)

Từ 82 năm nay, ngày Chúa Nhật giữa tháng 10 dương lịch được chọn làm Ngày thế giới truyền giáo.  Nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng thường công bố một sứ điệp kêu gọi cộng đoàn Công giáo thế giới hãy suy tư và hành động để tham gia sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội.  Đức Thánh Cha Bê-nê-đi-tô đã nêu rõ tính cách thánh thiêng của sứ mạng truyền giáo, vì đây “là một ân sủng, một ơn gọi xứng hợp và căn tính sâu xa nhất của Giáo Hội” (trích Tông Huấn Loan báo Tin Mừng số 14).  Truyền giáo chính là lệnh truyền của Đấng Cứu Thế với các môn đệ trước khi Người về trời.  Công cuộc truyền giáo càng trở nên cấp bách hơn nữa trong thời đại hôm nay, khi con người càng ngày càng tỏ ra dửng dưng đối với tôn giáo và những giá trị tâm linh.

Nhờ Bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được trở nên con cái của Thiên Chúa.  Bí tích này cũng mời gọi chúng ta trở nên môn đệ và tông đồ của Đức Giêsu, qua những cố gắng của bản thân trong cuộc sống mỗi ngày.

Trở nên môn đệ là muốn sống đời nội tâm, thực thi Lời Chúa và gắn bó với Người, tức là nên thánh.

Trở nên tông đồ là mong làm cho nhiều người hiểu biết Chúa và đi theo làm môn đệ Người, tức là truyền giáo.

Môn đệ và tông đồ, hai sứ mạng này có tương quan mật thiết với nhau đến nỗi trở thành một ơn gọi duy nhất.  Không thể làm tông đồ nếu trước đó không trở nên môn đệ; cũng không thể là môn đệ đích thực nếu không thao thức làm việc tông đồ.

Truyền giáo là gì?

Chúng ta thường xuyên nghe nói về từ này.  Nguyên gốc của từ này là một danh từ tiếng La-tinh Missio, động từ là Mittere.  Từ này có nhiều nghĩa, và một trong những nghĩa thường được hiểu là gửi đi, sai phái đi để làm một công tác quan trọng.  Đức Giêsu chính là Đấng được Đức Chúa Cha sai đến trần gian để cứu độ con người và tạo vật.  Chính Đức Giêsu cũng sai các môn đệ ra đi, lên đường để cộng tác với Người trong sứ mạng cao cả này.

Truyền giáo trước hết là “ra đi” khỏi chính con người của mình: Chúng ta ai cũng có khuynh hướng ích kỷ, khép kín và coi mình là trung tâm.  Chúng ta thường lấy mình làm tiêu chuẩn để phán đoán người khác.  Ai không có lối suy nghĩ giống chúng ta thì bị phê bình chỉ trích.  “Ra đi” khỏi cái tôi của mình, tức là chấp nhận người khác cùng với ý kiến lập trường của họ, là quảng đại bao dung khi bị xúc phạm. Truyền giáo chính là thoát ra khỏi vỏ bọc ích kỷ để hòa đồng với anh chị em mình, tôn trọng sự khác biệt và chấp nhận những hy sinh vì ích chung.  Các môn đệ đầu tiên, khi nghe Đức Giêsu kêu gọi, đã bỏ mọi sự mà theo Người.  Các ông từ bỏ những dự tính nghề nghiệp, từ bỏ môi trường gia đình, làng xóm.  Các ông không hề băn khoăn lo lắng cho ngày mai, nhưng sẵn sàng bước theo Thày, vì các ông tin rằng theo Thày sẽ không phải thiệt thòi thất vọng.

Truyền giáo còn là “ra đi” khỏi những định kiến: Cuộc sống này được dệt lên bởi những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ.  Bước ra khỏi những định kiến để đón nhận tha nhân trong tình huynh đệ hài hòa, không phân biệt lập trường chính trị, tôn giáo hay quan điểm xã hội.  Một cộng đoàn đức tin gò bó trong quan niệm khắt khe không thể truyền giáo có hiệu quả.  Một Giáo Hội dửng dưng với những giá trị trần thế, hoặc khép mình trước những biến cố vui buồn của cuộc sống xã hội chung quanh, sẽ là một Giáo Hội ảm đạm u sầu thay vì hân hoan hy vọng.  Một cộng đoàn không dấn thân phục vụ con người sẽ trở nên một thứ ao tù không lối thoát và thiếu sinh khí.

Nhờ hai yếu tố nêu trên, chúng ta tiến tới một điểm cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất, truyền giáo chính là kể lại cuộc đời của Đức Giêsu.  Câu chuyện về Đức Giêsu đã được kể từ 2000 năm nay mà không lỗi thời.  Lời giảng của Đức Giêsu đã được loan báo từ 20 thế kỷ mà vẫn không mất tính thời sự.  Cuộc đời Đức Giêsu đã và đang được kể lại một cách phong phú không những chỉ qua sách vở, mà còn qua chính cuộc đời của các tín hữu.  Xuyên qua con người của họ, người ta đọc thấy chính cuộc đời của Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người, Đấng đã cảm thông với người đau khổ, đã chữa lành người bệnh tật, đã phục sinh người chết, đã chúc lành và đã chia sẻ niềm vui với đôi tân hôn trong ngày cưới.  Như vậy, truyền giáo chính là sống như Đức Giêsu đã sống, yêu như Đức Giêsu đã yêu.  Truyền giáo là có trái tim như trái tim của Chúa, có đôi mắt như đôi mắt của Chúa.  Trái tim để yêu và đôi mắt để trao gửi tình thân thiện.

Như thế, truyền giáo không buộc phải làm điều gì to tát ồn ào, mà khởi đi từ những gì rất âm thầm bình dị trong cuộc sống.  Chính những hành động bình dị đó có thể mang lại những hiệu quả lớn lao, khi chúng ta thực hiện với thao thức truyền giáo.

ĐGM Giuse Vũ Văn Thiên

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

CHÂN DUNG “CON BÒ” LUCA (có Youtube)

Ngày 18 tháng 10, Giáo hội kính nhớ Thánh sử Luca.  Ngài là một lương y của Chúa, một sử gia và một họa sĩ.  Biểu tượng của ngài là Con Bò.  Tên Luca viết theo tiếng Hy Lạp cổ là Λουκᾶς hoặc Loukás.

Thánh Luca viết một phần chính của Tân ước, đó là sách Phúc Âm thứ ba và sách Công vụ Tông đồ.  Trong 2 cuốn này, ngài cho thấy song song giữa cuộc đời Chúa Kitô và cuộc sống của Giáo hội.  Ngài là người duy nhất không phải là Do Thái trong số các tác giả Tin mừng.  Truyền thống cho biết ngài là dân bản xứ Antiôkia, thuộc Syria, theo văn hóa cổ Hy Lạp.  Thánh Phaolô gọi ngài là “thầy thuốc yêu quý của tôi” (Cl 4:14).

Thánh Luca xuất hiện trong sách Công vụ Tông đồ trong hành trình thứ hai của Thánh Phaolô, lưu lại Philippi vài năm cho đến khi Thánh Phaolô trở về sau hành trình thứ ba, đi cùng Thánh Phaolô tới Giêrusalem và vẫn ở bên cạnh nhau cho tới khi Thánh Phaolô bị tù ở Caesarea.  Trong 2 năm đó, Thánh Luca có thời gian tìm hiểu thông tin và phỏng vấn những người biết Chúa Giêsu.  Ngài theo thánh Phaolô trên chặng đường nguy hiểm tới Rôma, như Thánh Phaolô xác nhận: “Chỉ còn một mình anh Luca ở với tôi” (2 Tm 4:11). Thánh Luca còn được nhắc tới trong Plm 1:24 và Cl 4:14, còn trong 2 Cr 8:18 có thể là Luca hoặc Banaba: “Cùng với anh Titô, chúng tôi cử một người anh em rao giảng Tin Mừng nổi tiếng trong khắp các Hội Thánh.”

Thánh Luca là một trong bốn tác giả sách Tin Mừng, một trong ba Tin Mừng nhất lãm hoặc kinh điển.  Phúc âm theo Thánh Luca có thể được viết trong những năm 70 tới 85.  Trong Tân ước, Thánh Luca được nhắc tới thoáng qua vài lần, được Thánh Phaolô gọi là “thầy thuốc” trong thư gởi giáo đoàn Côlôsê, ngài là đệ tử của Thánh Phaolô.  Các Kitô hữu thời sơ khai coi ngài là thánh tử đạo, nhưng cũng có những tài liệu nói khác nhau.

Giáo hội Công giáo Rôma tôn kính Thánh Luca là thánh sử, các tôn giáo lớn khác tôn kính ngài là thánh bổn mạng của các họa sĩ, các thầy thuốc, các bác sĩ phẫu thuật, các sinh viên và các đồ tể.

Có chứng cớ cho thấy Thánh Luca ở thành phố Troas, thành này được kể trong vụ hủy hoại thành Troy cổ.  Đóng vai đệ tam nhân (ngôi thứ ba số ít), Thánh Luca viết trong sách Công vụ về Thánh Phaolô và các chuyến đi của ngài tới khi họ tới thành Troas, rồi ngài chuyển sang ngôi thứ nhất số nhiều: Chúng tôi.

Dựa vào cách diễn tả chính xác về các thành phố và các hòn đảo, nhà khảo cổ Sir William Ramsay viết: “Thánh Luca là một sử gia hàng đầu, không chỉ bởi các câu nói của ngài về các sự kiện đáng tin… Nên đặt ngài ngang hàng với các sử gia nổi tiếng khác.”  Giáo sư khoa cổ điển tại đại học Auckland là E. M. Blaiklock đã viết: “Đối với chi tiết chính xác, sách Công vụ là tài liệu đáng tin… Khoa khảo cổ đã làm sáng tỏ sự thật.”  Học giả Colin Hemer, khoa Tân ước, đã đưa ra nhiều cách hiểu bản chất lịch sử và sự chính xác của các bản văn do Thánh Luca viết.

Truyền thống Kitô giáo nói rằng Thánh Luca là họa sĩ đầu tiên đã vẽ các hình ảnh thánh.  Ngài cũng được coi là người đã vẽ hình Đức Mẹ bồng Chúa Con trên vải thô ở Constantinople, nhưng nay đã thất lạc.  Số hình ảnh thánh được coi là do Thánh Họa sĩ Luca vẽ lên tới 600 bức trong thời Trung cổ, kể cả họa phẩm “Black Madonna of Częstochowa” (Đức Mẹ Séc da đen) và họa phẩm “Our Lady of Vladimir” (Đức Mẹ Vladimir).  Ngài cũng được coi là tác giả họa phẩm chân dung hai Thánh Phêrô và Phaolô, và đã minh họa sách Phúc Âm bằng các bức tiểu họa.

Truyền thống cũng cho biết rằng Thánh Luca đã vẽ cách hình ảnh Đức Mẹ và Chúa Giêsu rất phổ biến, nhất là trong Chính thống giáo Đông phương.  Truyền thống còn đồng ý rằng các Kitô hữu của Thánh Thomas ở Ấn Độ vẫn giữ một trong các biểu tượng Theotokos mà Thánh Luca đã vẽ, và được chính Thánh Thomas đem tới Ấn Độ.

Bạo quân George của Serbia đã mua hài cốt của Thánh Luca từ vua Murad II của Ottaman với giá 30.000 đồng tiền vàng.  Sau khi Ottaman chiếm Bosnia, cháu gái của George là Mary đã đem hài cốt Thánh Luca đi từ Serbia như của hồi môn, rồi bán cho Cộng hòa Venetia của Ý.

Thánh Luca sống độc thân và qua đời ở tuổi 84 tại Boeotia.  Thi hài ngài được chuyển tới Constantinople năm 357.  Ngày nay, thánh tích của Thánh Luca được “phân chia” và được lưu giữ ở 3 nơi: Phần thân ở Tu viện Santa Giustina tại Padua, phần đầu ở Thánh đường St. Vitus tại Prague (tức là thành phố Praha, Cộng hòa Séc), và phần xương sườn ở ngôi mộ của ngài tại thành phố Thebes (Hy Lạp).

Lạy Thánh Luca, xin nguyện giúp cầu thay.  Ngài là lương y, xin chữa bệnh linh hồn chúng con. Amen.

Trầm Thiên Thu

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

ĐỨC MẸ FATIMA: Lời nhắn nhủ của Mẹ vẫn còn mang tính thời sự (có Youtube)

Ngày 13. 10 năm nay đánh dấu đúng 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima.  Con cái Mẹ khắp nơi sẽ mừng kính sự kiện đặc biệt này trong tâm tình tôn kính và mến yêu Mẹ.  Đây là dịp để mỗi người chúng ta bày tỏ tâm tình của mình lên Mẹ, cũng như nhìn lại sứ điệp mà Mẹ gửi đến cho toàn thế giới cách đây 100 năm.

Sự hiện ra tại Fatima không chỉ có ý nghĩa sâu sắc về mặt tôn giáo, nhưng hơn thế sự kiện đó còn mang những thông điệp quan trọng đến với toàn nhân loại trên cả phương diện xã hội lẫn chính trị.

Tại Fatima cách đây 100 năm, qua sự hiện ra với ba đứa trẻ, Mẹ đã mang đến cho con người những lời cảnh báo kèm theo những yêu cầu cần thiết để cứu vớt nhân loại khỏi biến động bất an, tai họa chiến tranh và sự diệt vong.

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, chúng ta được mời gọi nhìn lại những lời kêu gọi của Mẹ dưới một vài khía cạnh trong đời sống của mỗi người cũng như của toàn nhân loại hôm nay.

ĐỨC TIN

Đức tin là cội nguồn và khởi đầu cho mỗi người và là lời kêu gọi đầu tiên mà Mẹ gửi đến nhân loại tại Fatima.

Nhìn chung, đức tin của con người trên thế giới đang xuống dốc một cách nhanh chóng.  Tỷ lệ chối bỏ đức tin đang ngày một tăng cao, và các phe nhóm chống Giáo Hội ngày càng tinh vi dưới nhiều hình thức.  Đức tin Công giáo đang giảm sút đáng kể trên nhiều nước, đặc biệt là Âu Châu.

Con người dần dần chối bỏ Thiên Chúa, khước từ Tin Mừng, chạy theo những ngẫu tượng và tôn thờ các giá trị vật chất.  Không còn đức tin, con người đi đến sự lạc giáo, mê tín và ảo tưởng.  Điều này khiến cho các giá trị tâm linh cũng như nhân phẩm con người  bị đảo lộn và lệch lạc.

Nhìn lại mới thấy sứ điệp Mẹ cách đây 100 năm còn mang tính cấp thiết cho thế giới hôm nay.  Thật thế, con người cần đức tin thực sự để tin tưởng vào một điều gì đó.  Tin vào Thiên Chúa để nhận ra những giá trị căn bản nơi cuộc sống.  Tin vào Thiên Chúa để nhận ra mỗi chúng ta là anh em của nhau và là con cái của Thiên Chúa.

Đức tin hướng dẫn con người đến với những giá trị chân – thiện – mỹ.  Đức tin đưa ta về với Chúa là cội nguồn của tình yêu.  Và cũng chính đức tin đưa ta về với nhau trong tình nghĩa anh em con cùng một Chúa.

HOÁN CẢI

Hoán cải là lời kêu gọi thực sự quan trọng cho con người hôm nay.  Mẹ Maria đã nhiều lần nhắc lại rằng: con người cần phải hoán cải.

Sự phát triển của thế giới không những đưa con người đến sự xa lìa Thiên Chúa mà con mang lại cho con người sự tự cao tự đại.  Con người đang chối bỏ Đấng Tạo Hóa, đi vào con đường tội lỗi, và đề cao chính mình.

Đón nhận Thiên Chúa vốn dĩ không dễ thì hoán cải để trở về với Thiên Chúa lại càng khó khăn hơn.  Con người ngày một xa dần Thiên Chúa.  Bao lâu con người xa Thiên Chúa thì bấy nhiêu khó khăn cho sự hoán cải trở về.  Những hệ lụy đau thương của sự không hoán cải đang ngày càng thấy rõ nơi cuộc sống nhân loại hôm nay.

Con người cần sự hoán cải để trở về với cội nguồn của mình là Thiên Chúa, trở về với những giá trị nhân linh của con người.  Từ đó sự hoán cải đích thực đưa con người xích lại gần nhau trong tình huynh đệ và tình thương.

BÌNH AN

Bình an là điều mà ai cũng ao ước, cách riêng là giữa một thế giới nhiều hỗn loạn như hôm nay.  Mẹ đã kêu gọi mọi người chuyên chăm cầu nguyện cho sự bình an của con người và của toàn thế giới.

Con người đang đối điện với sự bất bình an bởi khủng bố, bạo lực và chiến tranh đang hoành hành khắp nơi.  Kỳ thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc, cũng như chủ nghĩa vật chất đang đưa thế giới đến sự thờ ơ, lãnh đạm và ích kỷ.

Con người đánh mất Thiên Chúa, đồng nghĩa với việc đánh mất những giá trị cao cả nơi con người. Vật chất thay thế những giá trị luân lý.  Tình thương bị thay thế bằng hận thù.  Hòa bình bị phá hủy bởi bạo lực.

Bình an chỉ đến với con người khi con người biết tìm về cội nguồn bình an là Thiên Chúa.  Khi bình an con người sẽ đi đến với nhau bằng tình thương và lòng nhân ái.  Mang trong mình sự bình an thì bạo lực và chiến tranh sẽ không còn chỗ để ngự trị nơi con người và xã hội.

HY VỌNG

Con người hôm nay đang dần đánh mất nhiều phẩm giá tốt đẹp, nhưng trên hết đó là đánh mất hy vọng.  Niềm hy vọng cũng là lời mời gọi được Mẹ nhắc đến trong sự hiện ra tại Fatima.

Trước nhiều khó khăn và thử thách, con người dường như sống một cuộc sống không có tương lai, chẳng mong chờ gì trong ngày mai!  Cuộc sống nổi trôi một cách vô định, bỏ mặc cho hoàn cảnh và số phận.

Thế giới với quá nhiều biến động, kèm theo thiếu niềm tin vào một tương lai phía trước, con người đang sống một cuộc sống vô nghĩa, không mối tương quan.  Để rồi giữa những lúc bế tắc, con người chỉ nghĩ đến việc kết liễu đời mình trong sự tuyệt vọng.  Và thực tế cho thấy, xu thế tự tử đang tăng một cách đáng báo động ở nhiều nước phương Tây.

Thật thế, niềm hy vọng như là nguồn lực cho cuộc sống một lối đi.  Hy vọng đưa mục đích và ý nghĩa vào cuộc sống.  Hy vọng là sức mạnh đưa con người ra khỏi những vũng lầy của thất vọng và động lực đưa con người đến với nhau.  Hy vọng trong cuộc sống sẽ đưa con người đến với Đức Kitô là Niềm Hy vọng đích thực của mỗi người chúng ta.

Sứ điệp của Mẹ tại Fatima vẫn luôn mang tính thời sự đối với con người và nhân loại hôm nay.  Mẹ đã mời gọi chuyên cần cầu nguyện.  Cầu nguyện cho con người biết ăn năn và sám hối, biết hoán cải để trở về với một sống đời sống đức tin sâu sắc, và luôn mang trong tình một tia hy vọng lớn lao.  Nhờ đó, tình nghĩa huynh đệ được triển nở và bình an được hiện hữu nơi mỗi con người cũng như trên toàn nhân loại.

Sứ điệp của Mẹ không chỉ dừng lại đối với những người Công Giáo, nhưng đó là lời mời gọi được dành cho cả nhân loại hôm nay.  Tình hình thế giới và nhân loại vẫn nguy kịch như xưa.  Lời Mẹ kêu mời càng tha thiết hơn xưa.

Trước tình cảnh đó, chúng ta được mời gọi thực hiện ngay lời dạy của Mẹ: hãy ăn năn sám hối, hãy siêng năng lần hạt Mân Côi, hãy tôn sùng đền tạ Trái Tim Đức Mẹ, và hãy dâng loài người cho Trái Tim Mẹ.

 J.B Lê Đình Nam

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

Y PHỤC XỨNG KỲ ĐỨC (có Youtube)

Tin mừng hôm nay là sự nối kết của hai dụ ngôn “hai người con” và “các tá điền sát nhân” thành một đề tài giáo huấn về tính phổ quát của ơn cứu độ, con người cần phải thống hối, ăn năn, hoán cải, phục thiện, phải cố gắng không những vào số những người được gọi, mà còn phải vào số những người được chọn nữa, bởi lẽ gọi thì nhiều mà chọn thì ít.

1) Tính phổ quát của ơn cứu độ

Câu chuyện Tin mừng gồm hai phần rõ rệt.  Nhà vua mời thực khách dự tiệc cưới của hoàng tử (câu 1-10) và người khách không mặc y phục lễ cưới (câu 11-14).

a. Điều khó hiểu

– Thái độ của khách mời: Bình thường khi được các bậc vị vọng mời dự tiệc, khách được mời sẽ rất hãnh diện.  Ở đây nhà vua mời dự tiệc cưới của hoàng tử.  Vậy mà các khách được mời đều từ chối.  Thánh Mátthêu ghi lại hai lý do: “người thì đi thăm trại, người thì đi buôn bán.”  Họ khước từ vì lo làm ăn và hưởng thụ cá nhân.  Họ bận rộn, mải mê kiếm sống, không còn giờ cho tình người.  Một số khách được mời nóng nảy quá khích, đã không dự tiệc vua mời còn bắt đầy tớ của vua, đánh đập, sỉ nhục và giết chết.

– Hành động của ông vua: Ông mời khách đến mấy lần, mời đi mời lại, năn nỉ họ tham dự.  Ông còn tỏ ra hào phóng là thu nạp mọi người, bất luận tốt xấu, giàu nghèo.  Thế nhưng, khi thấy một thực khách không mặc y phục lễ cưới ông ra lệnh trói chân tay, bỏ vào nơi tối tăm bên ngoài mà khóc lóc nghiến răng.  Người đọc cảm thấy thật khó hiểu: những người đang ở ngoài đường đột nhiên được mời vào dự tiệc cưới thì làm sao có sẵn áo lễ mà mặc?

b. Ý nghĩa dụ ngôn

Nên nhớ, đây là một dụ ngôn nằm trong chuỗi ba dụ ngôn theo cùng một chủ đề mà Chúa Giêsu kể cho các thượng tế, và kỳ mục Do thái khi họ đến chất vấn Người về thẩm quyền của Người (x. Mt 21,23). Hai Chúa Nhật trước qua hai dụ ngôn “hai người con” (21,28-32) và “các tá điền sát nhân” (21,33-43). Dụ ngôn “tiệc cưới” (22,1-14) là câu trả lời cho những thái độ của các thượng tế và Pharisiêu.  Thiên Chúa ban hạnh phúc Nước Trời trước tiên cho dân Do Thái, nhưng họ đã từ chối vì chuộng những giá trị trần gian hơn; Thiên Chúa lại ban hạnh phúc ấy cho muôn dân.  Tuy nhiên, cũng như người dự tiệc cưới phải mặc áo cưới, tượng trưng cho cách sống.  Những người được mời gia nhập Nước Trời cũng phải có một nếp sống mới phù hợp với Tin Mừng.

2) Được mời dự tiệc là niềm vinh dự và là hạnh phúc

Người Do Thái được Thiên Chúa tuyển chọn làm dân riêng của Ngài để chuẩn bị ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại.  Thế nhưng họ đã từ chối đặc ân.  Họ thờ ơ, không đếm xỉa gì đến lời mời gọi dự tiệc cưới: người thì đi thăm trại, kẻ thì đi buôn, người khác thì bắt đầy tớ nhục mạ và giết đi…

Con người có thái độ thờ ơ, lãnh đạm và coi thường như thế bởi vì họ không yêu mến Thiên Chúa, không cần Thiên Chúa.  Nếu yêu thương, tôn trọng người chủ tiệc thì chắc chắn cho dù có vướng bận đến đâu họ cũng sẵn sàng sắp xếp công việc, thời gian để đi dự tiệc.  Được mời là một vinh dự, nhưng đáp lời mời là biểu lộ tình cảm của bản thân dành cho gia chủ.  Cũng thế, Thiên Chúa mời gọi con người vào hưởng hạnh phúc Nước Trời là do tình yêu của Ngài dành cho nhân loại, còn đáp lời mời này để hân hoan tiến vào Nước Chúa là lời đáp trả tình yêu của con người với Thiên Chúa.

Thiên Chúa mời con người đến tham dự tiệc cưới.  Tiệc cưới là tiệc vui tươi, chúc mừng tình yêu của cô dâu chú rể.  Chúa Giêsu là chàng rể, Giáo hội là cô dâu.  Thiên Chúa đã mời gọi các Kitô hữu đến bàn tiệc để chia sẽ niềm vui và hạnh phúc vĩnh cửu với Ngài (GLCG # 1384).

Được mời và đón nhận lời mời là một biểu lộ của tình yêu từ hai phía, Thiên Chúa và con người dành cho nhau.  Thế nhưng, trong cuộc sống Kitô hữu ngày hôm nay, thái độ từ chối Thiên Chúa, thờ ơ với lời mời gọi của Ngài vẫn còn tiếp diễn nơi nhiều người.

Dụ ngôn tiệc cưới luôn mang tính thời sự.  Những người từ chối dự tiệc cưới đã viện dẫn nhiều lý do chỉ vì họ không muốn đến.  Những người không tham dự Thánh Lễ ngày Chúa nhật cũng có rất nhiều lý do để biện minh.  Người ta có trăm ngàn lý do để từ chối lời mời tha thiết của Chúa đến dự bàn tiệc Thánh Thể, bàn tiệc Lời Chúa.  Nào là chuyện gia đình, bạn bè, chuyện làm ăn, chuyện học hành, chuyện giải trí, chuyện tương lai… nào là quá bận rộn không có thời gian.  Có khi chỉ là một cuốn phim đang xem, một trận đá bóng trên tivi, một bữa nhậu… nhiều người đã bỏ lễ Chúa nhật.

Người ta nại vào rất nhiều lý do từ công ăn việc làm đến những lý do bận rộn với những sinh hoạt xã hội để từ chối các sinh hoạt đạo đức, từ chối tham dự Thánh Lễ.  Người ta nại đến nhiều lý do, nhiều hoàn cảnh khó khăn để từ chối gặp gỡ, đón nhận Chúa qua anh chị em chung quanh, để khước từ sống giới răn yêu thương của Chúa.

Là Kitô hữu, chúng ta cần xét mình về thái độ của bản thân trước những lời mời gọi dấn thân vì Nước Trời, vì tha nhân của Chúa.  Đừng lấy lý do tôi quá bận rộn với công việc làm, với gia đình mà không dành giờ cho Thiên Chúa, không dành giờ cho Nước Trời, không dành giờ lo đến linh hồn mình.  Bận rộn chỉ là bình phong che đậy những lười biếng, những ích kỷ.  Đừng hỏi tôi có bận hay không, nhưng hãy hỏi tôi có muốn hay không?  Vì lòng muốn sẽ thắng vượt mọi trở ngại, mọi toan tính.

Thánh lễ chính là tiệc cưới Nước Trời mà Thiên Chúa thiết đãi cho chúng ta hưởng nếm trước hạnh phúc, vinh quang và sự sống thần linh.  Vậy chúng ta hãy dẹp bỏ đi mọi lo toan của công việc, mọi vướng bận của cuộc sống đời thường để hân hoan tiến đến tham dự bàn tiệc Thánh Thể.  Sau khi đã vui hưởng Tiệc Thánh, mỗi người sẽ thêm nghị lực, thêm niềm tin, thêm tình yêu.

3) Đến dự tiệc cưới phải mặc áo cưới.

Muốn tham dự tiệc cưới, vào bàn tiệc chưa đủ mà còn phải mặc y phục cho thích hợp.  Y phục đó tượng trưng cung cách sống đạo, trang phục bằng những đức tính và tinh thần của Đức Kitô.  Là người Kitô hữu, cần sống cho xứng đáng với danh hiệu Kitô hữu mới được vào Nước Trời.  Ân sủng không chỉ là một quà tặng mà còn là một trách nhiệm phải chu toàn.

Chiếc áo cưới vào dự tiệc Nước Trời chính là ơn Thánh tẩy của Bí tích Rửa Tội.  Ngày chịu phép rửa tội, tất cả mọi Kitô hữu được nhắn nhủ: “Con đã trở nên tạo vật mới và đã mặc lấy Đức Ktiô.  Chiếc áo trắng này là dấu chỉ tước vị của con.  Nhờ lời chỉ bảo và gương lành của thân nhân giúp đỡ, con hãy mang nó tinh tuyền mãi cho đến cõi trường sinh.”

Mỗi một Kitô hữu đều có một bộ y phục lễ cưới, đó là chiếc áo trắng ngày chịu phép Rửa tội.  Chiếc áo trắng ấy là tâm hồn thanh khiết của những người con cái Chúa đã được tẩy trắng trong máu Con Chiên.  Chiếc áo trắng ấy được dệt bằng sợi tơ Lời Chúa mà người tín hữu phải nâng niu, gìn giữ suốt cuộc đời.  Chiếc áo trắng ấy phải tinh tuyền cho đến ngày bước vào dự tiệc cưới trong Nước Trời.

Có người đã vào phòng tiệc mà vẫn bị mời ra, vì không mang y phục lễ cưới.  Có người theo đạo mà vẫn không được vào Nước Trời vì họ đánh mất chiếc áo trắng ngày Rửa tội.  Theo ý kiến của một số giáo phụ, chiếc áo cưới ám chỉ đức ái, tối thiểu là cuộc sống ăn ngay ở lành.  Còn theo ý kiến của các nhà chú giải Kinh Thánh hiện đại, thì chiếc áo cưới ám chỉ sự hoán cải hay sự trở về, tức là tinh thần sám hối chân thật.  Như thế, chiếc áo cưới ám chỉ sự hoán cải tâm hồn, một tâm hồn trong sạch, một tấm lòng bác ái yêu thương và một đức tin vững mạnh.

Đành rằng “chiếc áo dòng không làm nên thầy tu”, nhưng qua cách ăn mặc cũng chứng tỏ cho người khác thấy phần nào con người của mình.  Khi đến thăm gia đình của người bạn với quần áo lịch sự, chứng tỏ rằng chúng ta kính trọng người bạn đó.  Khi đến nhà thờ dâng thánh lễ ngày Chúa nhật, chúng ta mặc y phục đẹp nhất của mình, chứng tỏ mình kính trọng Thiên Chúa, tôn trọng anh chị trong cộng đoàn, và biểu lộ sự tự trọng đối với chính bản thân mình.

Quần áo bề ngoài xã hội như vậy, nhưng còn y phục của tinh thần và linh hồn nữa.  Mỗi lần đến tham dự bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta cũng phải mặc lấy y phục phẩm hạnh của bàn tiệc mà Chúa Giêsu đòi hỏi.  Y phục của lòng tin, cậy, mến.  Y phục của lòng ăn năn sám hối và sự kính trọng đối với Thiên Chúa.

Y phục phải xứng với kỳ đức.  Chiếc áo cưới của Kitô hữu không được dệt bằng lụa là gấm vóc, không được mua từ hàng hiệu đắt tiền nhưng chính là lòng khiêm hạ, lòng tin, lòng cậy, lòng mến Chúa, lòng mến đối với mọi người.

******************

 Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết con, xin cho con biết Chúa.  Xin cho con chỉ khao khát một mình Chúa, quên đi chính bản thân, yêu mến Chúa và làm mọi sự vì Chúa.  Xin cho con biết tự hạ, biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa.  Ước gì con biết hãm mình và sống trong Chúa.  Ước gì con biết nhận từ Chúa tất cả những gì xảy đến cho con và biết chọn theo chân Chúa luôn.

Xin đừng để điều gì quyến rũ con, ngoài Chúa.
Xin Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa.
Xin Chúa hãy gọi con, để con được thấy Chúa.
Và để con hưởng nhan Chúa đời đời.  Amen!  (Thánh Augustinô)

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.