THỰC THI Ý CHÚA (có Youtube)

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: “Các ông nghĩ sao? Người kia có hai người con.  Ông đến với đứa con thứ nhất và bảo: “Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho cho cha!”  Nó thưa lại rằng: “Con không đi.”  Nhưng sau nó hối hận và đi làm.  Ông đến gặp đứa con thứ hai và cũng nói như vậy.  Nó thưa lại rằng: “Thưa cha, vâng, con đi.  Nhưng nó lại không đi. Ai trong hai người con đã làm theo ý cha mình?”  Họ đáp: “Người con thứ nhất.”  Chúa Giêsu bảo họ: “Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông.  Vì Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin ngài.  Còn các ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài” (Mt 21:28-32)

******************

Qua đoạn Tin Mừng trên chúng ta thấy Thiên Chúa đã trao ban cho con người sự tự do.  Và với sự tự do này, con người có thể bước theo Chúa nhưng cũng có thể quay lưng chống lại Ngài.  Con người có thể vâng theo thánh ý Chúa nhưng cũng có thể từ khước đường nẻo của Ngài.  Thế nhưng điều quan trọng hơn đó là Thiên Chúa sẽ xử sự với chúng ta tuỳ theo việc chúng ta có hay không thực thi thánh ý Ngài, chứ không tuỳ thuộc vào lời nói của chúng ta.

Trong hai người con, người được coi là đã thực thi ý định của cha không phải là người đã mau mắn trả lời vâng trước lệnh truyền của cha, nhưng trong hành động thì lại không làm.  Mà chính là người tuy đã trả lời không, nhưng trong thực tế lại đi làm điều người cha truyền dạy.

Trong xã hội thời Chúa Giêsu cũng như thời nay, vẫn có những hạng người tỏ ra ngoan đạo, công chính, siêng năng với các việc đạo đức, kinh hạt, nhà thờ nhà thánh.  Lời nói thì đầy vẻ thuần phục đối với các giáo huấn của Chúa, nhưng trong hành động lại chẳng có chút vẻ gì là ưng thuận đối với điều Chúa truyền dạy. Những người bề ngoài xem ra dễ bảo, nhưng thực chất lại là người khó dạy.  Họ đã có thể đánh lừa được dư luận vì cái mau mắn bên ngoài của họ.

Trong xã hội thời Chúa Giêsu, những người này tượng trưng nơi hàng tư tế, đầu mục, nhóm biệt phái và thông luật.  Tuy đánh lừa được dư luận, nhưng thực ra, họ đã đánh mất chỗ của họ trong chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa.  Thế vào chỗ của họ lại là những người thu thuế, những gái điếm, những người mà ai cũng biết là đang vi phạm ý Chúa, được bày tỏ trong lề luật và trong giới răn của Ngài.  Họ là những người qua lối sống của mình, đã nói không trước lệnh truyền của Chúa.  Nhưng một lúc nào đó, những người này đã nhận ra sự sai trái của mình, đã biết hối cải và đi làm điều Chúa truyền dạy.  Họ là những người được giáo huấn và những việc làm của Ngài lay động, làm thức tỉnh, thay đổi hẳn cuộc sống của họ.  Họ là người đàn bà xứ Samaria gặp Chúa bên giếng nước; là ông Giakêu được Chúa viếng thăm; là bà Maria xức dầu cho Chúa; là tên trộm cướp bị đóng đinh bên cạnh Chúa; là tất cả những kẻ tội lỗi biết hối cải.  Vấn đề chính yếu là làm theo ý Chúa.

Thế nhưng, người ta lại thường hay tự mãn với một nhãn hiệu, một dấu chỉ bên ngoài nào đó.  Chẳng hạn tự hào là người công giáo ngoan đạo, chúng ta khó mà nghĩ đến việc trở lại, mở rộng cửa tâm hồn đón nhận cái mới, cái bất ngờ, cái chưa được nghe biết bao giờ.

Dụ ngôn cho chúng ta thấy trở ngại lớn nhất trên đường vào Nước Trời không phải là tội lỗi mà là sự ngủ mê giữa những tiêu chuẩn đạo đức được chúng ta dựng nên, sự sợ hãi phải đặt lại vấn đề những cái mà chúng ta đã xác tín.  Tuy nhiên, có đặt lại vấn đề như thế, chúng ta mới nhận biết được thánh ý Chúa và mới đi đúng con đường Chúa muốn chúng ta đi.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết can đảm đặt lại vấn đề với chính mình, nhìn lại cách mình đang sống đạo để xem Chúa đang ở đâu trong đời sống chúng con.  Xin mở mắt tâm hồn để chúng con nhìn ra thánh ý Chúa và giúp chúng con hiểu rằng lắng nghe lời Chúa không chưa đủ, mà còn phải sống theo thánh ý Chúa muốn.  Amen.

 Sưu tầm

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

TAM VỊ TỔNG LÃNH THIÊN THẦN (có Youtube)

Tên các Tổng lãnh Thiên thần (TLTT) đều có tiếp vĩ ngữ “el”: Michael (Việt ngữ là Micae), Raphael, Gabriel.  “El” nghĩa là “trong Thiên Chúa” còn Angel là Thiên thần.  Tổng lãnh Thiên thần có thể xuất hiện cùng lúc ở nhiều nơi.  Trong các Tổng lãnh Thiên thần có 3 vị “nổi tiếng” là Micae, Raphael, và Gabriel được mô tả trong Kinh thánh.  Thế kỷ VIII, Kitô giáo đã biết tôn sùng các Thiên thần.

Micae nghĩa là “Người giống Thiên Chúa” hoặc “Giống như Thiên Chúa”.  Micae là Thiên thần đầu tiên được Thiên Chúa tạo dựng, là vị trưởng trong các TLTT, có nhiệm vụ bảo vệ, khuyến khích, về sức mạnh, sự thật và chính trực.  TLTT Micae bảo vệ chúng ta về thể lý, tâm lý và tình cảm.  Ngài cũng giám sát mục đích sống của chúng ta.  Chức năng chính của ngài là loại bỏ những điều xấu.  TLTT Micae cầm gươm lửa để bảo vệ chúng ta khỏi Satan và những điều tiêu cực.  Khi có ngài ở bên, bạn có thể thấy lấp lánh ánh sáng xanh hoặc đỏ.  Hãy cầu xin TLTT Micae nếu bạn thấy mình bị tấn công về tâm lý hoặc thiếu can đảm giữ lời hứa, thiếu động lực, thiếu lòng tin, thiếu can đảm, mất phương hướng, thiếu nghị lực, thiếu sức sống, thiếu tự tin, và cảm thấy bất xứng.  TLTT Micae giúp chúng ta nhận biết mục đích sống và giúp bảo vệ.

Micae đã chiến thắng Satan (thiên thần sa ngã), ở trong Vườn Địa Đàng để dạy cho Adam cách gieo trồng và chăm sóc gia đình, nói với Môsê trên Núi Sinai, và năm 1950 ngài được tôn vinh là Thánh Micae, “bổn mạng của cảnh sát”, vì ngài giúp can đảm và anh dũng.  Ngài cũng có “bí quyết lạ” về sửa các thiết bị điện và máy móc, kể cả máy tính và xe cộ.  Nếu xe bị hư, hãy cầu xin TLTT Micae!  Ngài giúp chúng ta hành động theo sự thật mà không thỏa hiệp với tính liêm chính và giúp chúng ta tìm ra bản chất và vẫn là chính mình.  Ngài hay giúp đỡ nên khi gặp khó khăn trong công việc, khi bị chứng nghiện nào đó, khi bị bệnh, khi đau khổ, hoặc gặp ác mộng, hãy cầu xin TLTT Micae!

Raphael nghĩa là “Sức mạnh Chữa lành của Thiên Chúa” hoặc “Thiên Chúa chữa lành”.  Chữ Rapha trong tiếng Do Thái nghĩa là “bác sĩ” hoặc “người chữa lành”.  TLTT Raphael giúp chúng ta mau lành bệnh về thể lý và tinh thần nếu chúng ta cầu xin ngài.  Kinh thánh kể chuyện ông Abraham khỏi đau sau khi ông chịu phép cắt bì.  Bạn cũng có thể cầu xin TLTT Raphael thay cho người khác.  TLTT Raphael là người dễ gần gũi và vui vẻ nhất trong các Thiên thần.  Ngài thường được vẽ là người vui vẻ nói chuyện với người khác.  Ngài rất ngọt ngào, yêu thương, tử tế và hiền từ, khi bạn thấy những tia sáng xanh là ngài đang ở gần bạn.  Ngài thường hoạt động với TLTT Micae để trừ các thực thể xấu và luôn “hộ tống” mọi người ở khắp nơi.

Là người chữa lành, TLTT Raphael là “bổn mạng của các du khách” vì ngài đã giúp ông Tôbia trong cách hành trình.  Hãy cầu xin TLTT Raphael khi bạn đi du lịch hoặc đi đây đi đó để được bình an trong chuyến đi.  Ngoài ra, ngài còn giúp việc chuyên chở, cư trú và đồ đạc an toàn.  Ngài cũng nâng đỡ các chuyến hành trình tâm linh, giúp tìm kiếm chân lý và hướng dẫn.

TLTT Raphael dạy ông Tôbia cách làm hương liệu và dầu thơm bằng cá và đã chữa khỏi mù cho người cha của ông Tôbia.  Ngài được cầu xin giúp các y bác sĩ, các thầy thuốc, các nhà trị liệu và các bác sĩ phẫu thuật.  Hãy cầu xin ngài nếu bạn là sinh viên trường y hoặc đang học chữa bệnh và xin ngài giúp bạn học tập tốt.  Ngài không chỉ giúp chữa lành về thể lý và tâm lý, mà ngài còn chữa lành các vết thương lòng từ quá khứ.

Trong các lĩnh vực khác, TLTT Raphael còn giúp tìm lại những thứ bị thất lạc, giúp cai nghiện, giúp sáng suốt, tạo tình đoàn kết. Hãy cầu xin TLTT Raphael!

Gabriel nghĩa là “Sức mạnh của Thiên Chúa” hoặc “Thiên Chúa là Sức mạnh của tôi”.

Chỉ có TLTT Gabriel được mô tả là nữ giới trong nghệ thuật và văn chương, ngài là “sứ giả” và là một trong các TLTT có tên trong truyền thống Do Thái, được coi là một trong hai Thiên thần cao cấp theo truyền thuyết Do Thái giáo và Hồi giáo.  Ngoài TLTT Micae, TLTT Gabriel là Thiên thần duy nhất được nhắc đến trong Cựu ước.  Ngài là TLTT quyền thế và mạnh mẽ, những ai kêu cầu ngài sẽ cảm thấy muốn hành động và sẽ có kết quả tốt.

TLTT Gabriel là người đã truyền sứ điệp cho Thánh Êlidabét và Đức Mẹ Maria về việc thụ thai và sinh con, là Thánh Gioan Tẩy giả và Chúa Giêsu thành Nadarét.  Nếu bạn sắp lập gia đình, hãy cầu xin TLTT Gabriel giúp bạn trong việc thụ thai, sinh sản và dạy dỗ con cái.

TLTT Gabriel có thể giúp chúng ta về nghệ thuật và giao tiếp.  Ngài sẽ hành động như một huấn luyện viên, gợi cảm hứng và kích thích các nghệ sĩ, các nhà báo và những người làm việc về truyền thông, ngài giúp hành động một cách can đảm và mau mắn.

Ngài cũng giúp chúng ta nhận biết ơn gọi đích thực của mình.  Hãy cầu xin ngài hướng dẫn nếu bạn đi không đúng đường tâm linh, nếu bạn muốn hiểu cuộc sống và mục đích sống.  Nếu bạn dự định chuyển nhà, mua bán công to việc lớn hoặc muốn đổi nghề, hãy cầu xin TLTT Gabriel!

Cũng hãy cầu xin ngài nếu cơ thể bạn bị ngộ độc hoặc đầu óc nghĩ về những chuyện xấu, ngài sẽ giúp bạn thanh tẩy hồn xác.  Các phụ nữ bị hãm hiếp hoặc bị quấy rối tình dục, rồi cảm thấy mình ô uế, bị dằn vặt, hãy cầu xin TLTT Gabriel!

Trầm Thiên Thu
(Chuyển ngữ từ AngelFocus.com)

******************

Lạy Tổng Lãnh Thiên Thần Micae,  xin hãy bênh vực che chở cho chúng con trong chốn chiến trường, cùng nên như thành lũy vững bền cho chúng con trông cậy, và chống trả các chước sâu độc ma qủy.  Chúng con sấp mình xuống xin Đúc Chúa Trời ngăn cấm thần ngụy ấy.  Lạy Tổng Lãnh Thiên Thần Micae là tướng quân cai quản cơ binh trên trời, kìa satan và thần dữ đang rảo khắp thiên hạ  hòng làm hư loài người chúng con,  xin người lấy phép Đức Chúa Trời mà xua đuổi chúng xuống hỏa ngục đời đời.  Amen.

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

NỖI LÒNG KHI NGHE BA CHỮ “HÃY THEO TA” (có Youtube)

“Đức Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu.”  (Mt 9:9)

Hôm nay là ngày lễ kính thánh Mát-thêu, Tông Đồ và Thánh Sử, Giáo Hội cho chúng ta nghe lại bài Phúc Âm của chính thánh nhân viết diễn tả lại giây phút Chúa Giêsu gọi thánh nhân theo Ngài.  (Mt 9:9-13).  Khi đọc hoặc nghe đoạn Phúc Âm này có bao giờ bạn tự hỏi không biết cảm xúc của Thánh Mát-thêu ra sao và như thế nào lúc đó?  Tôi tin chắc có lẽ thánh Mát-thêu đã có rất nhiều điều chạy lung tung trong đầu của mình khi Chúa Giêsu đi qua nơi ông đang làm công việc thu thuế.  Cầu nguyện theo cách hình dung tưởng tượng (imagination prayer) là cách hay nhất có thể giúp tìm ra câu trả lời này.  Vậy mời bạn và tôi mỗi người chúng ta hãy tưởng tượng mình là nhân vật “Mát-thêu” trong giây phút gặp Chúa Giêsu, một nhân vật nổi tiếng ngày xa xưa ấy nhé.

******************

Thôi chết rồi, ông Giêsu đang nhìn thẳng vào tôi.  Dạo  gần đây tôi đã nghe nhiều tiếng đồn về con người này.  Người ta đồn đại là có một người xuất thân từ cái làng nhỏ xíu hẻo lánh Na-za-rét có tên là Giêsu đã rao giảng về Thiên Chúa và làm nhiều điều mà từ trước đến giờ chưa có một tiên tri nào làm được…  Thiên hạ nói tùm lum đầu đường góc phố rằng ông Giêsu đã chữa lành mọi thứ bệnh tật như: người què và nằm liệt đi lại được, người cùi được khỏi, người mù được thấy, người điếc nghe được, và ngay cả người đã chết cũng được sống lại.  Đặc biệt là ông Giêsu còn đuổi được cả những thần dữ ra khỏi những người bị ma quỷ nhập vào người nữa.  Khi nghe những lời đồn đại này, trong lòng tôi cũng nổi lên một niềm ao ước được gặp con người này một lần cho biết thật hư ra sao.  Nhưng rồi mặc cảm người thu thuế, một tên “Do Thái gian” làm cho đế quốc La Mã đã dập tắt cái ao ước này ngay từ trong trứng nước.  Nhưng một vài ngày gần đây một người lính La Mã đã nói với tôi là ông Giêsu không kỳ thị bất cứ ai; cả những người lãnh đạo của tôn giáo và quân đội La Mã.  Thậm chí người này còn cho tôi biết là ông Giêsu còn chữa lành người đầy tớ của viên đại đội trưởng La Mã.  Điều này đã làm cho tôi vui trở lại và hy vọng trong lòng.

Các bạn có biết không, cái nghề thu thuế của tôi cũng có nhiều cái khổ lắm chứ không như nhiều người lầm tưởng đâu.  Tôi cảm thấy như mình đang bị mắc kẹt ở chính giữa cái kìm và cái búa.  Tôi phải làm đủ mọi cách để làm sao thu cho đủ số thuế đã ấn định cho nhà cầm quyền La Mã.  Nếu không thu đủ số thuế thì họ sẽ giao việc làm của tôi cho người khác.  Tôi phải ráng thu thập sao để lo cho bản thân mình và gia đình có một đời sống thải mái một chút chứ, phải không?  Nếu tôi không đủ mạnh mẽ chen lẫn dữ dằn, và một chút nhẫn tâm thì những người đồng nghiệp và dân chúng có thể sẽ hủy hoại cuộc sống của tôi và luôn cả gia đình tôi nữa.

Đương nhiên không một ai thích đóng thuế.  Nhưng đó là lỗi của người La-Mã chứ có phải tại tôi đâu.   Đồng hương của tôi không hiểu và không cảm thông cho tôi, nên họ đã giận dữ và khinh bỉ tôi.  Các nhà lãnh đạo tôn giáo Pha-ri-sêu thì cho tôi là loại người dơ bẩn, loại người đáng tránh xa vì lấy tiền của họ và của đồng hương dâng cho chính quyền La-Mã.  Đây thật là một nỗi khổ tâm mà tôi phải chịu đựng mỗi ngày khi bắt gặp những ánh mắt thù hận, khinh bỉ, và những lời nói chửi rủa thậm tệ rất đau lòng.

Vâng, tôi công nhận là tôi đã rất tò mò về ông Giêsu, và mong rằng sẽ có dịp được đứng từ đằng xa để có thể nhìn và nghe ông ta.  Nhưng khổ nỗi là những bận rộn của việc làm đã không cho phép tôi thực hiện điều này.  Ngày hôm ấy thật là một ngày may mắn cho tôi, vì ông Giêsu đã đến với tôi thay vì tôi đến với ông ta.  Tôi đã bủn rủn cả tay chân ra và không còn tâm trí đâu để có thể tính toán cộng trừ với những số tiền thuế khi bắt gặp ánh mắt ông Giêsu.  Từ rất lâu rồi, tôi đã từng thèm khát một ánh mắt nhìn tôi như thế này.  Một ánh mắt dịu hiền chuyển tải một tình thương và lòng cảm thông thay vì là những hận thù và khinh bỉ mà tôi gặp như cơm bữa mỗi ngày từ sáng cho đến tối.  Tôi cảm thấy hình như ông Giêsu đã thấy rất rõ những gì đang xáo trộn, ngổn ngang trong tâm trí và trong trái tim của tôi.  Ánh mắt của ông Giêsu như đang nói với tôi là ông ta đã biết tôi quá mệt mỏi và chán nản tất cả rồi, nhưng tôi lại quá yếu không đủ sức mạnh để có thể đi theo một hướng khác.  Rồi ông Giêsu nói với tôi “hãy theo ta.”  Giọng nói của ông ấy không lớn lắm, nhưng đột nhiên tôi cảm thấy ba chữ “hãy theo ta” vang vọng trong trái tim tôi rất mạnh.  Đây là câu trả lời cho một lối thoát mà tôi hằng tìm kiếm ngày đêm bấy lâu nay.  Tôi đã không ngần ngại bỏ lại tất cả ổ sách, tiền bạc thu thuế và đi theo ông Giêsu ngay lập tức.

Ông Giêsu đưa tay quàng vai tôi.  Lập tức nước mắt  của sự vui sướng đã tuôn trào trong đôi mắt của tôi theo từng bước chân đi của hai chúng tôi.  Các bạn ơi, ngày hôm đó là ngày vui mừng nhất trong lịch sử của cuộc đời tôi.

******************

Đó là nỗi lòng với những uẩn khúc, buồn vui mà Thánh Mát-thêu có thể đã cưu mang ngày xa xưa ấy; mà tôi đã cảm nhận được trong lúc cầu nguyện với phương cách tưởng tượng hình dung.  Tôi tin chắc rằng đời sống của người Kitô Hữu của tôi và của bạn cũng có những giây phút gần giống như của thánh Mát-Thêu.  Trong ngày lễ kính thánh nhân hôm nay, thiết tưởng rằng chúng ta nên làm phút hồi tâm, xét lại xem mỗi người chúng ta đã làm gì với những lúc buồn và vui trong cuộc sống.  Hãy dành một vài phút hồi tưởng lại xem tôi ở đâu và Chúa ở đâu trong những giây phút đó?  Những phút giây đó đã đưa tôi  đi đâu?  Nó đưa tôi tới gần Chúa và gần anh em hơn hay nó đưa tôi xa anh em và xa Chúa hơn?  Cho dù chúng ta đang làm gì đi chăng nữa: đi làm hay về hưu, làm thợ hay làm chủ, nhân viên hay làm xếp, học sinh, sinh viên, tu sĩ, giáo dân v.v… thì hãy mở lòng và ngẩng đầu lên để Chúa Giêsu có thể nhìn vào những mệt mỏi và bối rối trong tâm trí và trong tim của mỗi người chúng ta.  Chúa Giêsu cũng muốn nói “Hãy theo ta” như Ngài đã nói với thánh Mát-thêu ngày xưa, và mời gọi chúng ta đóng một vai trò nào đó qua ơn gọi của mỗi cá nhân cho việc xây dựng nước Thiên Chúa ngay ngày hôm nay ở đời sống hiện tại của mỗi người chúng ta ở trong gia đình, hàng xóm, giáo xứ, tu viện, công sở, trường học, v.v…

Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con gặp được ánh mắt của Chúa
ít là một lần trong đời.

Khi tương lai con đang vững vàng ổn định,
xin hãy nhìn con như Chúa đã nhìn Lêvi
và mời gọi con đứng lên theo Chúa,
bỏ lại tất cả những gì con cậy dựa.
Khi con chẳng còn là mình, vấp ngã như Simon,
xin hãy quay lại nhìn con
bằng ánh mắt xót thương, tha thứ,
để con oà khóc như trẻ thơ.
Khi con khao khát sống cuộc đời hoàn thiện,
xin hãy nhìn con bằng ánh mắt yêu thương
như Chúa đã trìu mến
nhìn người thanh niên giàu có.
Khi con ước mong được thấy khuôn mặt Chúa,
xin Chúa hãy dừng lại và ngước lên nhìn con,
như Chúa đã ngước lên nhìn Dakêu
và cho ông thấy cả tấm lòng bao la bát ngát.

Lạy Chúa Giêsu,
xin dạy chúng con biết nhìn con người hôm nay
bằng ánh mắt của Chúa.

Chúa động lòng thương
khi thấy bao người yếu đau,
thấy đám đông bơ vơ như chiên không mục tử.
Ánh mắt Chúa thấu suốt lòng người.
Chúa buồn phiền khi thấy có kẻ lòng chai dạ đá,
nhưng Chúa cũng vui
khi thấy bà góa nghèo bỏ vào tất cả.
Ðôi mắt Chúa đã từng nhòa lệ
trước cái chết của người bạn thân là Ladarô,
và trước viễn ảnh sụp đổ của thành đô yêu dấu.

 Lạy Chúa, đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn.
Xin cho con qua cửa sổ ấy mà vào tâm hồn Chúa.  

                (Trích trong Rabbouni – Lm Nguyễn Cao Siêu, dòng Tên)
Lạy Thánh Mát-thêu xin cầu bầu cho chúng con.  Amen!

Phó tế Giuse Nguyễn Văn
Lễ Kính Thánh Mát-thêu 19 tháng 9, năm 2017

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

GANH TỴ (có Youtube)

Dường như ganh tị xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo lứa tuổi mà ganh tị biến đổi.  Nó biến đổi mà không phải là biến mất.  Nó lui vào hậu trường nằm chờ cơ hội để cho mối ganh tị khác chiếm hữu trên sân khấu cuộc đời.  Bằng chứng rõ ràng là có những ganh tị xảy ra lúc còn nhỏ, sau này thành người lớn nó lại xuất hiện, và ngay cả tuổi cao niên nó vẫn còn tái diễn, trình làng.  Nhiều vụ kiện cáo vì tranh nhau miếng cơm, manh áo.  Nhiều người ham quyền cố vị vì ganh nhau ăn trên, ngồi trên, có cơ hội đọc diễn văn, tuyên bố, phát ngôn.

Cuộc sống Đông Tây đều có những điểm giống nhau như lúc nhỏ hay ganh ăn.  Lớn hơn chút ganh chơi.  Tuổi thiếu niên ganh nói.  Tuổi thanh niên ganh xe mới.  Tuổi sắp sửa lập gia đình ganh bồ nhí.  Tuổi vào đời ganh nhà cao, cửa rộng, ganh chức tước, ganh tiền, hám danh.  Có đủ ăn mặc, ganh đi đây đó.  Khi về già ganh viện dưỡng lão, và khi chết ganh đám táng lớn, mồ cao, mả rộng.

Ganh về tâm lí phát xuất do tự kiêu.  Cho là mình hơn người mà không được trọng dụng.  Cờ không đến tay không được phất.  Chỉ trích, phê bình cho tài người xuống đề cao tài mình lên.  Ganh trong trường hợp đó thường hay có phản ứng ngược vì càng cố khoe tài càng vạch ra nhiều kẽ hở bất tài.

Về của cải vật chất ganh tị nói lên điều không hài lòng, còn thiếu.  Nếu hài lòng đã không ganh.  Ganh vì tự thấy còn thiếu, muốn có hơn, nhiều hơn.  Ganh vì lòng tham cũng có mà vì nghĩ về mình cũng nhiều.  Nhiều người vay công, mượn nợ để trang hoàng nhà cửa, trưng đeo trên người để tỏ ra mình cũng như người hoặc hơn người.

Ganh ăn chính là trường hợp của người công nhân phàn nàn với ông chủ sau khi đã thoả thuận tiền công nhật là một đồng.  Ông ta than phiền là phải vất vả nắng nôi suốt ngày.  Người thợ thuê giờ sau hết cũng chịu nắng nôi giữa chợ suốt ngày.  Cộng thêm cái lo lắng gia đình lấy của đâu ra cho bữa ăn tối.  Đang lúc anh tuyệt vọng thì ông chủ đến cứu vớt anh.  Không phải chỉ mình anh được ấm no, hạnh phúc mà cả gia đình anh, chung bữa cơm tối, được tụ họp xum vầy.  Điều này cho thấy thực thi bác ái cho người nào đó thì không phải mình người đó hưởng mà cả người thân được hưởng nhờ việc tốt lành.

Nhóm thợ thuê buổi sáng sớm còn được bàn thảo giá cả thuê mướn công nhật.  Nhóm thợ thuê vào giờ sau cùng không hề dám hé môi đặt vấn đề lương bổng.  Có người thuê là mừng rồi.  Còn đâu cơ hội để bàn định giá cả.  Làm nguyên ngày có bữa cơm ngon; làm nửa ngày mong chén cháo lỏng.  Dẫu thế, có vẫn hơn không.  Nhóm thợ đầu tiên biết tiền công nhật một đồng một ngày.  Nhóm thợ thứ hai nhận lời hứa được trả công xứng đáng.  Nhóm thợ thứ ba không được hứa gì cả chỉ biết thế nào cũng được trả công.  Ít nhiều hoàn toàn tuỳ thuộc vào lòng tốt của chủ vườn nho.  Chủ vườn nho thuê thợ không phải vì cần mà vì lòng thương họ bơ vơ, không công việc làm nuôi thân.  Chính ông xác định điều này.  Nếu cần thợ cho vườn nho có lẽ ông đã thuê sáng sớm.  Ông thuê vào giấc giữa trưa, gần tối vì thấy thợ chờ suốt ngày không ai thuê nên ông thuê.  Thuê vì thương hại hơn là nhu cầu.  Như thế việc ít, thợ nhiều.  Nếu tính lợi người ta đã chọn thợ giỏi, lành tay nghề.  Ông chủ vườn nho không tính lợi cho mình mà nghĩ đến an sinh của thợ nhiều hơn.  Làm như thế ông thiệt về tài chánh nhưng lợi về đàng nhân đức, đàng nhân lành.

Người thợ lên tiếng phàn nàn nếu có lòng thương người hẳn phải nhìn biết ông chủ là người tốt và mang lòng cám ơn.  Đàng này điều anh ước mong không thoả nên anh lên tiếng phàn nàn.  Anh thấy lòng tham của anh mà không thấy lòng tốt của ông chủ vườn nho.  Cách nhìn này khá thông dụng giữa các Kitô hữu.  Chúng ta hay than phiền về cuộc sống, về đau khổ, về bệnh tật, về rủi ro mà không nhìn thấy Chúa là Đấng từ bi và nhân hậu.  Chúng ta cũng hay ghen với người này, bì với người khác mà không biết đem lòng cảm tạ những ơn Chúa ban.  Chúng ta không dùng khả năng phát triển tài năng Chúa ban mà phí phạm tài năng vào việc tìm tòi, để ý phê bình, ghen với người khác.  Người mình phê bình thường là người quen, người từng làm ơn hay là bạn chân tình.  Chúng ta thử áp dụng câu ông chủ vườn nho nói với chính mình.  Đặt mình vào chỗ người ghen tị với bạn bè, bà con để xét xem việc mình ganh tị xứng đáng hay mình đang chê trách lòng nhân từ của ông chủ.

Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ thì bạn đã không thoả thuận với tôi một đồng sao?  Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao?  Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng?

Lm Vũ Đình Tường

***************

Lạy Chúa,
xin cho con quả tim của Chúa.

 Xin cho con đừng khép lại trên chính mình,
nhưng xin cho quả tim con quảng đại như Chúa
vươn lên cao, vượt mọi tình cảm tầm thường
để mặc lấy tâm tình bao dung tha thứ.

 Xin cho con vượt qua mọi hờn oán nhỏ nhen,
mọi trả thù ti tiện.
Xin cho con cứ luôn bình an, trong sáng,
không một biến cố nào làm xáo trộn,
không một đam mê nào khuấy động hồn con.

 Xin cho con đừng quá vui khi thành công,
cũng đừng quá bối rối khi gặp lời chỉ trích.
Xin cho quả tim con đủ lớn
để yêu người con không ưa.
Xin cho vòng tay con luôn rộng mở
để có thể ôm cả những người thù ghét con.
 

Rabbouni  

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

VÒNG ÔM BAO DUNG (có Youtube)

Hãy yêu thương nhau như Cha trên trời yêu thương các con.  Đức Giêsu muốn thử thách chúng ta qua câu nói này.  Có nhiều điều ẩn chứa trong câu nói này hơn chúng ta tưởng.  Thiên Chúa yêu thương như thế nào?

Đức Giêsu định nghĩa giúp chúng ta: Thiên Chúa để cho mặt trời chiếu tỏa trên người lành cũng như người dữ.  Chúa yêu thương không kỳ thị, đơn giản ôm vào lòng tất cả mọi sự.  Mặt trời không chiếu sáng một cách chọn lọc, tỏa nắng ấm trên hoa màu vì chúng tốt, không tỏa nắng ấm trên cỏ dại vì chúng xấu.  Mặt trời cứ chiếu sáng và mọi vật tùy theo điều kiện của mình mà hấp thụ nắng ấm.

Đó là sự thật đáng ngạc nhiên: Thiên Chúa yêu khi chúng ta tốt cũng như lúc chúng ta xấu.  Thiên Chúa yêu các thánh trên trời cũng như kẻ dữ ở hỏa ngục.  Họ chỉ đáp trả khác nhau mà thôi.  Người cha nhân từ yêu cả hai người con, người con hoang đàng và người anh cả, yêu cái yếu đuối của đứa này và tính đố kỵ của đứa kia.  Lòng bao dung của người cha không còn lệ thuộc vào việc chúng có hoán cải hay không.  Ông yêu chúng ngay cả khi chúng rời bỏ ông.

Và Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta yêu thương theo cách này.

Chúng ta làm điều đó bằng cách nào?  Trước hết, phải đặt câu hỏi này: Nếu Thiên Chúa yêu chúng ta lúc xấu cũng như lúc tốt, vậy tại sao phải trở nên tốt?  Đây là một câu hỏi rất hay, dù không sâu sắc lắm.  Đương nhiên được yêu thương không bao giờ được hiểu đó là phần thưởng vì mình tốt. Thay vào đó, trở nên tốt, luôn luôn là kết quả của người được yêu.  Chúng ta không được yêu bởi vì chúng ta tốt, nhưng chúng ta hy vọng sẽ trở nên tốt vì chúng ta trải nghiệm được tình yêu.

Nhưng bằng cách nào để chúng ta dang tay ôm mọi người vào lòng một cách không kỳ thị như Chúa?  Bằng cách nào để tình yêu chúng ta tỏa ra với người tốt cũng như với người xấu, mà không cần phải giải thích sống cách nào, làm bất cứ gì là chuyện bình thường?  Bằng cách nào để chúng ta yêu thương như Thiên Chúa và vẫn giữ được con người thật và giá trị thật của mình?

Chúng ta làm điều đó bằng cách giữ vững lập trường và đạo đức của mình một cách đầy yêu thương và độ lượng.  Đức Giêsu có cho một ví dụ về điều này.  Ngài yêu thương mọi người, những người tội lỗi cũng như các thánh, và không bao giờ cho bên nào quan trọng hơn bên nào.  Quả thật, một lòng bao dung đầy yêu thương ôm lấy cả đối nghịch.

Lấy ví dụ: Thử tưởng tượng vào một dịp cuối tuần nào đó, đứa con gái đang học đại học của bạn đi với bạn trai về thăm nhà.  Mặc dù biết chúng đã sống với nhau, nhưng bạn vẫn lúng túng: Bạn có bắt chúng ngủ riêng khi chúng ở nhà không?  Câu trả lời của bạn là có và rõ ràng, bạn nói với con gái, từ tốn nhưng dứt khoát, rằng khi chưa lập gia đình và đang ở dưới mái nhà của bạn, chúng sẽ phải ngủ phòng riêng.  Con gái bạn sẽ phản đối: “Đạo đức giả, giá trị của con không giống ba mẹ, và con tin điều này chẳng có gì sai cả!”

Phản ứng của bạn là không kỳ thị, loại vòng ôm nhưng có phân biệt của Đức Giêsu: Bạn ôm con vào lòng và nói rằng bạn yêu nó, bạn biết hai đứa đã ngủ chung với nhau, nhưng hai đứa không thể làm điều đó trong nhà bạn, dưới mái nhà này.  Mọi chuyện diễn ra trong ngôn ngữ của vòng tay ôm bao dung, vòng tay ôm và con người bạn lúc đó, nói với con gái bạn hai điều rõ ràng sau: “Mẹ yêu con, con là con của mẹ, dù con thế nào chăng nữa, mẹ lúc nào cũng yêu con.  Tuy nhiên mẹ không đồng ý với con chuyện này.”

Vòng tay ôm của bạn không nói, “Mẹ đồng ý với con!”, nhưng đơn giản nói lên rằng, “Mẹ yêu con!” và khẳng định tình yêu của bạn, trong khi bạn vẫn giữ vững lập trường cá nhân và đạo đức của mình, có lẽ hơn bất cứ điều gì bạn trao tặng cho con, điều này sẽ giúp con bạn suy nghĩ nhiều hơn về lập trường đạo đức của bạn và lý do tại sao bạn giữ vững nó một cách sâu đậm.

Vòng tay ôm có sức tỏa ra yêu thương và thông hiểu rộng lớn ngay cả khi bạn cần giữ vững lập trường đạo đức của bạn; cách này là cách cần thiết không những đối với gia đình và cộng đoàn, nhưng còn ở các lãnh vực khác của cuộc sống – nhà thờ, đạo đức, tư tưởng, mỹ học.  Công Giáo Tin Lành, người thuộc phái Phúc Âm và người theo thuyết Nhất Thể, Ki-tô hữu và tín đồ Do-Thái, tín đồ Do-Thái và tín đồ Hồi giáo, tín đồ Ki-tô và tín đồ Hồi giáo, nhóm chống phá thai và nhóm ủng hộ phá thai, người tự do và bảo thủ, người bất đồng quan điểm về hôn nhân và giới tính, người theo thị hiếu cổ điển và theo thị hiếu phổ thông, tất cả phải tìm thấy yêu thương và đồng cảm đủ để có thể ôm nhau, biểu lộ yêu thương và thông hiểu ngay cả khi vòng ôm này không có ý muốn nói các khác biệt là không quan trọng.

Có một thời bảo vệ đức tin, có một thời nói tiên tri, có một thời vẽ trên cát, có một thời vạch ra các khác biệt và hệ quả của nó, có một thời đứng về phía đối lập gay gắt khi các giá trị và thế lực đe dọa những gì thân thiết đối với chúng ta.  Nhưng cũng có một thời để yêu thương qua các khác biệt, để nhận biết là chúng ta có thể yêu thương và tôn trọng nhau khi chúng ta không có chung giá trị, khi những điểm chung che khuất các khác biệt.

Có một thời để thương xót như Chúa thương xót, để mặt trời của chúng ta chiếu cả trên hoa màu và cỏ dại mà không từ chối ai với ai.

Rev. Ron Rolheiser, OMI

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

XÉT ÐOÁN (có Youtube)

Ðừng tự xét đoán, tự nó đã nói lên phần nào tính chất mơ hồ rồi.  Xét đoán được ghép bởi hai động từ khác nhau là xét và đoán.  Xét là tìm hiểu.  Ðoán là phỏng chừng.  Xét thì khó vì phải tìm hiểu hoàn cảnh, phải kiếm nguyên nhân, phải phân tích để có dữ kiện rõ ràng.  Ðoán thì dễ hơn, chỉ cần ước lượng là thế, phỏng chừng như vậy.  Ðộng từ đoán dựa trên những điều không đủ chắc, không rõ sự thật.  Khi nói xét đoán một người thì có phần xét và cũng có phần đoán.  Nhiều khi phần đoán lại nhiều hơn phần xét.  Sai lầm nẩy sinh từ đó.

Trước khi tìm hiểu Kinh Thánh nói về vần đề xét đoán, tôi muốn nhìn xét đoán trong một yếu tố liên hệ giữa con người trên bình diện tự nhiên.  Yếu tố đó là: phức tạp của vấn đề trong việc xét đoán.  Có hai thứ phức tạp.  Phức tạp nơi đối tượng bị xét đoán, chẳng hạn như hoàn cảnh, lương tâm của khách thể.  Và phức tạp nơi chủ thể xét đoán, chẳng hạn như giới hạn tri thức của chủ thể, ảnh hưởng tình cảm của chủ thể khi xét đoán.

Phức tạp nơi đối tượng

“Không ai tắm hai lần trên một dòng sông.”  Dòng nước chảy.  Ðã đi.  Sẽ mất mãi.  Chẳng ai có được hai lần cái tâm tình lúc tuổi mười tám.  Hôm qua đứng bên dòng sông.  Hôm nay trở lại.  Dòng sông còn đó.  Tôi còn đây.  Nhưng không phải là tôi của ngày hôm qua.  Không phải là dòng sông hôm cũ. Nước hôm qua của dòng sông đã mất.  Mây trên bầu trời hôm qua đã tan loãng.  Ðâu rồi?  Và tôi, tâm tình cũng đã đổi thay.  Hôm qua gặp dòng sông thì tâm tình của tôi không thể là nhớ dòng sông được, vì đã xa cách đâu mà nhớ.  Hôm nay trở lại, vì có nhớ dòng sông tôi mới tìm đến.  Như vậy, trong tôi đã mang chất nhớ nhiều hơn hôm qua.  Tất cả đều biến chuyển.  Khi xét một vấn đề mà xét trong hoàn cảnh mọi sự đều thay đổi thì khó mà chính xác.  Trong tôi có thương, nhưng đồng thời cũng có giận.  Tôi ghét đó, nhưng tôi vẫn yêu.  Ðâu là ranh giới mà phương pháp khoa học có thể vẽ lằn mức rõ ràng?

Khi xét một vấn đề phải xét trong bối cảnh của nó.  Mà hoàn cảnh của mỗi người là một thế giới chằng chịt những phức tạp chi ly.  Tôi cũng chưa biết rõ về tôi đủ thì làm sao có thể biết rõ về người?  Càng phức tạp thì càng dễ có sai lầm.

Xét một vấn đề lại phải có tiêu chuẩn để xét, nếu không có tiêu chuẩn người ta không thể đi đến kết luận.  Hai cộng với hai không phải là ba.  Vì tôi đã có tiêu chuẩn hai cộng với hai là bốn.  Sống trong tập thể, con người tuân theo tiêu chuẩn của xã hội.  Nhưng tiêu chuẩn luân lý sâu thẳm vẫn do chính Chúa trong tiếng nói lương tâm.  Câu chuyện người đàn bà ngoại tình trong Phúc Âm nói lên rõ điều này.  Với tiêu chuẩn của tập thể mà xét đoán thì bà phải ném đá chết vì những hành động tội lỗi.  Nhưng tiêu chuẩn của Chúa lại khác.  Trước mặt xã hội bà bị kết án.  Trước mặt Chúa bà được thứ tha (Yn 8,1-11).  “Ngươi chỉ nhìn thấy trước mắt còn Yavê trông thấy điều ẩn náu trong lòng” (1Sam 7).  Chính điều “ẩn náu trong lòng” này là yếu tố quyết định tối hậu cho việc xét đoán thì tôi lại không bao giờ biết được.

Ðiều “ẩn náu trong lòng” là lương tâm.  Ðề cập đến lương tâm là đề cập đến vấn đề riêng tư nhất.  Ðã là riêng tư thì làm sao tôi biết.  Mà không biết thì làm sao tôi định lượng giá trị.  Tôi có kinh nghiệm của riêng đời tôi.  Lương tâm người khác thì tôi đành chịu.  Thí dụ, một người ăn trộm một trăm đồng.  Hành động ăn trộm chưa phải là tội.  Nếu họ bị khủng bố, cưỡng bách thì sao có thể là tội?  Tôi thấy hành động ly dị, ngoại tình.  Nhưng nguyên do đưa đến?  Mức độ ý chí lương tâm của họ ra sao?  Tôi không thể biết.  Khi không xét được, không biết đủ sự kiện thì tôi đoán chừng.  Có đoán chừng là có sai lạc.

Hành động phạm tội chưa phải là tội cho đến khi có mặt của ý chí và lý trí.  Mà mức độ ý chí, khả năng lý trí, lương tâm kẻ khác thì tôi không biết.  Như vậy, xét đoán của tôi có thể dựa trên hành động ngoại tại.  Mà hành động bên ngoài, tự nó chưa có giá trị quyết định, thì công việc xét đoán của tôi có giá trị không?  Làm sao có thể có một giá trị vững chắc khi mà giá trị đó xây dựng trên một nền tảng không có giá trị vững chắc?  “Ngươi là ai mà xét đoán gia nhân người khác?  Nó đứng hay nó ngã, mặc chủ nó, song nó sẽ đứng vững, vì Chúa có đủ quyền năng cho nó đứng vững” (Rom 14,4).

Phức tạp nơi chủ thể

Cái phức tạp rõ ràng nơi tôi là sự giới hạn tri thức của tôi.  Có điều hôm qua nhớ, hôm nay đã quên.  Trí tuệ và sự hiểu biết không hoàn hảo thì không bao giờ tôi có một xét đoán hoàn toàn trung thực.  Muốn xét đoán đúng, tôi phải biết rõ, thông suốt.  Ðiều này chỉ có Chúa mới đủ khả năng mà thôi.

Tôi đã có hình ảnh không đẹp về một linh mục.  Gần một năm trời tôi nhìn linh mục với hình ảnh như vậy.  Mùa hè năm đó, linh mục mua cây về trồng chung quanh nhà xứ.  Việc đào hố trồng cây đã không được tính toán kỹ, nên phải làm đi làm lại nhiều lần.  Số tiền trả nhân công quá tốn.  Tôi thấy linh mục làm việc không có chương trình, kế hoạch rõ ràng.  Số tiền ấy để làm được bao nhiêu việc quan trọng khác?  Mùa hè năm sau, trở lại giáo xứ cũ, Chúa đã cho tôi một ân sủng, một kinh nghiệm về xét đoán tha nhân.  Ðối với tôi, linh mục đã là người tiêu tiền của nhà xứ không tính toán.  Mùa hè lần này, trong lúc nói chuyện với cha già đã về hưu, tôi phàn nàn về việc cha xứ tiêu tiền như vậy.  Lúc đó, cha già cắt nghĩa cho tôi hiểu là trong giáo xứ có mấy gia đình nghèo quá không đủ gạo ăn.  Cha xứ thì tế nhị không muốn giúp đỡ họ bằng tiền bạc vì họ sẽ mang ơn.  Cha đã bày việc để gọi mấy đứa con của họ đến nhà xứ làm, hầu cha xứ lấy cớ trả công cho họ.  Hành động quá tế nhị đến nỗi họ không hề biết là cha xứ muốn giúp đỡ gia đình họ.  Cha muốn họ nghĩ là tiền lương do công của con họ làm để họ khỏi phải mang ơn ngài.

Nghe xong câu chuyện, tôi thấy như nắng chiều nhạt xuống.  Nặng nề trong hồn.  Ðó là hình ảnh quá đẹp của một linh mục sống đức tin.  Tôi thấy mình đã nhỏ nhoi và tầm thường.  Gần một năm trời tôi đã giữ hình ảnh không đẹp về linh mục đó.  Bây giờ tôi mới hiểu những việc rất thường mà tiền công thì cha trả rất nhiều.  Ðối với tôi, linh mục đã là người không biết tính toán để tốn tiền bạc.  Nhưng chính ngài đã tính toán rất cẩn thận để tìm lối giúp đỡ giáo dân của mình.  Tình thương bao giờ cũng có sáng kiến.

Nếu tôi đem câu chuyện linh mục tiêu phí tiền bạc của nhà xứ mà nói cho những người khác để họ cũng có hình ảnh xấu về linh mục như vậy thì tội nghiệp cho ngài biết bao.  Nếu tôi có nói xấu thì chắc ngài cũng không đính chính việc ngài làm.  Những tâm hồn cao thuợng là những tâm hồn dám âm thầm chấp nhận đau đớn cho một lý tưởng.  Những tâm hồn nhỏ nhen khi thấy người khác im lặng thường coi đó như một chiến thắng.  Những xét đoán sai lầm và nói cho người khác để rồi họ không hiểu đúng về một người, trước mặt Chúa có thể là lỗi rất nặng.  Phúc Âm thánh Yoan gọi những xét đoán đó là: “Các ngươi căn cứ vào xác thịt mà xét đoán” (Yn 8,15).

Tôi thiếu tri thức nhận diện dữ kiện để nhìn ra sự thật.  Tri thức nào có đủ khả năng để đi vào những chi ly, phức tạp như văn hóa, giáo dục, tập quán, gia đình, tâm lý, sức khỏe của cả chủ thể xét đoán và khách thể bị đoán xét?

Một nghịch cảnh thông thường, nhưng đáng sợ nằm ẩn kín trong tôi đó là tình cảm của mình.  Thương ai tôi muốn làm vừa lòng người đó.  Tôi nhớ.  Tôi mong.  Nếu nỗi nhớ càng sâu và nỗi mong càng cao thì những sai lầm mà tôi sẵn sàng làm để chiều lòng người đó càng nặng.  Tình cảm có sức ma thuật che mờ lý trí và đẩy ý chí vào hành động cuồng dại.  Nó quá nhẹ nhàng nên tôi không nghe tiếng động. Nó quá sắc nên tôi không thấy vết thương.  Xét đoán của tôi không sao tránh khỏi “căn cứ vào xác thịt mà xét đoán.”

Lạy Chúa, con không thể nhìn thấu suốt tâm hồn tha nhân được, vì thế xét đoán của con bao giờ cũng là xét đoán “căn cứ vào xác thịt.”  Căn cứ vào xác thịt thì có sai lầm.  Khi con xét đoán sai lầm là con gây bất công cho kẻ khác.  Xét đoán của con không làm tha nhân ra xấu thêm, nhưng hậu quả của nó là làm con mất bình an.  Tâm hồn con không còn thanh thản, tươi sáng nữa, mà vương vấn vì những ý nghĩ đen tối.  Con đã tự đem mảnh trời u ám mặc lấy hồn mình.

Từ ý nghĩ xấu về tha nhân sẽ làm con xa tha nhân.  Từ chỗ xa cho đến chỗ nói thêm về tha nhân những điều họ không có là một bước rất gần.  Từ đó, bức tường ngăn cách cứ thế mà xây cao.  Nghi kỵ loang ra như một vềt dầu, làm hoen ố tất cả hồ nước xinh đẹp của cuộc sống.  Khi con xây tường cũng ngăn cách chính mình.  Thí dụ, Phúc Âm đã thuật lại thái độ của Pharisiêu.  “Các người thu thuế cùng những kẻ tội lỗi thường lui tới bên Ngài để nghe Ngài.  Và Biệt Phái kêu trách.  Họ nói: ông ấy tiếp nhận quân tội lỗi và cùng ăn với chúng” (Lc 15,1-2).  Thái độ của những người Pharisiêu luôn luôn là xét đoán.  Xét đoán đem đến đối nghịch.  Pharisiêu đã tự tách biệt họ ra, nhưng sự tách biệt này lại cô lập chính họ với ân sủng thiêng liêng là chính Chúa.

Phúc Âm dạy về xét đoán

Chỉ có Chúa mới thấu suốt tâm hồn mọi người, nên Chúa Cha đã dành quyền xét xử cho một mình Chúa mà thôi: “Mọi việc xử án ban cho Con” (Yn 5,22).  Như thế, khi con phán đoán để xét xử về một người là con giành quyền đó của Chúa.  Thánh Yacôbê cũng viết: “Xét đoán anh em là xét đoán Lề Luật.  Nếu ngươi xét đoán Lề Luật thì ngươi không còn là kẻ giữ Luật, mà là Thẩm Phán.  Chỉ có một Ðấng lập Luật và là Thẩm Phán, Ðấng có quyền cứu rỗi và tiêu diệt.  Ngươi là ai mà dám xét đoán đồng loại” (Yc 4,11-12).  Con lấy quyền không thuộc về con là con đã tái lập lại tội của Adong, Evà ngày xưa là “muốn trở nên như Thiên Chúa biết cả tốt xấu” (Kn 3,5).  Ý nghĩa sâu xa của tội xét đoán là ở đó, chứ không phải chỉ là gây bất công.

Với tiêu chuẩn của xã hội, khi thấy một người sa ngã, xã hội kết án ngay.  Kẻ bị kết án thì đau khổ một mình.  Nhưng nguyên nhân của sa ngã có thể là do một người khác đã rải gai xuống lối đi của họ.  Biết đâu những gai đó đã do chính con gây ra.

Hoàn cảnh, lương tâm của một người là vùng đất vô cùng thánh, con không thể dẵm chân vào được, chỉ có Chúa mà thôi.

Chúa đã căn dặn con trong Phúc Âm thánh Yoan rất chi tiết: “Ta không xét xử ai, và nếu ta có xét xử, thì án của Ta chân thật, vì Ta không chỉ một mình nhưng có Ta và Ðấng đã sai Ta” (Yn 8,15-16).  Trong mọi biến cố, Chúa cầu nguyện với Chúa Cha, rồi thi hành ý của Chúa Cha.  Riêng việc xét xử, thì chẳng những Chúa xét xử theo ý Chúa Cha, hơn nữa, Chúa không xét xử một mình, mặc dù đã được Chúa Cha trao quyền, mà Chúa lại còn xin Chúa Cha xét xử cùng với mình.  Cách cư xử cẩn thận của Chúa làm con lo sợ vì đã bao lần con quá coi thường, xét xử tha nhân.

Thánh Phaolô cũng căn dặn con: “Chính điều ngươi xét đoán kẻ khác, ngươi kết án chính mình ngươi” (Rom 2,1).  Và khi con xét đoán người khác là con “khinh thường kho tàng phong phú là lòng nhân từ, kiên nhẫn và quảng đại của Chúa” (Rom 2,4).

– Nếu con cần lòng nhân từ của Chúa đối với con thì tại sao lại khinh thường lòng nhân từ của Chúa với người khác?

– Nếu con cần lòng kiên nhẫn của Chúa để con có thời gian làm lại cuộc đời sau khi lầm lỗi thì tại sao con lại khinh thường lòng kiên nhẫn của Chúa với người khác?

– Nếu con cần lòng quảng đại của Chúa đối với sa ngã của con thì tại sao con lại khinh thường lòng quảng đại của Chúa với người khác?

Lạy Chúa, con cần ơn Chúa rất nhiều để kìm hãm mình khi con muốn xét đoán kẻ khác, vì đây là lời mời gọi cám dỗ rất nguy hiểm, nó đã gây nên biết bao đổ vỡ, xa cách.  Một thứ cám dỗ rất nguy hiểm được bao bọc bằng những lý do hết sức tinh vi.

LM Nguyễn Tầm Thường, S.J – Trích trong “Nước Mắt và Hạnh Phúc”

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

MỘT TIN MỪNG KHÓ GIỮ (có Youtube)

Sau lúc đem ra một số lời giáo huấn về đời sống cộng đồng, Chúa đã nhấn mạnh đến bổn phận tha thứ.  Bài Phúc âm tự nó đã rõ ràng.  Tuy thế cũng cần phải nói rõ thêm một vài điều.  Ta biết rằng danh từ “bảy mươi bảy lần” của Phúc âm có nghĩa là vô cùng.  Hơn nữa còn phải đọc thêm dụ ngôn người đầy tớ tàn nhẫn để tìm ra bài học chính yếu mà Chúa Giêsu muốn dạy ta, mà không dừng lại ở các chi tiết của câu chuyện để tìm cho cái chi tiết ấy một ý nghĩa.  Bài học chính yếu để sự tha thứ của loài người liên quan với sự tha thứ của Thiên Chúa.  Các chi tiết của câu chuyện tả lại cho chúng ta một khía cạnh của triều đình Đông phương vào thời Chúa Kitô, nhất là những gì liên quan đến quyền tùy nghi quyết định của nhà vua trên thường dân.  Chúa Giêsu đi từ một sự thực có sẵn trong óc của mọi người để xây dựng câu chuyện và rút ra một bài học: Chúa Cha ở trên trời sẽ hành động giống như ta suy nghĩ và hành động với các anh chị em khác.  Lúc suy nghĩ về sự tha thứ Phúc âm, ta thấy Thiên Chúa có tham vọng nâng chúng ta lên ngang hàng với sự cao cả riêng Ngài.  Sau đây là một vài điểm dùng làm mốc để suy nghĩ.

1) Không nên giam hãm một ai trong sự xúc phạm đã qua.  Khi chúng ta phải tha thứ, thì thường là liên quan đến một sự xúc phạm nằm trong quá khứ.  Nhưng kẻ xúc phạm, tác giả của sự xúc phạm, đang sống trong hiện tại.  Con người ấy trong giây phút hiện tại không cùng là một con người như lúc xúc phạm nữa.  Do đó chúng ta phải nhìn người ấy một cách khác.  Tha thứ là chấp nhận kẻ khác như họ đang sống bây giờ, chứ không phải là xua đuổi họ, như họ đã đối xử trong quá khứ.

2) Người ta sẽ bảo rằng: nếu kẻ ấy quay lại làm thiệt hại ta như trước, nếu kẻ ấy tái phạm ta phải đối xử như thế nào? Phúc âm trả lời: vẫn tha thứ.  Điều này không có nghĩa là ta khỏi phải đề phòng.  Tuy nhiên Phúc Âm cấm ta không được làm hại họ, hơn nữa lòng ta còn phải đi xa tới chỗ lấy ân đền oán.  Có lẽ sẽ bảo là muốn làm được như thế phải có chí anh hùng.  Thiên Chúa đã hành động với chúng ta như thế nào?  Chúng ta là những người có tội hay sa đi ngã lại mà Thiên Chúa vẫn luôn luôn tha thứ khi có dấu hiệu mảy may là chúng ta hối cải.  Thiên Chúa không ngớt mong muốn điều lành cho chúng ta.

3) Người ta thường nói: tha thứ thì được mà bỏ quên thì không.  Sự tha thứ mới là đối tượng của giới răn chứ đâu phải là sự bỏ quên.  Bỏ quên lỗi của kẻ khác nằm ngoài quyền hạn của ý chí và phải chăng đó là điều đáng mong ước?  Khi chúng ta nhớ lại một ân huệ đã lãnh nhận, chúng ta có thể lợi dụng đó để khơi dậy lòng biết ơn và đó là điều rất tốt.  Khi nhớ lại một sự thiệt thòi đã chịu, chúng ta lợi dụng đó để tha thứ một lần nữa và làm cho sự tha thứ càng lớn mạnh.  Trong cả hai trường hợp trí nhớ có thể giúp chúng ta làm điều thiện.  Khả năng nhớ lại đặt chúng ta gần với tư tưởng của Chúa vì Người thu gọn tất cả quá khứ của thế giới trong cái hiện tại vĩnh viễn nhưng là để yêu mến.

4) Sự tha thứ mà Phúc âm đề xướng là một món quà cho không, ngay cả với những người không xứng đáng.  Điều này cũng có nghĩa là phải cầu nguyện, để kêu cầu ơn Chúa là sức mạnh phi thường và linh thiêng khiến lòng người có khả năng lướt thắng chính mình, đến nỗi thực hiện được những công việc quá sức loài người.

Achille Degeest (Trích trong “Lương Thực Ngày Chúa Nhật”)

***************

Hãy tha thứ

Tha đi anh.
Hãy để sự hiềm khích và báo thù cho người hèn mọn.
Vết thương và nọc độc của lời hằn thù
Không xứng với con cái Ánh sáng… 

Tha đi anh.
Hãy tìm sự cao thượng, tha thứ là đó.
Tìm sự cao thượng, là sống với đại nhân:
những người có lòng quảng đại,
những người có tư cách và can đảm. 

Hãy tha thứ,
Hãy để mạch nước hằng sống tuôn trong anh,
để nước chảy và rửa để luyện lòng trí anh.
Như vậy, anh sẽ được bình an.
Như vậy, nắm tay anh sẽ dịu dần
Và anh sẽ thấy tay anh mở ra để gặp gỡ và tha thứ. 

Một tay có thể mang gánh nặng của người khác ,
Một tay có thể gạt lệ người khiêm tốn,
Một tay thắm đượm tình anh em,
Tay con người đưa để bắt tay nhau
Và giống tay Chúa.

Hiền Hoà chuyển dịch

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

ĐỨC MẸ SẦU BI (có Youtube)

Trong tháng 9 có lễ kính Đức Mẹ sầu bi (15/9).  Dịp này Hội Thánh nhắc cho chúng ta nhớ vai trò của đau khổ trong cuộc đời Đức Mẹ, để chúng ta cũng hiểu vai trò của đau khổ trong cuộc đời chúng ta.

I. Vai trò của đau khổ trong cuộc đời Đức Mẹ

Đức Mẹ phải đau khổ.  Đau khổ vì con mình là Chúa Giêsu.  Đau khổ vì nhân loại là đàn chiên Chúa muốn cứu chuộc.

Thực vậy, Chúa Giêsu là Tin Mừng đặc biệt cho Đức Mẹ.  Nhưng Người cũng là nguyên nhân khiến Đức Mẹ phải đau đớn.  Đau đớn vì cảnh nghèo nàn thiếu thốn, khi sinh con trong hang đá Bêlem.  Đau đớn vì cảnh đi trốn nhọc nhằn, khi đem con lánh nạn sang Ai Cập.  Đau đớn vì cảnh lạc mất con, khi từ đền thánh trở về.  Đau đớn vì cảnh lao động lầm than mấy chục năm giữa xóm nghèo ở Nadarét.  Đau đớn vì cảnh Chúa Giêsu bị bắt bớ và bị tử hình trên thánh giá ở núi Golgôta.

Những đau đớn đó phải được cắt nghĩa vì lý do cứu chuộc nhân loại.  Nhân loại được Chúa đoái thương cứu chuộc.  Nhiều người đã đón nhận ơn đó.  Nhưng nhiều người đã từ chối ơn đó.  Không những thế, họ còn xỉ vả, bắt bớ và kết án chính Đấng Cứu chuộc.

Khi thấy như thế, Đức Mẹ rất đau lòng.  Mẹ nhận ra lời tiên tri Simêon xưa đã ứng nghiệm . Chúa Giêsu vừa là duyên cớ cho nhiều người được chỗi dậy, và cũng là duyên cớ cho nhiều người phải vấp ngã (x. Lc 2,34).

Đức Mẹ đã đau đớn thế nào?  Tiên tri Simêon tả đau đớn đó bằng một câu rất tượng hình: “Còn chính Bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà” (Lc 2,35).

Khi trái tim bị gươm vật chất đâm thâu, người ta cảm thấy đau đớn như phải chết dữ dằn.  Khi tâm hồn bị gươm vô hình đâm thâu, người ta cảm thấy đau khổ cũng như một thứ chết khốn cực.

Để có một cái nhìn đúng đắn về đau khổ nơi Đức Mẹ, chúng ta nên nhớ mấy điều sau đây:

       1) Đau khổ của Đức Mẹ là tiếng nói sâu thẳm của tình yêu

Tâm hồn nào càng mến Chúa nhiều, càng cảm thấy đau nhiều, khi thấy tình yêu Chúa bị xúc phạm. Tâm hồn nào càng yêu người nhiều, càng cảm thấy khổ nhiều, khi thấy người khác rơi vào cõi khổ.  Đức Mẹ mến Chúa hết tâm hồn, và yêu thương nhân loại hết lòng.  Nên Đức Mẹ dễ nhạy cảm trước bất cứ sự gì xúc phạm đến Chúa và làm hại cho phần rỗi loài người.

Nhạy cảm, nhạy bén là đặc tính cao độ của trái tim Mẹ.  Lúc đó, đau khổ nơi Mẹ sầu bi là một tiếng nói sâu thẳm nhất của tình yêu.

Được mến yêu Chúa nhờ ơn Chúa ban, Đức Mẹ cảm thấy một thế giới mới.  Xưa thánh Phaolô quả quyết: “Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi.  Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi” (Pl 3,7-8).

Thánh Phaolô còn cảm thấy thế.  Phương chi Đức Mẹ.  Đức Mẹ được ơn hiểu thế nào là tình yêu thương xót Chúa, nên Đức Mẹ sẽ rất đau khổ, khi thấy tình yêu thương xót ấy bị người ta dửng dưng, xa tránh, chối từ, chống đối.

        2) Đau khổ của Đức Mẹ là tiếng nói của người được ơn hiểu biết ý nghĩa sự tội

Sẽ là ảo tưởng, nếu nghĩ rằng học hỏi giáo lý về tội, nghiên cứu các sứ điệp về sám hối của những lần Đức Mẹ hiện ra, là sẽ hiểu biết thấu đáo ý nghĩa sự tội.  Không đâu, ý nghĩa về tội sẽ chỉ hiểu được sâu sắc nhờ ơn Chúa ban, do cầu nguyện, tĩnh tâm, đổi mới tâm hồn thực sự.  Thánh Gioan Baotixita xưa đã dành cả đời rao giảng về sự sám hối.  Ngài nói: “Anh em hãy sinh những hoa quả xứng với lòng sám hối” (Lc 3,8).  Ngài đã răn đe những ai coi thường tội lỗi.  Vì Ngài hiểu biết rất rõ tội lỗi sẽ đưa con người xuống cõi khổ cực ghê gớm đời sau.

Chắc chắn Đức Mẹ còn hơn thánh Gioan Tiền Hô, nên Người phải rất đau đớn khi thấy bao người nhởn nhơ đi vào đàng tội.

        3) Đau khổ của Đức Mẹ là tiếng nói của người biết sự quan trọng trong tuyệt đối của phần rỗi

Xưa cũng như nay, nhân loại để sự tự do lôi kéo mình vào những gì nguy hiểm cho phần rỗi.  Phần rỗi không phải là một hạnh phúc trả bằng giá rẻ.  Nhưng thực tế cho thấy vô số người không quan tâm đủ đến phần rỗi.  Trước cảnh đó, Chúa Giêsu đã cảnh cáo: “Nếu người ta được cả thế gian, mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì?  Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?” (Mt 16,26).

Với cái nhìn đó, Chúa Giêsu khuyên người có trách nhiệm hãy cố gắng đi tìm một con chiên lạc, hơn là quây quần với 99 con chiên ngoan (x. Mt 16,12-14).

Đức Mẹ rất hiểu thế nào là thiệt mất phần rỗi, nên Người đã rất đau khổ trước cảnh bao người không quan tâm đến phần rỗi.

Như thế, nói chung, đau khổ nơi Đức Mẹ đã giữ một vai trò hết sức quan trọng, đó là làm chứng cho tình yêu xót thương của Chúa.  Đức Mẹ sầu bi vì thế sẽ là một an ủi lớn cho chúng ta, khi chính chúng ta cũng bị đau khổ trong cuộc đời.

II. Vai trò của đau khổ trong cuộc đời chúng ta

Đời là bể khổ.  Riêng những người con Chúa sẽ gặp trong đời mình không thiếu nỗi đau như gươm đâm thấu tâm hồn mình.

Ở đây, tôi chỉ xin chia sẻ đôi chút kinh nghiệm.

Tiên vàn, chúng ta phải có một ý hướng tốt lành này về những đau khổ của ta.  Ý hướng tốt lành đó là muốn những đau khổ ta chịu sẽ có sức làm chứng cho tình yêu Chúa.

Để được như vậy, hằng ngày chúng ta dâng mọi thứ đau khổ của ta cho Đức Mẹ sầu bi, xin những đau khổ của Mẹ thanh luyện những đau khổ của ta.  Bởi vì rất nhiều đau khổ của ta phát xuất từ tính kiêu ngạo, ghen tương, ham hố và ích kỷ muốn theo ý riêng mình.

Khi đau khổ, chúng ta dễ có khuynh hướng đổ trách nhiệm cho người khác.  Nên coi đó là nghịch với đức ái khiêm nhường, tự nó lại gây đau khổ cho chính mình và cho người khác.  Ở đây xin phép nhắc lại ba lời khuyên của thánh Augustinô:

  1. Chớ tự coi mình là quan toà xét xử kẻ khác.
  2. Xét đoán tội người khác thì phải khiêm tốn và trọng sự thật. Rất nhiều lần ta đổ cho người khác những lỗi lầm người ta thực sự không có.
  3. Nếu người ta có tội, thì cũng nên nhận người ta có thể có nhiều công phúc, công khai và âm thầm.

Để đào tạo thường xuyên trái tim ta, ta nên để ý xét mình về việc ta có chia sẻ những đau khổ đủ thứ xảy đến cho đồng bào xung quanh không?  Nhất là ta có hỏi Chúa về việc Chúa cùng đau khổ với bao người.  Chúa đau khổ với họ, mà ta không để ý.

Đức Mẹ sầu bi sẽ cho ta thấy: Thánh giá là duyên cớ của sự vấp ngã, nhưng cũng là căn nguyên của sự vinh quang.  Mẹ sầu bi sẽ làm cho những vết thương lòng của ta trở thành dòng sông thiêng liêng chuyển ơn cứu độ đến các linh hồn.

GB Bùi Tuần

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

THINH LẶNG (có Youtube)

Cần phải sống cái thinh lặng, bởi vì đó là con đường đi vào chính bản thân mình để biết mình.  “Hỡi người, hãy tự  biết mình” (Socrate), đó là giềng mối của mọi sự khôn ngoan.

Trên phương diện nhân bản, ta thấy rằng chỉ có thinh lặng mới giúp ta thực sự lắng nghe để  thấu hiểu và đón nhận người khác một cách chân thực như chính họ đang là, và giúp ta bước vào sự tương giao chân thực.  Để nghe được một tâm hồn, phải trở nên nội tại trong mầu nhiệm của tâm hồn ấy.  Vì thế, cần phải tránh tiếng ồn ào và dư luận bung xung bên ngoài, nghĩa là tất cả những gì ngăn cản ta thực sự nghe được.  “Người ta sẽ tin bạn không phải vì bạn nói nhiều, nhưng vì bạn biết thinh lặng để lắng nghe” (Paul Xardel).  Trong đời sống trí thức và làm việc cũng vậy: “Lời nói là nhất thời, im lặng là vĩnh cửu.  Trí tuệ chỉ làm việc được trong thầm lặng, công trạng chỉ đạt tới trong lặng thầm” (Carlyle).

Trên phương diện tâm linh, thinh lặng càng cần thiết hơn, bởi vì tiếng ồn bên ngoài gây biến động tinh thần thay vì dẫn đưa nó đi vào chiều sâu của tâm hồn.  Và còn hơn nữa, tiếng ồn bên trong xóa mất dấu vết của sự thật mà ta khao khát tìm kiếm.  Bởi vậy, “Những con người biết yêu sự thật là những con người của thinh lặng” (Zundel).  Bao lâu còn ở trong sự ồn ào nội giới, con người vẫn còn bị mê đắm trong cái tôi của mình và trong sự sục sôi của dục vọng.  Thinh lặng là thước đo chiều sâu của đời sống nội tâm.  Không có gì quí trọng và tinh tế cho bằng cái quân bình thinh lặng, tuy nhiên nó không ngừng bị đe dọa  bởi tiếng ồn ào mà ta tự gây nên cho chính mình.  Chỉ có thinh lặng mới mạc khải cho chúng ta những vực thẳm của cuộc sống.  Chỉ có nó mới làm cho chúng ta tiến tới tinh thần, tiến tới đời sống tâm linh cao vượt mà con người hằng khát khao mong mỏi.

  1. Lời Chúa vang lên trong thinh lặng

Trong sách các Vua quyển 1 (19, 9… ), chúng ta gặp trình thuật kể lại cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa với ngôn sứ Elia trên núi Hôrep để trốn lánh sự truy sát của Vua A- cáp và hoàng hậu Giêr-ra-ben.  Ông vào một cái hang và nghỉ đêm tại đó.  Có lời Đức Chúa phán với ông: “Ê-li-a ngươi làm gì ở đây?”  Ông thưa: “Lòng nhiệt thành đối với Đức Chúa, Thiên Chúa các đạo binh nung nấu con, vì con cái Ít-ra-en đã bỏ giao ước với Ngài, phá huỷ bàn thờ, dùng gươm sát hại các ngôn sứ của Ngài.  Chỉ còn sót lại một mình con mà họ đang lùng bắt để lấy mạng sống con.”  Người nói với ông: “Hãy ra ngoài và đứng trên núi trước mặt Đức Chúa.  Kìa Đức Chúa đang đi qua.”  Gió to bão lớn xẻ núi non, đập vỡ đá tảng trước nhan Đức Chúa, nhưng Đức Chúa không ở trong cơn gió bão.  Sau đó là động đất, nhưng Đức Chúa không ở trong trận động đất.  Sau động đất là lửa, nhưng Đức Chúa cũng không ở trong lửa.  Sau lửa có tiếng (gió hiu hiu) thì thào, êm nhẹ”, và Chúa ngự trong tiếng thì thào êm nhẹ.

Thật ra, Lời Chúa vang lên trong mọi biến cố của cuộc sống: trong những lúc đau thương dập vùi âm ỉ cũng như trong những lúc êm ái nhẹ nhàng.  Nhưng bài học rút ra từ trình thuật trên là cung cách mà vị ngôn sứ tiếp nhận Lời Chúa.  Ông đã tiếp nhận Lời Chúa một cách thanh thản trong thinh lặng.  Cảnh tượng của câu chuyện xảy ra giữa đêm tối, trong sa mạc, trên núi cao và hết sức quạnh hiu.  Về khía cạnh này, ngôn sứ Elia thực sự đã hiện thân trở lại trong đời sống của Gioan Tẩy Giả, vì với Gioan Tẩy Giả, “Lời Chúa cũng đến trong sa mạc” (Lc 3, 2).  Từ ý nghĩa trên chúng ta xác định 2 điều:

  1. Với một tâm trạng lo âu, bồn chồn, xao xuyến và náo động thì con người không có khả năng và cung cách tiếp nhận Lời Chúa, mà chỉ với tâm hồn tha thiết muốn lắng nghe trong thanh thản và bình lặng.
  2. Khung cảnh tĩnh mịch, vắng vẻ bên ngoài là môi trường hết sức cần thiết để Lời Chúa vang lên.

Những điều đó đã được Tân Ước làm nổi bật lên khi Chúa Giêsu lên tiếng dạy “khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh em, Đấng hiện diện nơi kín đáo (Mt, 6, 6).  Chính Chúa Giêsu cũng đã làm như vậy trong đời sống hằng ngày khi “Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó” (Mc 1, 35).

Trong tiến trình tu đức, thinh lặng bên trong và bên ngoài là điều kiện thiết yếu không thể thiếu (sine qua non) để mở ra một môi trường thuận lợi cho Lời Chúa đến với ta.  Nếu Lời Chúa đến với ta rất hiếm hoi thì nguyên do chỉ vì thiếu sự tĩnh lặng.  Thánh Ignatio cho biết rằng Lời Chúa bao giờ cũng vang lên từ trong tĩnh lặng [1], vì đó là điều kiện “thanh tịnh của Lời Chúa”.  Trước khi rước Mình Thánh Chúa, ta phải giữ chay và lòng thanh tịnh như thế nào, thì ta cũng phải chay tịnh để đón nhận Lời Chúa như vậy: giữ chay tịnh cho khỏi cái nhộn nhịp của bản thân cũng như của tha nhân.  Lời Chúa quyết liệt đòi buộc chúng ta phải tránh xa sự náo nhiệt của trần gian đến độ khi sai các môn đệ đi rao giảng, Chúa Giêsu đã dặn dò các ông “đừng chào hỏi ai dọc đường”(Lc 10, 4): nghĩa là phải tránh mọi thứ xáo trộn và rườm rà phụ thuộc bên ngoài làm phân tán sự bình lặng bên trong, làm cho việc rao giảng Lời Chúa trở nên bất lợi, mất đi tính cách hữu hiệu của nó.  Ở đây không phải chỉ đơn thuần là vấn đề giữ thinh lặng, mà là sống cái thinh lặng.  Sống cái thinh lặng nghĩa là làm cho cái TÔI hoàn toàn trống rỗng, là dành riêng một cõi riêng tư cho Lời Chúa được lên tiếng trong cuộc sống và lời rao giảng của mình, như thánh Phaolo đã nói về chính Ngài (Rm 1, 1).  Khi càng tiến sâu vào sa mạc của sự tĩnh lặng, người ta càng phải vứt bỏ những thứ cồng kềnh, những hình ảnh, những ký ức trong đầu óc, những ham muốn bề ngoài, những thần tượng trần tục.  Lời Chúa đã đến với Elia ở điểm cuối cùng của con đường hoang vu, trống vắng, và khi sức lực đã mỏi mòn, khiến ông nghĩ rằng mình đã hoàn toàn thất bại đến nỗi phải than van “Đủ rồi, lạy Chúa, xin cất mạng sống con đi” (1V 19, 4).  Chiếc bình sành ấy, tâm hồn ấy phải được làm trống rỗng hoàn toàn trước đã rồi mới có thể chứa đầy kho báu Lời Chúa (2 Cor 4, 7).  Thánh Augustin nói rằng : “Giả sử Thiên Chúa muốn đổ tràn mật ngọt cho anh em, nhưng lòng anh em lại đầy giấm chua, thì anh em sẽ đựng mật ngọt vào đâu?  Anh em phải đổ hết những thứ đang chứa bên trong đó ra trước, phải chịu khó xúc sạch và lau rửa toàn bộ để xứng đáng tiếp nhận quà tặng nhiệm mầu” [2].

Như vậy, thinh lặng còn là chết đi cái tôi, là chối từ sở hữu chính bản thân để cho Lời Chúa được thay thế và cất tiếng lên từ trong sâu thẳm của tâm hồn mình.  Tình yêu làm nên sự thinh lặng, và chỉ trong sự thinh lặng người ta mới nếm hưởng trọn vẹn hương vị của tình yêu nồng thắm lan tỏa từ chính người mình yêu, để từ đó ta mới có thể ngụp lặn trong mối tình nồng ấm và thẳm sâu của Thiên Chúa.

  1. Thinh lặng : môi trường gặp gỡ, thông hiệp và biến đổi.

“Không một vĩ nhân nào đã thành công mà không đắm mình trong tĩnh lặng để hồi tâm và cầu nguyện” (P. Doncocur).  Mỗi người có thể xây dựng cho mình một cõi riêng tư của sự thinh lặng, là nơi hò hẹn hằng ngày để có thể gặp được Chúa.  Tĩnh tâm là bước vào cõi riêng tư, là đi vào cõi thinh lặng để gặp gỡ và lắng nghe tiếng Chúa.  Vì Thiên Chúa là bản nhạc thầm lặng (musica callanda) nói theo Gioan Thánh Giá, là một bản nhạc luôn mới mẻ do sự cấu tạo hòa âm lạ lùng của Ngài ở trong tâm hồn ta mà chỉ nghe được trong sự thinh lặng.  Thiên Chúa là sự hiện diện ở bên kia mọi lời nói. Chính sự thinh lặng là môi trường đưa ta vào sự thông hiệp, mang đến ánh sáng, bình an và niềm vui từ một con tim đến một con tim, là sự giao lưu tuyệt vời mà Thiên Chúa muốn thiết lập với ta.  Đó là một lời mời đi vào sự khám phá ra tình yêu bí ẩn đang ẩn náu thâm sâu trong cõi lòng của mỗi con người.  Thinh lặng không ngăn cản sự trung gian của ngôn ngữ và văn hóa, nhưng nó thiết lập khoảng không gian, trong đó những trung gian kia tan biến đi trước cõi vô biên, để một thế giới mới được mở ra cho sự gặp gỡ và thông hiệp, đó là thế giới của Thiên Chúa.  Sẽ không có tình yêu gặp gỡ và thông hiệp nếu tôi không tạo ra khoảng không gian để cho mầu nhiệm của bản thân, của tha nhân và của Thiên Chúa được diễn ra trong thinh lặng.

Trong sự thinh lặng, con người đang trong tình trạng tiến hóa, trở thành (devenir), biến đổi, bởi vì nó chỉ còn là một cái nhìn hướng về Thiên Chúa và được hòa nhập trong sự sống của Ngài.  Và lúc này lời có thể phát sinh, bởi vì người ta chỉ có thể nói về Thiên Chúa từ trong thinh lặng, và rồi cũng dẫn đến thinh lặng.  Bởi vì Sự Thật về Thiên Chúa chỉ có thể được nói lên và chỉ có thể được nắm bắt trong ánh sáng của ngọn lửa tình yêu, ở đó mọi lời nói được thiêu đốt tiêu tan trong thinh lặng.

Ngôi Lời đã trở thành người và Ngài đang cư ngụ giữa chúng ta (Ga 1, 14), đó là Đức Giê-su Ki-tô, Ngài vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay (Dt 13, 8): Đấng đang là, đang có, đang hiện diện cách trọn vẹn trong thinh lặng.  Chính trong thinh lặng tôi được gặp Ngài và thấy Ngài đang nói với tôi, đang tha thiết yêu tôi, và đang làm nên cuộc đời tôi.  Trong sự thinh lặng tôi khám phá ra Ngài đang sống trong tôi và hoàn toàn vì tôi, điều mà trước kia tôi không tài nào hiểu được, nên tôi đã tưởng tượng ra cung cách của Ngài theo tiêu chuẩn và mức độ của bản thân mình: một bản thân hẹp hòi, ích kỷ, lệch lạc, đầy những tối tăm và những sự lôi cuốn của ma lực.  Chính vì thế, bao năm qua trái tim tôi vẫn sầu héo, tình yêu của Thiên Chúa nơi tôi bị ngưng trệ, bao nỗ lực và cố gắng trong kinh nguyện để vươn lên đều vô hiệu.  Tôi vẫn là tôi, không hề xoay chuyển chút nào, không hề biến đổi chút nào, vẫn là con người cũ, với cung cách đó, với lối sống đó, với kiểu suy nghĩ đó.  Vì tôi không thấy gì khác hơn nên tôi cũng không thể thay đổi gì khác hơn, cho tới khi trong khao khát mỏi mòn của sự trống vắng thinh không, tôi mới hiểu ra rằng cuộc đời dâng hiến trước tiên không phải là công việc mà là tình yêu.  Chúa cần tôi và khao khát chính tôi chứ không phải công việc của tôi.  Ngài muốn tôi dâng hiến chính mình tôi theo như chương trình và ý  định của Ngài chứ không theo cách thức và phương hướng của tôi, mà chỉ có thể hiểu được rõ ràng những điều đó khi tôi khao khát lắng nghe tiếng Chúa trong thinh lặng, từ trong sâu thẳm của tâm hồn mình bằng một tình yêu nồng cháy trong trái tim mình.  Đó là điều âm vang mãi trong tôi qua câu Chúa nói với Matta: “Mác-ta! con băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá!  Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi.  Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi”(Lc 10, 41-42).  Thái độ thinh lặng với lòng đầy yêu mến và sẵn sàng lắng nghe Lời Chúa của Maria phải làm nên một tâm thái trong cuộc sống của tôi mọi nơi và mọi lúc để có thể đón nhận Chúa một cách trọn vẹn hơn trong cuộc sống dâng hiến cho Ngài.

Sống đức tin là một cuộc hành trình đi vào chương trình của Thiên Chúa.  Quy luật tối thượng của cuộc hành trình đó chính là thinh lặng: thinh lặng khỏi những bon chen tranh giành của cuộc sống; thinh lặng khỏi những đam mê sôi sục và những toan tính vị kỷ; thinh lặng để không ngừng lắng nghe tiếng Chúa trong từng giây phút; thinh lặng để không ngừng đi vào lẽ khôn ngoan và hành động của Thiên Chúa; thinh lặng để nhận ra từng bước Chúa đi qua trong cuộc đời mình; thinh lặng để làm một với Ngài trong tâm tư, ý nghĩ và ước muốn cũng như trong tình yêu.  Chính trong thinh lặng mà ta được sống với Chúa, được kề cận và ở lại bên Ngài trong mọi ngày của cuộc đời mình.

Lm. Thái Nguyên

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.

SỬA LỖI CHO NHAU (có Youtube)

Con người luôn có lầm lỗi.  Ai nên khôn mà không dại một lần.  Và chắc chắn là không chỉ một lần mà rất nhiều lần trong cuộc đời.  Phạm lỗi cũng không dừng lại ở lứa tuổi nào mà ở bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể phạm lỗi.  Có điều là chẳng mấy ai trong chúng ta dám nhận mình có lỗi.  Chẳng mấy ai dám thú nhận về những lầm lỗi của bản thân.

Đó là điều mà chúng ta cần phải được người khác sửa lỗi.  Nếu không được người khác sửa sai thì mình sẽ không bao giờ đứng lên làm lại cuộc đời.  Một đứa bé để có thể nói đúng, nói không sai chính tả cần được cha mẹ sửa giọng nhiều lần mới có thể nói không bị ngọng.  Về nhân bản con người cũng phải được người khác dạy bảo, sửa lỗi thì mới hoàn thiện chính mình.

Như vậy, sửa lỗi là bổn phận của cha mẹ, của thầy cô, của bạn bè và nhận được sự chỉ dạy là của từng người chúng ta.  Nếu chúng ta không sửa lỗi cho anh em là chúng ta đang có lỗi với chính mình vì chúng ta chưa sống tròn bổn phận của mình với tha nhân.  Đôi khi còn bị người mà mình đã không dậy dỗ oán trách lại chúng ta.

Có một đứa trẻ từ nhỏ đã thích ăn trộm.  Một hôm, nó đi học về, trong cặp có thêm một chiếc bảng học sinh.  Mẹ nó hỏi:

– Sao con lại có tới hai chiếc bảng?

Đứa con đáp:

– Một cái là của bạn cùng lớp với con.  Con đã lén lấy cho vào cặp đấy.

Bà mẹ vui mừng nói:

– Con của mẹ thật thông minh.  Hai cái bảng chắc chắn là tốt hơn một cái rồi.

Ít lâu sau, đứa con lại mang về một cái áo da, trị giá 50 quan tiền.  Đứa con đưa chiếc áo da cho mẹ, mẹ nó khen:

– Con trai của mẹ thật là giỏi, biết hiếu thảo với mẹ.  Ra mẹ thơm một cái nào.

Đứa con trai ngày một lớn lên, càng ngày càng lấy trộm những thứ có giá trị hơn.  Hôm nay ăn trộm bò, ngày mai ăn trộm ngựa, ngày hôm sau trộm vàng bạc châu báu.  Bà mẹ luôn luôn khen ngợi con, trong nhà thiếu thứ gì, liền bảo với con trai để nó đi trộm về.

Có một lần, đứa con ăn trộm đồ bị người ta bắt quả tang, giải lên quan phủ.  Vì hắn trộm quá nhiều thứ nên bị phạt tội chết.  Tên trộm bị trói hai tay ra sau lưng, giải ra pháp trường.  Mẹ hắn đi theo sau, khóc lóc thảm thiết.  Tại pháp trường, tên trộm xin quan cho hắn được nói với mẹ vài lời.  Khi bà mẹ bước tới gần, hắn liền cắn mạnh vào tai mẹ.  Mẹ hắn đau quá kêu toáng lên, lớn tiếng mắng con:

– Mày thật là đồ bất hiếu, tự mình phạm tội chết còn chưa đủ hay sao mà còn muốn làm mẹ thành tật à?

Đứa con giận dữ nói với mẹ hắn:

– Lần đầu tiên tôi ăn trộm cái bảng về, nếu bà đánh tôi một trận và dạy bảo tôi thì tôi không đến nỗi như ngày hôm nay và đã không bị xử tội chết.

Hóa ra không dạy dỗ người khác có khi dẫn đến “gậy ông đập lưng ông.”  Dạy người khác sửa sai là giúp mình được sống bình an hạnh phúc.  Không dạy người khác sửa sai là mình đang “nuôi ong trong tay áo”, hậu quả sẽ là mình bị ong chích đầu tiên.  Thế nên, khi làm điều sai trái, dù là cái sai rất nhỏ, thì cũng phải kịp thời sửa chữa.  Nếu không, cứ để nó lớn dần lên thành cái sai nghiêm trọng thì có thể khiến mình phải hối hận cả đời.

Hôm nay Chúa nhắc chúng ta phải sửa lỗi cho nhau.  Sửa lỗi không phải chỉ trích.  Chỉ trích là công kích nhau, là rêu rao lỗi lầm của nhau.  Chỉ trích thường thiếu bác ái, thiếu tinh thần xây dựng cho nhau. Sửa lỗi đòi tế nhị, kín đáo, thông cảm với yếu đuối lỗi lầm của nhau.  Sửa lỗi là một bổn phận, là bác ái mà chúng ta phải thực thi cho tha nhân.  Sửa lỗi trái ngược với bỏ mặc, và thiếu trách nhiệm với tha nhân.  Trong tinh thần bác ái và yêu thương chúng ta phải có bổn phận sửa lỗi cho nhau.  Cha mẹ sửa lỗi cho con cái.  Vợ chồng sửa lỗi cho nhau.  Thầy cô sửa lỗi cho học trò.  Bạn bè sửa lỗi cho nhau.  Tất cả phải có bổn phận giúp nhau thăng tiến.  Không bỏ mặc nhau nhưng luôn dìu nhau tiến bước.

Sửa lỗi cho nhau không chỉ với tội lớn mà ngay cả tội nhỏ cũng cần được nhắc nhở, được giúp cải thiện.  Bởi vì “nhỏ ăn trộm dây cột bò, lớn sẽ ăn trộm cả con bò”.  Vì phạm tội sẽ thành thói quen.  Phạm tội một lần thì sợ hãi, nhưng nhiều lần thì lương tâm đã chai lì, đánh mất sự sợ hãi lo âu.

Chúa Giê-su dạy ta cách sửa lỗi tiệm tiến với tình yêu thật tế nhị.  Sửa lỗi cách kín đáo bằng lời chân tình góp ý thẳng ngay với nhau.  Nếu thất bại cần thêm lời của nhân chứng để người được sửa lỗi càng nhận biết lỗi lầm của mình hơn.  Nếu vẫn thất bại thì cần đến cộng đoàn để nhờ sức mạnh của cộng đoàn giúp kẻ có lỗi ăn năn sửa đổi.

Xin Chúa giúp chúng ta biết can đảm sửa lại những lỗi lầm.  Biết bỏ đi tính tự ái, cố chấp để lắng nghe lời góp ý chân thành của tha nhân.  Xin đừng vì cố chấp mà trở thành kẻ ngang bướng làm hại đến cộng đoàn.  Amen.

Lm Giuse Tạ Duy Tuyền

Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.