SỐNG TRONG MỐI HẬN CỦA CHÍNH MÌNH

Cách đây vài năm, William Young viết một cuốn tiểu thuyết vừa thu hút người đọc, vừa là đề tài bàn cãi kịch liệt.  Quyển “The Shack” (Căn lều) kể câu chuyện một người đàn ông có đứa con gái nhỏ bị bắt cóc và rồi bị giết hại dã man.  Người cha, vật lộn với nỗi phẫn uất cay đắng, nhận được một mẩu nhắn bí ẩn mời ông đi một mình tới căn lều nơi con gái ông từng bị sát hại.  Nghĩ rằng sẽ gặp tên sát nhân ở đó, ông chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu khốc liệt.  Nhưng tại căn lều, ông lại gặp Chúa.

Những gì diễn ra sau đó là sự khắc họa về Chúa Ba Ngôi một cách hết sức ấm áp và phong phú về mặt thần học.  Nhưng Chúa cởi mở tuyệt vời, ấm áp, đầy che chở, nâng niu, thứ tha hết thảy mà nhân vật của William Young gặp có một điều kiện duy nhất, đầy khó khăn và không lay chuyển để được lên thiên đàng: người cha phải tha thứ, không chỉ kẻ đã giết hại con mình, mà là tất cả mọi người, tuyệt đối tất cả không chừa một ai, nếu ông muốn cuối cùng gia nhập cộng đoàn những người được ban ân phước.  Ông có thể lên thiên đàng, nhưng nếu ông tiếp tục mang mối hận trong lòng, ông sẽ không lên được.

Dù các phê bình gán cho ông những khiếm khuyết về mặt huấn đức gì đi nữa, ông vẫn hoàn toàn đúng, và đang mạnh mẽ thách thức khi đưa ra quan điểm căn bản này – xả bỏ hiềm hận và cay đắng là điều kiện không lay chuyển để lên thiên đàng.  Thật sự, tôi tin chắc rằng trong đời chúng ta sẽ tới một lúc nào đó chúng ta chỉ cần giữ lại ba từ trong vốn từ vựng tâm hồn của mình: Tha thứ, tha thứ, tha thứ.  Morris West, trong một tự truyện ngắn viết nhân kỷ niệm ngày sinh thứ 75 của mình, đã khẳng định điều này một cách rõ ràng. Ông nói, khi bước tới tuổi 75, bạn chỉ nên giữ lại một cụm từ trong toàn bộ vốn từ của mình mà thôi: Cảm ơn!  Tha thứ.

Lòng biết ơn là điều trái ngược với hiềm hận và chúng ta có quá ít lòng biết ơn trong đời sống của mình.  Thông thường chúng ta hay hiềm hận hơn là biết ơn.  Hơn nữa, thậm chí khi chấp nhận hiềm hận, chúng ta lại có xu hướng hợp lý hóa nó bằng một tín điều hay một nguyên cớ nào đó: “Tôi hận, nhưng mà có lý do!  Giận của tôi là giận chính đáng, giống như Chúa Giê-su khi Người lật đổ bàn của những buôn bán tiền trong đền thờ!” “Dĩ nhiên tôi giận, nhưng tại sao tôi lại không giận khi cứ phải nhìn những kẻ bảo thủ đã bóp nghẹt tinh thần cởi mở của các thế hệ vừa qua, rồi khăng khăng giữ thái độ thiếu khoan dung trong giáo hội lẫn cả trong đất nước này, họ lại càng không biết đến người nghèo!” “Dĩ nhiên tôi giận, nhưng tại sao tôi lại không giận khi nhìn những kẻ theo chủ nghĩa tự do đang làm những gì với giáo hội và với đất nước này! Cứ nhìn nạn nạo phá thai và hôn nhân đồng tính mà coi!”

Chúng ta cần phải thận trọng khi tự đánh bóng mình lên như vậy: Khác với Chúa Giê-su khi khóc cho thành Giê-ru-sa-lem, nước mắt của chúng ta thường không phải là nước mắt ấm áp của tình thương yêu và đau buồn trước tình trạng chia cắt và hiểu lầm.  Nước mắt của chúng ta, nếu thật sự chúng ta có khóc, thường là nước mắt lạnh lẽo của niềm cay đắng và hiềm hận vì cảm thấy bị đối xử không đúng, hay vì cảm thấy phải sống trong giáo hội và xã hội của mình với những người chúng ta coi là xấu bụng, lười biếng, ti tiện, hay đơn giản là dốt nát.  Đúng hơn, chúng ta giống như người anh của đứa con hoang đàng, người anh hầu như chỉ làm những điều đúng đắn, thể hiện ra ngoài là trung thành với các nghĩa vụ tôn giáo và luân lý của mình, nhưng bị trói chặt bởi niềm cay đắng và nỗi hiềm hận tận trong sâu thẳm đã khiến cho chúng ta khó có thể, hay thậm chí không thể vui sống, xả bỏ, thứ tha.

Quá ít người trong chúng ta thừa nhận mình mang nhiều nỗi hiềm hận trong lòng, rằng có những góc tâm hồn mình đầy cay đắng và phẫn uất, và rằng vẫn có những con người, những sự việc, sự kiện trong đời mà chúng ta chưa hề tha thứ được.

Do vậy, để ngụy trang nỗi hiềm hận của mình, chúng ta muốn tạo dáng vẻ hào hiệp và lòng tốt rồi phô ra ngoài.  Chúng ta có khuynh hướng phô ra với gia đình và bạn bè là chúng ta dễ thương đến độ không tiếc lời khen ngợi một ai đó, và sau đó, gần như trong cùng một câu, chúng ta thóa mạ ai đó, phỉ báng họ, nói xấu ác hoặc châm biếm một ai đó.  Khuynh hướng phân chia người khác ra thành “thiên thần” hay “quỷ dữ” chắc chắn là dấu hiệu của nỗi hiềm hận trong lòng.  Chúng ta ra vẻ tán dương người nào đó (một việc phô diễn nhằm bày ra cho mọi người thấy chúng ta là người rất dễ thương, hơn là nhằm nêu bật đức hạnh của người kia), và sau đó cay đắng oán thán người này người kia tệ bạc, rằng sao mà chúng ta bao giờ cũng bị dây với những kẻ ngu dốt.  Tán dương hay oán than đều chứng tỏ cùng một điều – chúng ta đang sống trong nỗi hiềm hận.

Lòng trung thực và khiêm tốn rốt cuộc sẽ phải đưa chúng ta đến chỗ thừa nhận điều này.  Tất cả chúng ta đều mang những nỗi hiềm hận nào đó; chúng ta không được tự lừa dối mình về điều này.  Chúng ta cần can đảm và trung thực để đối diện với sự thật đó.

Có lẽ chúng ta có thể rút ra được một bài học từ những nhóm như Hội những người nghiện rượu ẩn danh (Alcoholics Anonymous) và giới thiệu mình với nhau, hay với cha giải tội theo cách như sau:

“Tôi tên là Ron, tôi là một người hiềm hận.  Tôi hợp lý hóa việc này bằng cách tự nói với mình và người khác rằng nỗi hiềm hận của tôi là có lý, rằng tôi cũng như Chúa Giê-su, đá tung những cái bàn của những buôn bán tiền để làm  sạch nhà Chúa.  Nhưng tôi dần dần nhận ra rằng nghĩ như vậy là tự huyễn, đó đơn thuần chỉ là một cách hợp lý hóa các thương tổn của tôi.  Càng già, tôi càng nhận ra tôi giống người anh trai của đứa con hoang đàng; tôi đang đứng bên ngoài vòng tay ấm áp, vòng tay cộng đoàn.  Nhưng, đáng mừng là giờ đây tôi đang hồi phục.”

Rev. Ron Rolheiser, OMI

QUÊ NHÀ BẠC BẼO

Đức Giêsu trở về thăm quê nhà.  Ngày Sabbat, ngày lễ nghỉ hàng tuần, dân làng đến hội đường nghe đọc sách thánh và hát thánh ca từ 9 giờ đến 12 giờ trưa.  Đức Giêsu và các môn đệ cùng tiến vào hội đường cầu nguyện.  Đọc sách luật và thánh vịnh xong, Đức Giêsu đăng đàn giảng thuyết như một giáo dân tham dự vào chức tư tế.  Vẻ uy nghi trang trọng của Người khác thường.  Gương mặt Người luôn tỏa ra nét dịu hiền, mến yêu, đầy thiện cảm.  Giọng điệu tự nhiên của Người càng hấp dẫn dân chúng hơn.  Ý tứ Người trình bày đơn sơ trong sáng hợp với tâm trí mọi người.  Họ cảm thấy thấm thía sự kỳ diệu của nước Thiên Chúa, của lòng nhân ái Chúa Cha trên trời, của tình yêu.  Ngài đòi hỏi mọi người phải sống thương yêu nhau như anh em ruột thịt.  Họ ngạc nhiên thì thầm với nhau: “Bởi đâu ông ta được như thế?  Sao ông ta được khôn ngoan như vậy?  Ông ta làm được nhiều phép lạ như thế nghĩa là gì?”

Họ chẳng biết sự khôn ngoan và quyền phép của Đức Giêsu bởi đâu?  Họ tìm về nguồn gốc chỉ thấy “Mẹ ông là bà Maria, anh em họ hàng là Giacôbê, Giosê, Giuđa và Simon.”  Tất cả bà con lối xóm đều coi ông như bạn bè từ gần 30 năm nay ở Nagiarét này, một thôn ấp nhỏ bé chỉ có độ 150 gia đình nghèo nàn, tối tăm, mấy ai quan tâm đâu.  Ông lại là anh thợ mộc, con nhà lao động, làm thuê làm mướn, lang thang từ nhà này sang nhà khác, đóng bàn sửa ghế, ráp giường ghép tủ, đục đẽo cầy bừa, thành phần địa vị thấp kém trong xã hội.  Có bao giờ thấy ông nói năng, làm được gì hay lạ đâu?  Ông bỏ quê nhà đi lang thang mấy tháng, nay trở về, sao thay đổi chóng thế!

Ở Việt Nam, hồi năm 1945-1950, cũng có những ông canh điền, đầy tớ, mõ làng đi vắng hai ba tuần, trở về diễn thuyết rất hùng hồn.  Bởi đâu các ông đã ăn nói thao thao bất tuyệt như vậy?  Sau này, người ta mới biết các ông được đi huấn luyện học thuộc lòng mấy bài để về ra mắt dân làng, hô hào đấu tranh chống thực dân Pháp, chống bù nhìn Bảo Đại trói gà không nổi.

Còn Đức Giêsu, ai đã huấn luyện Ngài?  Ai đã ban quyền phép làm những việc kỳ diệu như thế?  Thân nhân bảo Ngài mất trí, kinh sư chụp mũ Ngài nhờ tướng quỷ mà trừ quỷ.  Dân chúng chỉ biết ngạc nhiên: chưa từng thấy ai ăn nói, hành động có uy quyền lạ lùng như vậy.  Môn đệ đi theo sát Ngài cũng chỉ biết hỏi: Ngài là ai mà bão biển phải tuân lệnh.  Chẳng thấy ai huấn luyện Ngài, chẳng thấy Ngài học tập kinh sư nào.  Chỉ thấy Ngài vào nơi thanh vắng, ngửa mặt lên trời cầu nguyện.  Trong âm thầm Ngài cầu nguyện cùng Chúa Cha trên trời.  Đó chính là bí quyết làm cho Ngài khôn ngoan và đầy quyền phép để trừ hàng ngàn quỷ dữ, chữa hàng trăm bệnh nhân mà loài người phải bó tay, cho kẻ chết sống lại, bắt cuồng phong lặng yên.

Dân làng biết Ngài khôn ngoan.  Kinh sư thấy Ngài trừ quỷ.  Môn đệ được Ngài cứu khỏi chết giữa biển cuồng phong.  Nhưng họ chẳng biết Ngài là con một Thiên Chúa, chẳng biết Ngài là Ngôi Hai Thiên Chúa, vì thương yêu loài người, đã xuống thế làm người sống với họ như anh em, như bạn bè, để cứu họ khỏi chết đời đời.

Còn Ngài, Ngài âm thầm, kiên nhẫn, nhỏ nhẹ nói với họ bằng câu ngạn ngữ: “Không ai là tiên tri cho xứ sở mình” vì “Gần chùa gọi bụt bằng anh.”

Họ chỉ biết nhìn Ngài theo lối nhìn bên ngoài đầy thành kiến, chẳng thấy được những điều sâu lắng bên trong, những cái tinh thần cao thượng, những mầu nhiệm thiêng liêng chân thật.

Chính những điều xâu xa bí ẩn mới làm ích rất lớn cho con người.  Chính những chất mầu mỡ nằm ẩn trong đất mới làm cho cây trái, hoa mầu trổ sinh tươi tốt, đâm chồi nẩy lộc, nuôi sống muôn người, muôn vật.  Chính những kho tàng nằm sâu trong lòng đất, như mỏ dầu, mỏ vàng, mỏ bạc, đồng, sắt, kim cương, đá quý mới là nguồn tài nguyên phong phú giúp phát triển nền văn minh nhân loại.  Chính những tài năng thượng đẳng, thiêng liêng trong con người như: tinh thần tự do, trí khôn sáng suốt, ý chí mạnh mẽ, tình cảm nhân từ mới có sức thăng tiến con người hơn chân tay, mắt mũi.  Thế nhưng loài người vẫn thích thờ bò vàng óng ánh hơn thờ Thiên Chúa siêu việt.  Lòng nghĩ “cái nết đánh chết cái đẹp”, mắt vẫn liếc lia lịa người đẹp hơn chiêm ngắm tượng Chúa trên thập giá.

Khi Đức Hồng Y Roncalli được bầu làm Giáo hoàng Gioan 23, một Giám mục khóc cho Giáo hội sắp đến ngày tàn.  Giáo Hội không còn ai lên lãnh đạo, phải bầu một ông già 77 tuổi về hưu lên đỡ vậy.  Nhưng chỉ vài ngày sau, báo chí đã đưa những tin giật gân về ông già hồn nhiên, vui vẻ, đang lo canh tân ngôi giáo triều cổ kính, bệ vệ và chẳng bao lâu Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho Ngài tuyên bố họp Công Đồng Vatican 2, thực hiện cuộc canh tân vĩ đại cho Giáo Hội và cả thế giới.

Lạy Chúa Giêsu, xin mở con mắt đức tin cho mọi người được thấy những sự khôn ngoan, quyền phép lạ lùng của Thiên Chúa đang âm thầm hoạt động trong Giáo Hội, trong thế giới và cả trong vũ trụ, mà con mắt phàm trần không thể thấy được, để họ biết ca ngợi Chúa muôn đời.

Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm – Trích trong “Xây Nhà Trên Đá”

LÀM SAO BẠN CÓ THỂ NÓI KHÔNG VỚI THIÊN CHÚA?

Thiên Chúa giúp tôi bỏ hẳn tật nghiện trò chơi điện tử! (Tác giả: Wesley Falcao)

Tôi sống ở Brooklyn, New York, vào năm 2014, khi những giờ khắc ban đêm của tôi bị chiếm ngự bởi một trò chơi điện tử đang thu hút rất nhiều người chơi.

Trò chơi Counter-Strike (tấn công và trả đũa): Global Offensive (cuộc công kích toàn cầu) là một trò chơi hấp dẫn đầu tiên được gọi với biệt danh là CS: GO.  Tôi đã vướng vào nó suốt những năm sau thời cao đẳng, khi Hunter, một người bạn của tôi ở Boston, đã mời tôi chơi từ xa với anh ta và vài người bạn ở California.  Bí danh CS: GO được sử dụng thay cho tên thật.

Bởi vì sự khác biệt về thời gian của chúng tôi, phần chơi bắt đầu lúc 11 giờ đêm, khi tôi lên giường.  Không lâu sau đó, những giờ chơi kéo dài bắt đầu phá giờ ngủ, giờ cầu nguyện buổi sáng của tôi, và ngay cả việc tham dự Thánh lễ vào những ngày Chúa Nhật.  Khi tôi đi đến nhà thờ, sự trống rỗng và vô ích của thói quen chơi game của tôi càng tăng lên.

Ngay khi tiếp tục chơi, chắc chắn những đoạn văn trong Thánh Kinh sẽ đưa vào tâm trí tôi, một đoạn đặc biệt mà tôi vẫn nghe: Ông Cô-he-lét nói: “Phù vân, quả là phù vân.  Phù vân, quả là phù vân.  Tất cả chỉ là phù vân” (Gv1, 2).  Tôi biết chơi game đã chiếm nhiều thời gian của tôi, hơn cả Chúa.  Thế nhưng, trò chơi làm tôi cảm thấy luôn thành công và không thể bỏ được.

Cho tôi thêm một tháng nữa.  Vấn đề là tôi đã ở trong tầm với của bảng xếp hạng Master Guardian Elite – một huy hiệu danh dự trong số những người bạn cùng chơi CS: GO của tôi.  Xếp hạng Counter strike dựa trên sự kết hợp của kỹ năng và thành tích.  Mức này sẽ tăng lên khi người chơi dành nhiều thời gian để chơi game.  Nếu trò chơi tạm ngưng trong một tháng, anh ta phải dành thời gian lấy lại danh hiệu của mình.  Điều này trở trở thành niềm khích lệ cho anh vượt qua nhiều trò chơi, để nâng cao kỹ năng và cấp bậc của mình.  Đây là lý do tại sao tôi không muốn dừng trò chơi, mặc dù lương tâm luôn cắn rứt tôi.

Đến tháng 9 năm 2014, tôi đã chơi game này trong vòng năm tháng.  Tôi biết nó đã gây rối cuộc sống của tôi, nhưng mỗi lần tôi nghĩ đến việc từ bỏ, tôi sẽ đến gần với bảng xếp hạng Elite và quyết tâm lại.  Vào ngày cuối tháng, đó là thời điểm tĩnh tâm của những người Công giáo mà tôi đã tham dự vài năm liên tiếp.  Khi tôi rời khỏi trung tâm tĩnh tâm, tôi đã nói với Chúa: “Hãy cho con một tháng nữa để đạt được bậc Thầy Guardian Elite.  Sau đó, con sẽ trở lại với Chúa.”  Sự quyến rũ của trò chơi đã làm chấn động tôi, nên tôi không có ý chí để thay đổi.

Vạch ra con đường.”  Vào buổi tĩnh tâm, tôi được xếp vào một nhóm thảo luận với tên “Q.”  Một người bạn trong nhóm của tôi hỏi tôi những gì đang xảy ra trong cuộc đời tôi.  Đột nhiên, tôi nói với anh ấy rằng tôi đã chơi rất nhiều CS: GO.  Tôi đã đề cập đến việc lương tâm của tôi bị thúc đẩy đi đến việc từ bỏ.  Tôi vẫn tiếp tục giữ im lặng về sự thật là càng chơi nhiều, tôi càng trở nên cáu gắt và ích kỷ.  Tôi không nói về việc chơi game đã phá rối chương trình làm việc của tôi, và tách rời tôi ngày càng cô lập hơn với những người Công giáo ở cùng độ tuổi của tôi, những người đã có một ảnh hưởng tích cực trong cuộc đời tôi.

Trong suốt bữa tối, một người khác đã hỏi tôi về buổi thảo luận nhóm của tôi.  Tôi đã nói với anh “Q”, điều này đã nhắc nhở anh về một tác giả của cuốn sách Giảng viên: Qoheleth.  Anh ta cười đáp lại “Nhóm Q về Qoheleth!”  “Phù vân chỉ là phù vân, tất cả là phù vân.”  Tất cả mọi người và cả tôi đã cười một nụ cười giễu cợt.  Tôi đã được đụng chạm rằng Chúa sẽ cám ơn tôi và trái tim tôi sẽ được mở ra nhiều hơn.

“Hãy bước vào con đường và vác Thánh Giá” Thiên Chúa đã nói với tôi trong tĩnh lặng.  “Hãy rời khỏi mọi điều đang nắm giữ con – bất kỳ tội lỗi nào, bất kỳ ràng buộc nào – và ăn năn hối lỗi.”  Đó là thời điểm quyết định đối với tôi.  Tôi đã ngồi xuống với một quyển Kinh Thánh và bắt đầu đổ tràn những suy nghĩ của tôi với Chúa.

Nói vâng với Thiên Chúa.  Lạy Chúa, Chúa biết con thích game này biết chừng nào.  Con đã nói với Chúa rằng con sẽ từ bỏ nếu con không hoàn thành thứ hạng Elite vào cuối tháng 10.  Nhưng con biết đó sẽ là một việc làm vô nghĩa nếu con lại mất thêm một tháng để theo đuổi điều đó.  Hơn nữa, con còn không biết sau tất cả những điều đó, con có thể từ bỏ nó hay không.

Tôi cảm thấy thật nặng nề.  Tôi đã hy vọng Thiên Chúa sẽ không đòi tôi phải từ bỏ, nhưng Ngài đã làm điều đó.  Chúa biết rằng đó sẽ là nỗi đau đớn cho tôi khi phải từ bỏ, nhưng điều đó sẽ đau đớn hơn nếu tôi vẫn tiếp tục nói vâng với tất cả những gì đang làm phá vỡ mối tương quan của tôi với Chúa.  Thay vào đó, bây giờ, Chúa đang ban cho tôi một cơ hội để làm mới lời thưa vâng của tôi đối với Ngài.  Trong cuốn Thánh Kinh của tôi, tôi đã đọc một đoạn từ thư Thánh Phaolo: “Bring to completion this act of grace (Hãy hoàn thành hành động ân sủng này)” (2 Cr 8,6).  Sau đó tôi nhớ lại một video tôi đã xem trên Youtube, của một người nào đó đã trải nghiệm về sự biến đổi, và đã gia nhập vào Đạo Công Giáo.  Người ấy nói rằng: “Làm sao khi nhìn vào Chúa Giêsu đang bị treo trên thập giá, đang đổ máu vì tội lỗi của tôi, mà tôi có thể nói không với Ngài?” Tôi đã nhắm mắt lại, và niềm khao khát cháy bỏng chơi CS:GO cuối cùng đã chấm dứt.  Lời cầu nguyện của tôi đã được biến đổi.

Lạy Chúa Giêsu, nếu Chúa cũng đang hỏi con về điều này, con sẽ nói vâng.  Chúa đã chết cho con, và Chúa không muốn bất cứ điều gì gây trở ngại cho mối quan hệ của con với Chúa.  Con xin đầu hàng.  Xin Chúa chấp nhận lễ hy sinh này của con.  Lạy Chúa, con yêu Chúa.

Một Người đói khát Thiên Chúa.  Đáp lại lời thúc đẩy (tiếng nói) của Chúa trong buổi tĩnh tâm, tôi đã nhận ra khả năng để từ bỏ việc chơi.  Thật là khó khăn để có thể từ bỏ chính mình khỏi đồng đội mà tôi đã trở thành những người bạn, nhưng Thần Khí đã ban cho tôi sức mạnh để chia sẻ với họ rằng Chúa đã nói với tôi từ bỏ game.  Một trong những người bạn của tôi đáp lại bằng nụ cười giễu cợt “Chúa đang nói với tôi là bạn nên tiếp tục chơi.”  Nhưng tôi biết trong thâm tâm rằng tôi cần giữ vững quyết định của mình.

Toàn bộ kinh nghiệm ấy đã dạy tôi rằng Thiên Chúa thực sự là một vị thần hay ghen tương, Ngài ghét nhìn thấy con cái mình sống với những niềm vui vô nghĩa (x. Xh, 20, 5).  Vào lần tĩnh tâm đó, tôi đã nhận ra rằng Chúa nhớ đến tôi trong suốt những đêm tôi bị thu hút vào cuộc chơi CS: GO.  Tôi nghĩ rằng đó là lý do tại sao Ngài cám ơn tôi vì tôi đã đến tham dự cuộc tĩnh tâm.

Tôi rất hạnh phúc được nói rằng những thao thức của tôi đã được thế chỗ bằng những nhận thức chắc chắn rằng Chúa yêu tôi.  Tôi cũng đã khám phá ra được những khao khát mới trong tâm hồn mình.  Thay vì khao khát tìm kiếm thành công trong những trò chơi, một lần nữa tôi lại dành nhiều thời gian ở với Chúa và đón nhận quà tặng bình an, niềm vui đầy ảnh hưởng của Chúa trong cuộc đời tôi.  Thật là một sự trao đổi tuyệt vời!

Wesley Falcao lives in South Orange, New Jersey.
Chuyển dịch: Nhóm Sr. Học viện Thánh Toma
Hội Dòng Đa Minh Tam Hiệp