SADHANA – MỘT NẺO ĐƯỜNG DẪN TỚI THIÊN CHÚA

123Linh Thao Kitô Giáo Theo Lối Đông Phương

(Toàn tập, Không rút gọn)
Nguyên tác Anh ngữ: SADHANA – A WAY TO GOD – Christian Exercises in Eastern Form
Tác giả:  Anthony De Mello S.J.
Dịch giả: LM Minh Anh (Giáo Phận Huế)
Thông tin bản quyền:  Được sự chấp thuận của dịch giả, LM Minh Anh, để post ở suyniemhangngay.net
Imprimi Potest: Bertram Philipps, S.J. Praep. Prov. Bomb.
Imprimatur:  +C. Gomes, S.J. Bishop of Ahmedabad
January 24, 1978 AN IMAGE BOOK PUBLISHED BY DOUBLEDAY (1984)

                                                GIỚI THIỆU

Trải qua mười lăm năm trong đời với tư cách là một người giảng phòng và linh hướng giúp nhiều người cầu nguyện, tôi nghe hàng chục người than phiền rằng, họ không biết phải cầu nguyện thế nào; dẫu đã nỗ lực hết sức, dường như họ vẫn không đạt được tiến bộ nào trong việc cầu nguyện; họ thấy cầu nguyện thật buồn tẻ và nhàm chán.

Tôi cũng nghe nhiều vị linh hướng nhìn nhận sự bất lực trong việc chỉ dẫn cách thức cầu nguyện cho người khác, hoặc chính xác hơn, làm thế nào để có được sự no thoả và tràn đầy từ việc cầu nguyện. Điều này luôn làm tôi ngạc nhiên, vì lẽ tôi thấy việc giúp người khác cầu nguyện là điều tương đối dễ dàng. Không chỉ dựa vào một vài uy tín cá nhân của mình để nói lên điều đó, nhưng tôi còn quy nó vào một vài nguyên tắc rất đơn giản mà tôi đã theo đuổi trong đời sống cầu nguyện riêng của mình cũng như trong việc hướng dẫn những người khác về vấn đề cầu nguyện. Nguyên tắc thứ nhất, cầu nguyện là một thao luyện mang lại sự tràn đầy và no thoả, và thật hoàn toàn hợp lý để tìm kiếm những điều này từ việc cầu nguyện. Nguyên tắc thứ hai, cầu nguyện là công việc của con tim hơn là của lý trí. Quả vậy, càng sớm thoát khỏi lý trí và lãnh vực suy tư, cầu nguyện càng có khả năng trở nên hoan hỷ và bổ ích. Phần lớn các linh mục và tu sĩ coi việc cầu nguyện ngang với việc suy tư, đó chính là nguyên nhân thất bại của họ. Có lần, một người bạn Dòng Tên nói với tôi rằng, anh đã đến gặp một vị thiền sư Ấn Giáo để hỏi ông về bước đầu của nghệ thuật cầu nguyện. Vị thiền sư nói với anh, “Hãy tập trung vào hơi thở”. Bạn tôi tiến hành thực hiện chỉ ngần ấy trong vòng năm phút. Đoạn, thiền sư nói, “Khí mà con đang hít thở là Thiên Chúa, con đang hít Thiên Chúa vào, con đang thở Thiên Chúa ra. Hãy ý thức điều đó, và tiếp tục chăm chú lắng nghe ý thức đó”. Sau khi điều chỉnh phần nào câu nói ấy theo cái nhìn thần học, bạn tôi đã làm theo những chỉ dẫn này – hết giờ này qua giờ nọ, ngày này qua ngày khác – và anh rất đỗi ngạc nhiên khi khám phá rằng, cầu nguyện cũng có thể đơn giản như việc hít vào, thở ra. Đồng thời, anh cũng khám phá trong việc luyện tập này một chiều kích thẳm sâu, một sự no thoả và bổ dưỡng tinh thần mà anh không tìm thấy trong nhiều giờ đã dành trọn cho việc cầu nguyện trong nhiều năm.

Những thao luyện tôi đề nghị trong tập sách này rất phù hợp với phương pháp của vị thiền sư Ấn Giáo kia, người mà tôi chưa từng gặp cũng như chưa từng nghe nói kể từ ngày đó. Tôi cũng nắm một số nguyên tắc trong vấn đề cầu nguyện, nhưng tôi sẽ nói về chúng cùng với những thao luyện theo sau và sẽ giải thích chúng tiềm ẩn đàng sau những thao luyện đó như thế nào.

Tôi thường đề nghị những thao luyện này cho các nhóm. Tôi gọi họ là Các Nhóm Cầu Nguyện, hay đúng hơn, Các Nhóm Chiêm Niệm, trái với quan niệm chung, một nhóm suy niệm nào đó. Quả vậy, trong những hoàn cảnh nào đó, chiêm niệm thực hiện theo nhóm thì hiệu quả hơn thực hành riêng lẻ. Tôi viết ra những thao luyện này ở đây, hầu như chính xác theo hình thức và ngôn từ dành riêng cho các nhóm. Nếu bạn dự định hướng dẫn một Nhóm Chiêm Niệm và dùng tập sách này như một tài liệu, thì những gì bạn phải làm là lấy bản văn của mỗi thao luyện, đọc nó cho nhóm một cách chậm rãi và xin nhóm thực hiện theo những chỉ dẫn bạn đã đọc cho họ. Bản văn, dĩ nhiên, sẽ phải được đọc chậm rãi, cần tạm ngưng nhiều chỗ, đặc biệt những chỗ đánh dấu ba chấm. Chỉ đọc bản văn cho những người khác sẽ không làm bạn trở nên một hướng dẫn viên giỏi của một Nhóm Chiêm Niệm. Vì rằng, trong mức độ nào đó, chính bạn sẽ phải là một chuyên gia chiêm niệm. Bạn sẽ phải cảm nghiệm một đôi điều mà bạn đang đọc cho những người khác, và bạn cũng phải có một vài kỹ năng trong nghệ thuật linh hướng.

Những thao luyện này không thay thế những kinh nghiệm cá nhân và những kiến thức linh hướng, nhưng chúng sẽ phù hợp với một khởi đầu tốt, và chắc chắn, chúng sẽ thực hiện cho bạn và nhóm của bạn một vài điều hữu ích. Tôi cẩn thận loại khỏi tập sách này những thao luyện vốn đòi hỏi người hướng dẫn cầu nguyện phải là một chuyên gia. Và nếu có bất kỳ nguy cơ gây hại nào trong quá trình thực hành bất cứ bài nào trong những thao luyện này, tôi sẽ chỉ ra và hướng dẫn cách thức để tránh.

Tôi dâng tập sách này cho Đức Trinh Nữ Maria, mà với tôi, Ngài luôn luôn là một mẫu gương chiêm niệm. Hơn thế, tôi tin rằng, chính lời chuyển cầu của Ngài đã giành biết bao hồng ân cho tôi và cho nhiều người được tôi hướng dẫn trong việc cầu nguyện; nếu không có sự chuyển cầu ấy, chúng tôi sẽ không bao giờ có được những hồng ân đó. Đây là lời khuyên đầu tiên của tôi dành cho bạn nếu bạn ước ao thăng tiến trong nghệ thuật chiêm niệm: Hãy xin Mẹ Maria làm Quan Thầy và xin lời cầu thay nguyện giúp của Ngài trước khi cất bước vào nẻo đường này. Ngài được đặc sủng lôi kéo Thánh Thần xuống trên Giáo Hội như Ngài đã làm trong biến cố Truyền Tin và Lễ Ngũ Tuần khi cầu nguyện với các Tông Đồ. Nếu bạn xin Mẹ Maria cùng cầu nguyện với bạn và cho bạn, bạn thật may mắn.

Download (PDF, 774KB)

Download tác phẩm: Sách dạng pdf, xin nhấn vào đây để tải về máy.

BAY LÊN ĐI

AAANguyên tác: Taking Flight
Tác giả: Anthony de Mello, S.J.
Dịch giả: LM Minh Anh (Gp. Huế)
Thông tin bản quyền:  Được sự chấp thuận của dịch giả, LM Minh Anh, để post ở suyniemhangngay.net

                                                  LỜI NÓI ĐẦU

           Đã một thời, Tony de Mello, một linh mục dòng Tên dạy đàng thiêng liêng không ngừng đánh động tâm hồn bao người khắp năm châu; bởi lẽ, ngài quá yêu đời, yêu cuộc sống – một cuộc sống thực tế, sôi nổi và tràn đầy niềm vui.  Những chuyện kể đầy mê hoặc, đầy nhiệt huyết, đậm nét hài hước và những hiểu biết sâu sắc của ngài về bí quyết hạnh phúc, về việc khám phá bản ngã đích thực của mỗi người – tất cả đã tạo nên một tác động đầy phấn khích cho bất cứ ai đã từng nghe ngài.  Ngài đến cho những tâm hồn được giải thoát, cho người vô cảm biết yêu thương, đem ý nghĩa cho tất cả những gì làm nên một nẻo đường thiêng liêng trên đó bao người đang tiến bước.
           Một linh đạo rạch ròi bền bỉ trong những gì ngài dạy dỗ không quy chiếu trên bản thân ngài, nhưng trên chính mỗi người chúng ta:
           Để chỉ cho thấy trong mỗi người, có một thầy dạy thiêng liêng,
           Để mỗi người có thể múa nhảy chính vũ khúc của mình,
           Để mỗi người hát lấy chính bài ca của họ.
           Tony de Mello đã làm cho mỗi người phấn khích tự kỷ ám thị:
           Hãy là ánh sáng cho chính mình.
           Ngày 02 tháng 6 năm 1987, Tony qua đời, tôi không ngạc nhiên trước những tình cảm mất mát lớn lao của bạn hữu và những người ngưỡng mộ ngài trên đất nước Ấn Độ này và cả những con người thuộc các châu lục khác.  Điều làm tôi sửng sốt là những tình cảm thất vọng và nuối tiếc mang tính “cá nhân” không chỉ nơi những ai đã từng biết ngài, nhưng những tình cảm này cũng bộc lộ từ rất nhiều người những ước ao được gặp hoặc được nghe ngài.
           Điều an ủi mà tôi có thể cống hiến cho những con người này chính là di sản bút văn mà tác giả để lại. Quà tặng cuối cùng của ngài chính là thủ bản cuốn sách bạn sắp đọc[1], sắp suy tư và chắc chắn sẽ rút ra được những điều bổ ích.  Trong lá thư chưa kịp gửi cho một người bạn, ngài cho thấy phải làm việc vất vả làm sao để hoàn thành bản thảo trước khi đến Mỹ: “Tôi muốn viết cho xong trước khi rời Ấn Độ nhưng không có lấy một chút thì giờ.  Tôi cặm cụi trên bản thảo suốt ngày, như tôi đang viết đây, vì tôi sắp phải giao nó cho nhà xuất bản.”  Đúng là một công việc đầy lý thú và say mê.
           Viết lời mở đầu cho tác phẩm cuối cùng của Tony cũng là một công việc đầy lý thú và say mê. Thử tưởng tượng bạn sẽ thế nào khi cầm một bản thảo nào đó của một người bạn thân nhất, của một đồng sự, một vị linh hướng bậc thầy, một bạn đồng hành sau khi người ấy chết; và biết rằng đây là bản thảo chỉ một mình bạn có?  Tôi đã xúc động biết bao khi đọc những trang đầu tiên đó.  Tôi chưa bao giờ nghe câu chuyện thứ nhất, “Lời Kinh của con Ếch.”  Đời sống thiêng liêng của con người lạ thường đó thật độc đáo – yêu đời, nhạy bén trước điều thiện, trước vẻ đẹp của mọi sự – ngay cả tiếng kêu ộp ộp của một con ếch!  Sống trong một toà nhà với các sinh viên, thỉnh thoảng tôi cũng nghe tiếng ếch kêu, liệu tôi sẽ nói “khó chịu quá?”  Tôi sẽ không bao giờ quên được cái ý tưởng nghịch thường của Tony: “Đừng quấy rầy tiếng ồn!”  Thật lạ lùng.
           Tuy nhiên, trong lần linh hướng cuối cùng, Tony vẫn không dạy tôi một điều gì, nghĩa là tìm cách truyền đạt cho tôi một triết lý thiêng liêng hay một cách sống nào đó.  Những gì ngài làm là động viên tôi khám phá cho mình điều gì thật, điều gì đúng, điều gì đẹp đẽ trong cuộc sống.  Không hình thức giáo dục nào tốt hơn, không đường hướng thiêng liêng nào tinh ròng hơn.  Ngài nhắc đi nhắc lại: “Sẽ không có hạnh phúc, không có một đời sống thiêng liêng đích thực, không có một hiểu biết thật sự bao lâu bạn chưa được tự do. Và ngược lại, sẽ không có tự do đích thực bao lâu bạn chưa thực sự hiểu biết.”  Với ngài, khám phá sự thật đồng nghĩa với việc hiểu biết cái tôi đích thực của mỗi người.
           Đó là lý do tại sao mỗi cuộc gặp gỡ, mỗi chuyện kể, mỗi tiếng cười của De Mello đều có thể trở nên một tiềm lực gieo vào những nhà tù sợ hãi của bạn hầu chực nổ tung bất cứ khi nào để phát tán những xích xiềng quá khứ hoặc những lo toan tương lai ngay khi bạn vừa cởi mở đủ và cho phép điều đó xảy ra.
           Và như thế, Tony de Mello nào đâu có chết.
           Francis Stroud, SJ.
           De Mello Spirituality Center
           Fordham University
           Bronx, New York

Download (PDF, 1.17MB)

Download tác phẩm: Sách dạng pdf, xin nhấn vào đây để tải về máy.

NHẬT KÝ TÂM HỒN ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII

john-xxiiiTác giả:  Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII
Bản Dịch Việt Ngữ: Lm. Trần Văn Thông
Linh mục Trăng Thập Tự cập nhật theo ấn bản Senatus 1970 và bản Pháp ngữ của Ed. Du Cerf, 1964.

           Quyển sách không cần đề tựa dài dòng, chỉ cần đọc những dòng đầu, đủ khiến bạn suy nghĩ và biết đâu bạn sẽ có nhiều quyết định đổi mới đời sống, vì chỉ riêng tên gọi Gioan XXIII đã gây niềm thông cảm và tin tưởng sâu xa nơi lòng bạn.
Đây là những dòng tâm huyết trong ngần của một con người, của người linh mục, đơn sơ nhưng chứa đựng sức sống bên trong dồi dào với những vẻ đẹp hấp dẫn, an ủi và khích lệ người đọc.
Đây là những trang nhật ký, tác giả đã tự ghi lại khi tuổi vừa 14, từ năm 1895 đến vài tháng trước khi về cùng Chúa (lễ Hiện xuống 1962), BẢY MƯƠI NĂM dài của con người từ chủng sinh đến cương vị Giáo hoàng.
Chính Đức Gioan XXIII đề tên cho quyển sách là “Tâm hồn Nhật ký” từ năm 1902, dưới ánh đèn dầu leo lét của chủng viện, sau giờ nguyện ngắm.  Những quyển Nhật ký được ngài đọc lại luôn để tự kiểm thảo và nhìn thẳng vào tâm hồn mình.
Mùa xuân 1961, một năm trước khi về Nhà Cha, Đức Gioan XXIII, rơi lệ khi đọc lại những nét chữ của quyển Nhật ký số 1, tức những gì đã được ghi khi ngài vừa 14 tuổi, và ngài bảo vị thư ký: “Khi tôi chết rồi, cha có thể phổ biến những quyển Nhật ký nầy.  Biết đâu nó có ích cho những bạn trẻ đang tiến về chức linh mục và những ai muốn sống liên kết với Thiên Chúa”.

Download (PDF, 1.63MB)

Download tác phẩm: Sách dạng pdf, xin nhấn vào đây để tải về máy.

Báo link download hỏng
Thân chào quý đọc giả,
Trong quá trình đọc sách online hoặc download sách, nếu có đường link download nào bị hỏng, sách không đọc được, hay không tải xuống được xin làm phiền quý đọc giả để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới mỗi trang sách để chúng tôi cập nhật lại link download.
Trân trọng!

NÊN GIỐNG TRÁI TIM ĐỨC MẸ

JesusKhi nói đến trái tim thì mọi người không chỉ nghĩ đấy là một cơ phận của thể xác con người, nhưng còn nghĩ ngay đến chiều sâu bên trong là ý hướng, tình cảm, tâm trạng, nỗi niềm…. Triết Đông còn dùng chữ “tâm” (心: trái tim) để chỉ thế giới tinh thần (tâm linh) của con người. Có thể nói “trái tim” là biểu tượng nói lên cái cốt yếu của con người đích thực. Chính vì thế mà Đại Thi hào Nguyễn Du từng bảo:

“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” (Truyện Kiều).

Cũng vì ý nghĩa và tầm quan trọng của biểu tượng trái tim mà chúng ta có lễ trọng “Thánh Tâm Chúa Giêsu” và lễ “Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ” liền kề nhau.

Câu chuyện có thật về người đàn bà “hủi”, mẹ thằng Chiền (Tú Anh) trong phim “Chuyện Tử Tế” của đạo diễn Trần Văn Thủy cũng để lại cho ta nhiều suy nghĩ. Trong phim chỉ cho biết mẹ thằng Chiền bị hủi, bị xua đuổi khỏi làng, bị chồng bỏ, đi xin ăn, đêm đêm lén về nhào đất đúc được 18 vạn (180.000) với ước mơ con có một mái nhà… đã làm cho khán giả xúc động. Nhưng Khi đọc những bài báo viết sau đó mười mấy hay hai chục năm, nhất là bài “Chuyện cổ tích về số phận kỳ lạ của một người đàn bà” của tác giả Phùng Nguyên (2005) cho ta biết thêm nhiều thông tin hơn về người đàn bà “hủi” có tên Trần Thị Hằng, mẹ thằng Chiền. Bài báo đã tạo một cơn sốt ngưỡng mộ nơi độc giả. Chị Hằng đã từng nung dao nóng đỏ để chặt lần lượt mười ngón tay bị cho là “hủi’ của mình, phải làm bè sống trên ao, ban ngày đi gánh nước hoặc cát thuê, đêm về gánh đất lấp ao để có một nền nhà…. Chị còn thảm thương hơn cả chị Dậu trong “Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố, vì Chị Dậu còn có bầy chó để bán.

Chính trái tim thương con của người mẹ đã giúp chị Hằng vượt qua tất cả. Từ đôi bàn tay bị cho là “hủi” phải chặt cụt từng ngón cùng với trái tim người mẹ luôn yêu thương thao thức vì con, sau mười mấy năm lăn lộn với khổ đau cùng tận, chị Hằng đã thành công trong cuộc sống, đã trở thành triệu phú, có ngôi biệt thự lớn nhất xã Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình (năm 2005).

Cả ba bài đọc phụng vụ hôm nay đều mời gọi chúng ta có trái tim vâng phục Thiên Chúa như Đức Maria.

Bài đọc 1, sách 2Sm mời gọi mọi người sống tâm tình của người con luôn tùng phục Thiên Chúa: “Ngươi mà xây nhà cho Ta ở sao?… Đối với nó, Ta sẽ là cha, đối với Ta, nó sẽ là con.”

Bài đọc 2, thánh Phao lô xác tín với giáo đoàn Rôma: “Theo lệnh của Thiên Chúa, Đấng hằng có đời đời, mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết, để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa. Chỉ mình Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan thượng trí.”

Bài Tin Mừng, bằng vài nét chấm phá, thánh sử Luca phác họa chân dung Đức Maria: là người thôn nữ bình thường như mọi thôn nữ khác (c 27), là người nữ “đầy ơn sủng” và được “Đức Chúa ở cùng” (c 28), là người được Thiên Chúa chọn làm mẹ Đấng Messia Con Thiên Chúa (c 30-33)… Tuy nhiên câu kết của Tin Mừng đã làm bừng sáng cả bức chân dung Đức Mẹ là một con người bình thường nhưng thật vĩ đại vì trái tim đã vâng phục Thiên Chúa cách triệt để: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.”

Chiêm ngắm cuộc đời Đức Mẹ, chúng ta không chỉ thấy Trái tim Đức Mẹ thốt lên hai tiếng “xin vâng” trong biến cố Truyền tin, khi chứng diện trước Sứ thần của Thiên Chúa; mà cả cuộc đời Đức Mẹ, trái tim vẫn luôn rung nhịp vâng theo thánh ý Thiên Chúa giữa bao nghịch cảnh. Mẹ vâng phục Thiên Chúa trong mọi nơi, mọi lúc, mọi biến cố, mọi phút giây. Trong biến cố hạ sinh con nơi hang bò lừa giữa cánh đồng hoang vu đêm khuya gió rét, biến cố trốn sang Ai Cập, dâng con trong Đền thờ, ẩn cư tại Nazareth… ở mọi thời khắc Đức Mẹ đều thinh lặng, nhưng con tim ghi nhớ và suy niệm (x. Lc 2, 19). Cả biến cố dưới chân thánh giá, Mẹ chứng diện trước cái chết của người con dấu yêu. Có nỗi đau nào sánh ví! Thế mà Mẹ vẫn thinh lặng, vâng phục và phó thác, trao phó con tim mình cho Thiên Chúa.

Ngay từ thời xa xưa, các Giáo phụ và những vị đại thánh đã ca ngợi Trái Tim Đức Mẹ:

Thánh Giêrônimô: Không trí khôn thụ tạo nào, không trái tim thụ tạo nào, không sức lực nhân loại nào có thể biết được Trái Tim Mẹ Maria yêu mến Chúa chúng ta đến mức nào.

Thánh Bênađô: Tình Chúa yêu thương chiếm trọn Trái Tim Mẹ Maria, đến nỗi Trái Tim Mẹ đầy tràn tình yêu, vì Thiên Chúa không làm bùng lên tình yêu trong trái tim nào khác như trong Trái Tim Rất Thánh Nữ Trinh. Và vì Mẹ thoát khỏi mọi dính bén thế tục để Mẹ lãnh nhận được ngọn lửa thánh này.

Thánh Bênađinô: Đức Nữ Trinh hiển vinh không lặp lại những tác động yêu mến như các thánh, vì trọn cuộc đời Mẹ là một tác động yêu mến liên lỉ do một đặc ân Mẹ luôn luôn yêu mến Thiên Chúa.

Thánh Phanxicô Salêsiô: Mẹ Maria trung thành yêu mến Thiên Chúa trong những giờ phút đen tối nhất và tuyệt vọng nhất, đặc biệt trên đồi Canvê. Mẹ tới một mức độ yêu mến hoàn hảo nhất, cao cả nhất. Điểm căn bản là tâm hồn Mẹ tan hòa kết hợp với Chúa và chỉ yêu mến duy một Thiên Chúa trong mọi sự và mọi nơi.

Thánh Gioan Maria Vianney: Chúa Con có đức công bình của Người, Mẹ không có gì, chỉ có tình yêu là Trái tim của Người. Không có ơn nào từ trời xuống mà không qua tay Mẹ.

Thánh Eymard: Ai muốn hiểu biết những bí nhiệm thẳm sâu tình yêu Thiên Chúa, và những nhân đức kín nhiệm Thiên tính Chúa Giêsu, thì phải học trong tấm gương trong suốt Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria.

Lời mời gọi của thánh Eymard, cũng là lời mời gọi của Lời Chúa hôm nay: Hãy nên giống trái tim Đức Mẹ.

Có lẽ chúng ta sẽ bảo rằng: thật khó để thanh luyện trái tim mình nên giống Trái tim Đức Mẹ. Quả là khó chứ không phải là điều không thể. Điều quan trọng là tình yêu chúng ta dành cho Thiên Chúa có tinh tuyền và mãnh liệt như Đức Mẹ hay không. Nếu có tình yêu thì chúng ta sẽ làm được tất cả, vượt qua tất cả mọi gian nan hay đam mê lôi cuốn. Cha ông ta đã từng bảo: “yêu nhau mấy núi cũng trèo” mà! Mẹ thằng Chiền chẳng phải đã thắng vượt tất cả vì yêu con sao?

Chính trái tim yêu mến Thiên Chúa cách trọn vẹn và mãnh liệt đã làm nên một Maria vâng phục thánh ý Thiên Chúa suốt cả đời. Cũng thế, nếu trái tim chúng ta luôn thao thức qui hướng về Thiên Chúa, rung nhịp với Tin Mừng tình yêu vĩnh cửu của Ngài thì mỗi người chúng ta cũng có thể vượt qua tất cả mọi trở ngại để vâng phục Thiên Chúa cách hoàn toàn và suốt cả đời như Đức Mẹ. Các Vịnh gia từng thốt lên: “Tim thét gào thì miệng phải rống lên” (Tv 38, 9) (xem bài diễn giải rất hay của thánh Augustinô về câu Thánh vịnh này ở Bài đọc 2 Kinh Sách, thứ 6 tuần 3 mùa vọng).

Nếu chúng ta không thanh luyện trái tim mình nên giống trái tim Đức Mẹ, tức để cho tim mình rung nhịp theo những xúc cảm tầm thường, nhất thời, thì trái tim chúng ta không chóng thì chày cũng dễ bị lạc nhịp theo những xu hướng của thế tục, của sự ích kỷ vụ lợi cá nhân.

Ước mong Lời Chúa hôm nay soi dẫn, mỗi người chúng ta thanh luyện chính mình để trái tim chúng ta trở nên máng cỏ yêu thương nơi Hài Nhi Giêsu ngự trị và để chúng ta có thể mang Chúa đến cho tha nhân.

Thomas Nguyễn Văn Hiệp

Hướng Dẫn Cách Download mp3 File Trên Youtube

Bước 1:  Vào youtube sao chép (copy) địa chỉ liên kết (link) video của bài đọc trên youtube mà mình muốn chuyển ra mp3 file.  Thí dụ sao chép địa chỉ sau (copy from youtube):
https://www.youtube.com/watch?v=Yp8DUsencj

Bước 2:  Vào website https://www.onlinevideoconverter.com/mp3-converter hay bấm vào đây
Bước 3:  Dán (paste) địa chỉ liên kết (link youtube) đã sao chép lúc nãy vào ô trắng trống bự.
Bước 4:  Ở mục “Format:” chọn mp3
Bước 5:  Bấm chữ “More Settings” chọn chất lượng âm thanh (Audio Quality) như thế nào (128 kbps, 192kbps, 256kbps….) (128kbps là vừa đủ nghe, nếu chọn chất lượng cao hơn thì file sẽ nặng hơn).
Bước 6:  Bấm vào nút “START” để bắt đầu chuyểnđổi.

 

Bước 7:  Sau khi chuyển đổi xong, bấm chữ “DOWNLOAD” để tải về máy

Chúc bạn thành công!