SÁU TRỰC GIÁC CỦA THÁNH GIOAN BOSCO

Thánh Gioan Bosco, linh mục người Ý xuất thân trong một gia đình khiêm tốn hai trăm năm trước và được phong thánh năm 1934, ngài là nhà giáo đầu tiên của trẻ em đường phố.  Ngài đã biến giấc mơ tuổi trẻ của mình thành hiện thực để giúp các trẻ em kém may mắn.  Ngày hôm nay chúng ta vẫn còn học hỏi ở ngài rất nhiều điều.

  1. Ngăn ngừa, không trấn áp

Ở giữa thế kỷ 19, thời của tác phẩm Những kẻ khốn cùng (Les Misérables) của văn hào Victor Hugo với nhân vật Jean Valjean, giáo dục dựa trên “cây roi” và các trẻ em không ‘thẳng thớm’ được sửa trị ngay.

Năm 1850, linh mục người Ý 35 tuổi đã can đảm lên án cách giáo dục trấn áp truyền thống đối với các em “bụi đời,” ngài chống lại lối giáo dục xưa cổ “vâng lời trước, thương yêu sau.”

Linh mục Jean-Marie Petitclerc dòng Salê giải thích: “Đây là sai lầm của lối giáo dục Pháp, đã đào tạo các cô thầy trấn áp thay vì yêu thương học sinh.  Thánh Gioan Bosco đã tái lập thương yêu, ngài giải thích, đơn giản là phải học cách quản lý nó.”

Thánh Gioan Bosco chiến đấu để những người chung quanh mình tôn trọng trẻ em, lắng nghe trẻ em, làm cho các em tin tưởng và giao trách nhiệm cho các em.

Ngài nói, “vì sao chúng ta lại muốn thay thế bác ái bằng sự lạnh lùng của luật lệ.”  Theo ngài, phải có tình thương thật sự với những người mà mình nhìn họ như đi ngược với mình.  Ngài tin ở một “phương pháp phòng ngừa, linh động và được hỗ trợ bởi một tình yêu nhân từ.”  Năm 1844 ngài nhanh chóng thành lập Nhà nguyện Valdocco, một khu phố nghèo ở thành phố Turin.  Ngài có trực giác, các em bé nổi loạn này không nên ở với nhau mà nên hòa chung với các em bé khác.

Linh mục Petitclerc giải thích: “Thánh Gioan Bosco nuôi các học sinh miền quê đã nhận một giáo dục tốt trong môi trường gia đình của các em,” như thế ngài đã có sáng kiến một xã hội hòa trộn trước thời.

  1. Đội ngũ làm nên sức mạnh

Dựa trên sức mạnh của riêng mình để tạo đường hướng gần gũi và khuyến khích các em gặp khó khăn là chuyện không tưởng.

Sẽ là nguy hiểm!

Ở Valdocco, Thánh Gioan Bosco cho các em nhà ở, giải trí, đào tạo các em nổi loạn ở ngoại ô thành phố Turin, ngài nhanh chóng thành lập nhóm với các em trẻ ngài đã huấn luyện.  Các em có trách nhiệm, đến lượt các em, các em đào tạo lại các em khác.  Điều này làm chúng ta nhớ lời của Cha Phêrô: “Bạn không giúp tôi một tay để tôi giúp các người trẻ này sao?” 

  1. Dịu dàng và kiên nghị

Thánh Gioan Bosco không tình cờ chọn dòng “Salê”: ngài vinh danh Thánh Phanxicô Salê, nổi tiếng về đức tính dịu dàng và bác ái.  Nhưng vì sao ngài không gọi đó là những “người Bosco?”

Linh mục Petitclerc cho biết: “Đó là dấu hiệu khiêm tốn của ngài.  Ngài giao công việc của mình cho Thánh Phanxicô Salê, để nhớ vị thánh lớn ở thời đối thoại khi có căng thẳng những người công giáo và tin lành năm 1595.”

Nhà dòng Ý nhanh chóng gọi đây là “bầu khí salê.”  Một liên kết giữa tình yêu và lý trí, giữa dịu dàng và kiên nghị.  Ở đây có tình gia đình thân yêu, các em có được “an toàn nhưng không khép kín,” các em cũng có các “hụt hẫng nhưng không bị bỏ rơi trước các lo âu của mình.”

“Bầu khí salê” là làm vui lòng nhau, chứng tỏ qua việc chia sẻ trong khi chơi cũng như khi gặp khó khăn.  Như Thánh Gioan Bosco nói: “Đó là loại bỏ hàng rào nghi kỵ chết người.”

Chính trong bầu khí này, Thánh Gioan Bosco vun trồng bằng cách “nói nhỏ vào tai” mỗi em và “lời nói vào buổi tối” này giúp các em xem lại ngày sống của mình, khuyến khích các em, vừa từng em, vừa cả nhóm. 

  1. Mọi người cùng hòa mình với nhau!

Khái niệm mới trong tương quan giữa nhà giáo và học sinh là không còn khoảng cách giữa thầy giáo “trên cao” và học sinh “không biết gì.”

Khái niệm này mở đầu cho một sư phạm liên minh, nơi mọi người có một khoảng cách phù hợp.  Nhà giáo phải ở giữa học sinh của mình: Ai muốn được yêu thì phải chứng tỏ mình yêu thương.

“Phải yêu thương người trẻ trong những gì các em thích,” có nghĩa là phải quan tâm đến sở thích của các em.  Phải nhất quán giữa lời nói và việc làm: “Chúng ta không thể cự lại sự hội tụ của đức tin và việc làm,” Linh mục nhà giáo cho các trẻ em đường phố Guy Gilbert cũng đã nói như vậy.

Nó áp đặt sự tôn trọng đi đôi với thẩm quyền trên các trẻ em đã mất phương hướng.  Đối với Thánh Gioan Bosco, thẩm quyền cũng như tình yêu: một quan hệ không thể làm bằng chỉ huy. 

  1. Ước mơ điều tốt nhất

Điều Thánh Gioan Bosco dạy chúng ta còn tinh tế hơn, người có tầm nhìn không phải là người mơ mộng dịu dàng.  Hơn mọi thánh khác, Thánh Gioan Bốt-cô “dựa trên các trực giác lớn của mình qua các giấc mộng ban đêm mà Đức Giáo hoàng Piô  IX đã xin ngài ghi lại, các giấc mộng này là động lực hành động của ngài.

Như mục sư Martin Luther King đã tuyên bố: “Tôi có một giấc mơ…”, Linh mục Petitclerc giải thích, Thánh Gioan Bosco đã đi theo giấc mơ của mình và làm cho các giấc mơ thành công việc cụ thể.”

Thánh Gioan Bosco đã đi tới đàng trước qua các giấc mơ liên tiếp từ năm 9 tuổi, chúng ta tự hỏi ngài có tự cao hay hoang đường không.  Nhưng nhìn kết quả thì chúng ta thấy giấc mơ đã được thực hiện.

Linh mục Petitclerc giải thích, khi Thánh Gioan Bosco nói: “Tôi mơ” thì điều này không thể bàn cãi.  Chính Đức Giáo hoàng cũng đã chú tâm nghe ngài…  Toàn bộ “hệ thống” giáo dục mà chúng ta mơ ước có được hiệu quả của nó là do ngài đã xem trọng các giấc mơ ban đêm của mình.

  1. Mở ra với thế giới

Sức mạnh – ngày nay vẫn còn – của Thánh Gioan Bosco là ngài mang lại sự đảo ngược này trong tâm trí của thời bài-giáo sĩ mà toàn bộ xã hội đã bị ngả ngiêng từ thôn quê đến đô thị kỹ nghệ hóa.

Giai đoạn đột biến mất phương hướng này nhắc lại thời buổi chúng ta, thời buổi người trẻ khó hướng về tương lai.  Thánh Gioan Bosco đã xoay sở và làm được, ngài thoát ra khỏi khuôn khổ nghiêm ngặt của tôn giáo để làm cho các chính trị gia “thế tục” hiểu được.

Là linh mục, ngài đã in dấu ấn của mình trong việc phòng ngừa nạn phạm pháp nơi các em vị thành niên, và đã làm cho các chính trị gia rất bài tôn giáo thời đó ngạc nhiên.

Năm 1857, bộ trưởng Ý Urbano Rattazzi khuyên ngài thành lập một dòng của các “tu sĩ theo con mắt của Giáo hội và các công dân tự do theo con mắt của Quốc gia.”

Văn hào chống giáo sĩ Victor Hugo, chính ông cũng ngạc nhiên về Thánh Gioan Bốt-cô và ông đã gặp ngài nhiều lần.

Lời khuyên cuối cùng của Thánh Gioan Bosco: nhà giáo sẽ thành công khi đưa ra một nền giáo dục toàn bộ, giảng dạy mở ra với người khác và với thế giới.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch