Tôi rất thích câu Kinh Thánh: “Khi Chúa Giêsu thấy Maria Mađalêna khóc ở cửa mộ thì Ngài hỏi: Này chị, sao chị khóc?” (Ga 20:15). Lúc đó Ngài không hỏi một câu văn hoa bóng bẩy. Ngài muốn biết lý do chúng ta lo âu, khóc lóc và phiền muộn khi niềm hy vọng tiềm ẩn trong mọi sự – nếu chúng ta lưu ý.
Phục sinh mang ý nghĩa giải thoát, rất ý nghĩa đối với một người như tôi, vì tôi luôn cảm thấy buồn sầu và tiêu cực. Mừng lễ Phục sinh là dịp để chúng ta nói: “Vâng, lạy Chúa Giêsu, con tin.” Khi làm vậy, hãy nắm bắt niềm hy vọng có sẵn đó.
Tiến Lên Và Chạm Vào Ngài
Sau khi sống lại, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ và nói: “Sao anh em phiền muộn? Sao anh em nghi ngờ? Hãy sờ vào Thầy và xem đây, ma không có xương thịt như anh em thấy Thầy.”
Nếu tôi là một trong số họ, tôi không chỉ phiền muộn mà chắc rằng tôi sẽ không đến gần sờ thử. Tôi nghi ngại. Nhưng tôi tìm thấy sự an tâm trong sự bảo đảm của Chúa Giêsu rằng sự phục sinh của Ngài là thật. Chúa Giêsu là thật, sự phục sinh là thật, do đó mà các lời hứa của Ngài là thật. Nghĩa là chúng ta khả dĩ tin Ngài khi Ngài nói với chúng ta rằng Ngài sẽ ở với chúng ta đến tận thế (Mt 28:20).
Thiên Chúa Tốt Lành
Trước khi chịu chết, Chúa Giêsu nhắc lại rằng Ngài được sai đến nhân danh Chúa Cha. Thật vậy, qua nhiều phép lạ, nhất là việc cho Ladarô sống lại, cho thấy tính tốt lành của Thiên Chúa: “Vì Cha yêu Con và cho Chúa Con thấy mọi sự Người làm, và Người sẽ cho Chúa Con thấy những việc vĩ đại hơn vậy, đến nỗi anh em có thể ngạc nhiên” (Ga 5:20).
Chân phước Angela Foligna, thế kỷ 14, là người mẹ và người vợ, rồi là người viết xuất chúng về các điều thần bí, đã viết: “Bước đầu tiên mà linh hồn phải có khi đi vào con đường yêu thương là biết Thiên Chúa qua chân lý, nhờ đó mà muốn đạt tới Thiên Chúa… Biết Chúa qua chân lý là biết Ngài như chính Ngài, hiểu sự xứng đáng của Ngài, vẻ đẹp của Ngài, sự ngọt ngào của Ngài, sự tuyệt luân của Ngài, sức mạnh của Ngài, sự tốt lành của Ngài, bản chất cực tốt lành của Ngài.”
Tôi nghĩ rằng tin Chúa tốt lành là điểm phục sinh. Thiên Chúa có tốt lành? Có. Chúng ta có thể nói vậy với niềm xác tín vào sự Phục sinh.
Phó Thác
Hãy phó thác ý muốn và cuộc đời mình cho Chúa quan phòng. Thánh Thomas Tiến sĩ viết: “Tính thánh thiện không gì hơn là quyết định dứt khóat, một hành động anh dũng của một linh hồn phó thác cho Thiên Chúa. Nhờ ý muốn thẳng thắn mà chúng ta yêu mến Chúa, chạy về phía Chúa, đạt tới Ngài và sở hữu Ngài.”
Mỗi khi chúng ta nói với Chúa: “Hãy lấy điều đó khỏi con,” chúng ta đang sống niềm vui Phục sinh, vì chúng ta đang nhớ lời hứa của Chúa rằng Ngài sẽ cung cấp cho chúng ta, Ngài không bỏ chúng ta, và dù chúng ta nghi ngờ thì Ngài vẫn thực sự đáng tin.
Loại Bỏ Sợ Hãi
Trong trình thuật của thánh Mát-thêu, thiên thần Chúa hiện ra với Maria và một Maria khác ở nơi mộ trống, rồi nói với họ: “Đừng sợ, vì tôi biết các chị đang tìm Giêsu bị đóng đinh. Ngài không còn ở đây. Ngài đã sống lại như Ngài đã nói.” Sau đó Chúa Giêsu gặp các chị và lặp lại: “Đừng sợ!” (Mt 28:10).
Có thể điều Chúa Giêsu nói ở đây là đừng sợ. Loại bỏ sợ hãi là điều không dễ làm. Nhưng nếu chúng ta có thể loại bỏ sợ hãi, dù loại bỏ dần dần, chúng ta sẽ tránh xa nỗi buồn thập giá và đến gần sự tuyệt vời của ngôi mộ trống.
Cố tu sĩ Thomas Merton, dòng Trap, viết: “Nỗi sợ hãi thu hẹp lối vào trái tim, co rút khả năng yêu thương và làm đóng băng khả năng trao tặng chính mình.”
Công Khai
Mệnh lệnh của Chúa Giêsu là rao giảng công khai. Cho dù bạn có thể giống như kẻ khờ dại, cứ nói với người ta rằng sự sống lại đã xảy ra thực sự. Không nhất thiết chúng ta phải là người rao giảng Tin Mừng từ xa. Chúng ta khả dĩ làm và nói mọi thứ, ngôn ngữ và hành động của chúng ta luôn trở lại với sự Phục sinh, truyền niềm hy vọng cho mọi người chúng ta gặp.
Khiêm Nhường
Nếu Chúa Giêsu là Thiên Chúa, và chỉ có một Thiên Chúa, điều đó nghĩa là không ai trong chúng ta là Thiên Chúa. Đó là sự thật quan trọng khác về sự sống lại: Thiên Chúa trở nên con người, con người không thể trở nên Thiên Chúa. Tôi biết tôi thường lẫn lộn hai điều đó, nhất là khi tôi nói qua điện thoại với nhân viên bảo hiểm y tế, vì tôi cảm thấy mình có quyền hơn người đó.
Thánh nữ Catarina Siena viết: “Hãy nhỏ bé và khiêm nhường. Hãy nhìn vào Thiên Chúa, Ngài tự hạ làm con người. Đừng làm mình bất xứng với những gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta.” Với sự khiêm nhường, chúng ta sẽ có khả năng hơn nhờ sự phục sinh. Điều đó như sự bù đắp những gì chúng ta không thể có, nhưng Thiên Chúa khả dĩ cung cấp cho chúng ta nếu chúng ta tin rằng ngôi mộ trống.
Hành Trình Emmaus
Tôi luôn được đánh động bởi trình thuật của thánh Luca về hành trình Emmaus. Hai môn đệ trên đường đi Emmaus, Chúa Giêsu đến gần và hỏi họ đang nói chuyện gì. Một người nói: “Sao ông hỏi vậy? Ông không nghe xôn xao chuyện gì ư?” Và họ chợt nhận ra Ngài khi Ngài cùng ngồi ăn với họ. Nhưng ngay khi họ nhận ra Ngài thì Ngài biến đi.
Hằng ngày chúng ta có dịp đi Emmaus nếu chúng ta đồng ý với thánh Leo Cả: “Chia sẻ sự phục sinh của Chúa Kitô là không bị ràng buộc bởi những gì tạm thời, nhưng chỉ ràng buộc bởi sự sống vĩnh hằng mà Ngài trao ban cho chúng ta… Sự phục sinh đã khởi sự nơi Đức Kitô, và Ngài muốn dẫn chúng ta đến sự viên mãn của sự sống và sự chữa lành.”
Cầu Nguyện Liên Lỉ
Trong trình thuật của thánh Luca, tôi thích câu: “Họ hỏi nhau: Lòng chúng ta không sốt sáng khi Ngài nói chuyện với chúng ta trên đường đi và giải nghĩa Kinh thánh cho chúng ta sao?” (Lc 24:32).
Hành trình tới Emmaus là lời cầu nguyện, các nhiệm vụ nhỏ mọn của chúng ta hằng ngày cũng là những lời cầu nguyện. Thánh bổn mạng của tôi, Têrêsa Hài đồng, đã định nghĩa: “Lời cầu nguyện là điều bộc phát từ đáy lòng, là ánh mắt hướng về trời cao, là lời tạ ơn, là tình yêu giữa cơn thử thách và giữa niềm vui.” Đó là cách cầu nguyện khi chúng ta sống niềm vui Phục sinh.
Nhận Biết Chúa Trong Mọi Sự
Nếu mùa Chay là sống tĩnh lặng để lắng nghe tiếng Chúa thì lễ Phục sinh là ca vang Alleluia với Ngài. Và nếu 40 ngày bắt đầu bằng thứ tư lễ Tro là tách mình ra khỏi ai đó, nơi nào đó và thương mình hơn thì lễ Phục sinh là đón nhận mọi người, mọi nơi, mọi thứ gì thúc đẩy sự tốt lành, vẻ đẹp và tình yêu thương. Thánh GH Gioan-Phaolô II đã viết: “Chúng ta có thể tìm thấy Chúa trong mọi sự. Chúng ta có thể hiệp thông với Ngài trong mọi sự và qua mọi sự.” Thiên Chúa hằng sống và hiện hữu khắp nơi.
Hãy sống niềm vui Phục sinh ở mọi nơi và mọi lúc. Hãy cầm lấy, tạ ơn, bẻ ra và trao cho người khác chính cuộc đời mình!
Therese Borchard
Kha Đông Anh (chuyển ngữ từ Beliefnet.com)
Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.
Hôm nay chúng ta sẽ suy niệm về một lời cầu khẩn của hai môn đệ trên đường từ Giêrusalem về Emmau: “Xin Thầy ở lại với chúng con vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn.” Đó là một thực tế về mặt thời gian, bởi vì lúc đó gần tối rồi. Đồng thời câu nói đó có lẽ nó cũng diễn tả một trạng thái tâm hồn.
Trời đã về chiều, ngày sắp tàn, đêm tối sắp đến. Tâm hồn của hai ông bị chìm trong đêm tối, cái đêm tối của nghi ngờ, đêm tối của thất vọng. Bởi vì các ông đặt tất cả niềm tin vào Thầy Giêsu mà cuối cùng Thầy Giêsu bị bắt đánh đập, đóng đinh, giết chết trên Thập Giá. Tất cả niềm tin và hy vọng tan biến, chỉ còn lại nghi ngờ và tuyệt vọng. Đêm tối ấy đáng sợ hơn là đêm tối về mặt không gian và thời gian tự nhiên.
Chính trong tâm trạng ấy các ông thưa với Chúa Giêsu: “Xin Thầy ở lại với chúng con vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn.” Lời cầu khẩn ấy không phải là lời cầu khẩn của chính chúng ta hay sao? Những lúc cuộc đời của chúng ta có những thất bại, có những cay đắng, chán nản đến độ chúng ta đâm ra nghi ngờ Thiên Chúa, chúng ta cần bắt chước hai môn đệ thốt lên lời nguyện xin: “Lạy Chúa hãy ở lại với con.”
Hôm nay thánh Luca muốn nói với chúng ta: Ta không thấy Chúa Kitô về mặt thể lý tự nhiên, nhưng ta có thể gặp Chúa Kitô Phục Sinh trong Bí Tích Thánh Thể. Thánh Luca tường thuật lại suốt trên con đường đi về Emmau có một người khách bộ hành đi cùng. Hai môn đệ không thể nhận ra Thầy yêu thương của mình. Mãi đến lúc ngồi vào bàn Chúa Giêsu cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra trao cho thì hai ông mới nhận ra. Và khi nhận ra thì Chúa lại biến mất.
Về mặt tín lý chi tiết này rất hay, rất quan trọng để cho ta hiểu rõ về Bí Tích Thánh Thể. Khi ta cử hành Bí Tích Thánh Thể nghĩa là ta cùng với Hội Thánh cầm lấy tấm bánh bẻ ra và trao cho nhau. Lúc ấy anh chị em có thấy Chúa không? Thưa không. Trước mặt chúng ta hoàn toàn là một khoảng không. Ngày xưa hai môn đệ đi bên cạnh Chúa, suốt quãng đường dài mà họ không nhận ra Chúa, khi biết được thì Chúa biến mất trước mặt họ cũng là một khoảng không. Chúa Giêsu không hiện diện một cách gọi là thể lý theo nghĩa chúng ta thấy Ngài như chúng ta nhìn thấy nhau.
Thực sự, sự hiện diện của Ngài là một hiện diện bao trùm cuộc sống của chúng ta. Ta đón nhận sự hiện diện đó bằng lòng tin của chúng ta. Cho nên ta vẫn có thể gặp được Chúa Phục Sinh khi ta cử hành Bí Tích Thánh Thể: Cầm bánh, tạ ơn Chúa, bẻ ra và trao cho nhau. Điều quan trọng là chúng ta có cử hành Bí Tích Thánh Thể như một cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu không hay chỉ còn là một nghi thức?
Vì vậy câu chuyện Tin Mừng hôm nay nhắc cho chúng ta. Chúng ta vẫn gặp được Chúa Giêsu mỗi lần chúng ta cử hành Bí Tích Thánh Thể. Ước gì chúng ta có đủ lòng tin và có một cảm thức nhạy bén trước màu nhiệm của Thiên Chúa để chúng ta có thể đón nhận sự hiện diện sống động của Ngài và đi vào cuộc gặp gỡ thực sự với Ngài.
ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm
****************************************
Xin ở lại với con, lạy Chúa, vì con cần có Chúa hiện diện để con khỏi quên Chúa.
Chúa thấy con dễ bỏ Chúa biết chừng nào.
Xin ở lại với con, lạy Chúa, vì con yếu đuối, con cần Chúa đỡ nâng để con khỏi ngã quỵ. Không có Chúa, con đâu còn nồng nhiệt hăng say.
Xin ở lại với con, lạy Chúa, vì trời đã xế chiều và ngày sắp tàn, cuộc đời qua đi, vĩnh cửu gần đến. Con cần được thêm sức mạnh để khỏi ngừng lại dọc đường.
Xin ở lại với con, lạy Chúa, vì con cần Chúa trong đêm tối cuộc đời.
Con không dám xin những ơn siêu phàm, chỉ xin ơn được Ngài hiện diện.
Xin ở lại với con vì con chỉ tìm Chúa, yêu Chúa và không đòi phần thưởng nào khác ngoài việc được yêu Chúa hơn.
Cha Piô Năm Dấu
Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.
Dòng sông ấy vẫn lững lờ trôi theo năm tháng. Hôm qua cũng như hôm nay, con nước vẫn âm thầm lên xuống và ngược xuôi theo dòng chảy của thời gian. Dòng sông đón nhận và chuyển tải bao ghe thuyền cập bến. Dòng sông đem nước về tưới mát bao cánh đồng, đem phù sa bồi đắp bao ruộng vườn. Dòng sông phát sinh và nuôi sống bao tôm cá, bao sinh vật lớn lên nhờ dòng sông ấy. Dòng sông thơ mộng đã trở nên khởi hứng cho bao bài thơ, cho những bức tranh sinh động và những ca khúc bất hủ. Dòng sông êm đềm nhưng cũng đã hứng chịu bao mùa mưa nắng và bão táp. Có những ngày tháng hạn, dòng sông gần như khô cạn, và rồi có những mùa nước lũ ngập tràn làm dòng sông tan tác đôi bờ. Nhưng dòng sông cũng vẫn luôn là dòng sông của trời và đất, của vạn vật và con người. Nước của dòng sông ấy vẫn thấm nhập vào mọi nơi, len lõi vào mọi chỗ, ứng dụng vào mọi thời. Nước sông ấy dập tắt bao cuộc hoả hoạn, tẩy rửa mọi dơ bẩn hôi tanh, làm sạch đẹp và trong sáng những gì đã lấm láp bụi mờ.
Dòng sông tưởng chừng như đã cũ nhưng thực ra vẫn luôn mới trong từng ngày. Dòng sông tưởng chừng luôn đứng yên nhưng thật ra vẫn di chuyển không ngừng. Dòng nước tưởng chừng như ngừng trôi nhưng thực ra vẫn thay đổi từng hồi. Dòng sông vẫn đón nhận, tích chứa và lan toả không ngơi. Không giây phút nào dòng sông không chuyển động và đổi mới. Bởi vậy “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” (Héraclite). Dòng sông bên bồi bên lở, khúc thẳng khúc quanh, nhưng vẫn là chính nó trong mọi đổi thay và biến động. Người ta chỉ thấy được dòng sông, nhưng không ai biết được lòng sông. Người ta chỉ biết có con sông nhưng không ai thấy hết được những thay đổi sâu rộng nơi nó. Người ta chỉ nhận ra dáng vẻ của dòng sông, nhưng không mấy ai ý thức được tác dụng hiệu năng và biến dịch khôn cùng của nó trong vũ trụ, cũng giống như chính vũ trụ vậy: tất cả đều trôi chảy, biến đổi, không có gì ngừng lại, nhưng rồi vũ trụ hôm nay cũng vẫn là vũ trụ của ngày hôm qua.
…Đến một con người
Cuộc sống của mỗi con người cũng giống như một dòng sông. Những gì nói về một dòng sông cũng là nói về chính mỗi con người: một con người được nối kết thông giao giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và vạn vật; một con người bị giới hạn bởi xác thể nhưng có một tâm hồn linh thiêng siêu vượt không gian và thời gian; một con người được định hình cụ thể tạm thời trong hiện tại nhưng lại có một định mệnh tương lai vĩnh cửu. Con người nhỏ nhoi, mỏng dòn và yếu đuối nhưng cao cả và lớn lao hơn mọi sự vì được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa, vì nguồn gốc sự sống con người là chính hơi thở của Thiên Chúa, vì mọi biến chuyển sinh động trong sự sống đó chính là Thánh Thần, và luôn được tái tạo không ngừng trong nguồn ơn cứu độ của Đức Giêsu. Con người không còn là ngày hôm qua, không phải là những gì đã qua, nhưng cũng vẫn là con người ấy của ngày hôm nay sau những thăng trầm và biến đổi. Con người còn là những mơ ước của ngày mai, của sự triển nở, lan rộng và vươn tới một chân trời mới. Không ai thấy hết những biến đổi sâu xa của một đời người, cho dù có những biến đổi tiêu cực và thấp hèn làm huỷ hoại ít nhiều sự sống đang trải rộng, nhưng bên trong vẫn là những khao khát CHÂN THIỆN MỸ đang tiềm ẩn và muốn lan toả không ngừng, cho dù bị mai một và ngưng trệ tạm thời bởi hoàn cảnh và những tình huống hạn chế của môi trường xã hội, văn hoá, tôn giáo, luân lý, ý thức hệ…
Tham vọng của con người cũng chỉ là mặt trái của khát vọng tâm linh. Hận thù ghen ghét nơi con người cũng chính là mặt sau của một tình yêu thiếu hụt không được đáp trả. Chiến tranh điêu linh cũng chỉ là một khúc quanh co của sự khao khát hoà bình yên ấm. Ích kỷ kiêu căng cũng chỉ là một hình thức che lấp sự thấp kém nghèo hèn của một ý thức nông cạn. Không ai đang tâm cố ý làm điều ác chỉ vì đó là điều ác, nhưng vì thiển cận nghĩ rằng sẽ tìm thấy điều lành qua sự bất đắc dĩ làm điều ác. Mọi suy nghĩ và hành động sẽ được thiết đặt lại sau những dở dang và hư hại, sẽ được tái tạo lại khi ý thức được nâng cao trong việc trở lại với lòng mình. Mọi diễn biến của sự sống nhiều lúc có vẻ như tiêu cực nhưng thực ra đang chuyển vận tích cực ở vùng sâu của mọi ý thức. Nhân loại đôi khi có vẻ đứng bên bờ vực thẳm của tai ương phát xuất từ những công trình mưu lược của chính con người làm nên, nhưng thực ra nó đang được tái định hướng trên một lộ trình phức tạp. Tất cả đang được tiếp tục làm nên, đang được đổi thay, đang được biến chuyển và qui hướng không ngừng đến nguồn sự sống vô biên là chính Thiên Chúa, Đấng đang quan phòng và điều hướng mọi sự trong chính sự sống thâm sâu của mỗi con người.
Dưới cái nhìn trên, sự dữ cũng chỉ là sự “khuyết phạp”(privation) trong giai đoạn; sự hư hỏng xấu xa cũng chỉ là sự mất mát tạm thời để gây nên một chuyển biến tích cực; tội lỗi cũng chính là dịp phát hiện những nhân đức cao cả hơn. Trong sự quan phòng, Thiên Chúa cũng đã an bài có cả những điều dữ và điều xấu như một phản chứng cần thiết cho sự thiện và sự lành. Trong sự khôn ngoan, Thiên Chúa cũng ân ban cho người lành và người dữ như nhau, để từ những khuyết điểm vẫn luôn có thể phát sinh những điều tốt đẹp hơn. Như những khúc quanh co trắc trở có thể tạo thành vẻ đẹp nên thơ của dòng sông, thì sự khôn ngoan của Thiên Chúa cũng làm nên những vẻ đẹp lạ thường nơi một con người đầy uẩn khúc. Như dòng nước có khả năng thấm nhập mọi nơi mọi chỗ, biến mảnh đất hoang khô cằn thành ruộng vườn mầu mỡ xanh tươi, thì quyền năng của Thiên Chúa trong sự sống của mỗi con người cũng làm nên như vậy nơi chính tâm hồn của họ. Tội nhân trở thành Thánh nhân là như thế. Không có gì để bi quan, không có gì để lo sợ, không có gì để lên án, dù rằng có những điều cần cảnh giác và tiên liệu. Điều tối cần thiết chính là sức sống của một niềm tin vươn lên mãnh liệt và đều đặn tuôn chảy như một dòng sông.
Hạnh phúc thay cho ai biết nhận ra chân lý sự sống đang tiềm ẩn nơi chính mình và mọi người, vì họ sẽ được nối kết với nguồn sống bất tận. Hạnh phúc thay cho ai nhận ra một sự sống thâm sâu đang chuyển vận và tái tạo không ngừng trong chính mình và mọi người, vì họ sẽ được phấn khởi hân hoan trong đời sống mới vững bền. Hạnh phúc thay cho ai biết tích cực khơi dậy sự sống Thần Linh đang cư ngụ trong trái tim mình và mọi người, vì họ sẽ được vui hưởng trọn vẹn niềm hoan lạc của một tình yêu sung mãn muôn thuở.
Một lần kia, Đức Khổng-tử đứng ngắm nhìn dòng sông và cất tiếng nói : “Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ” (Vũ trụ hằng luôn luân chuyển, như dòng nước chảy ngày đêm không ngừng). Ngài muốn cho đệ tử hiểu rằng: Thể theo Mạng Trời, mọi vật trong vũ trụ đều biến hoá. Dù ngày dù đêm, dù trong phút chốc, không có vật gì là ngưng nghỉ. Vì thế, Kẻ tìm Chân phải ngộ được Lý ấy trên con đường đạo: mỗi ngày cải hoá lấy đời mình.
Vũ trụ như một dòng sông. Hãy ngắm nhìn dòng sông để thấy được sự sống của Thiên Chúa đang tuôn chảy, trào dâng, lan toả, thấm nhập và tái tạo không ngừng trong cuộc đời của mình và của mọi người.
Ôi !
Dòng sông của sự sống đời tôi
Dòng sông vẫn tuôn chảy không ngơi
Dòng sông của tình yêu muôn thuở
Dòng sông của sự sống muôn đời. …
LM Thái Nguyên
Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.
Nếu tình yêu là bản tính của Thiên Chúa thì lòng thương xót là cách thức Chúa bày tỏ tình yêu, là dấu chỉ cho tình yêu vững bền của Ngài. Lòng thương xót nhìn kẻ tội lỗi, không oán giận, không trả thù bằng sự giận dữ hay trừng phạt, nhưng xót xa vì họ lầm đường lạc lối, xót xa vì họ đang đi đến hố diệt vong. Lòng thương xót tựa như ánh mắt của tình yêu, giúp người ta nhận ra nhu cầu của tha nhân để chia sẻ, cảm thông, nâng đỡ, xoa dịu hay chữa lành. Chúng ta có thể cảm nghiệm lòng thương xót của Chúa qua chiều dài lịch sử cứu độ.
Khởi từ tội lỗi của Adam, Chúa không đoạn nghĩa dứt tình với Adam. Chúa vẫn thương Adam và xót xa dường nào khi thấy Adam tủi hổ lẩn trốn trong vườn địa đàng. Adam là kẻ phản bội làm sao dám vác mặt gặp Chúa. Tội lỗi làm cho người ta mặc cảm, xấu hổ và lo sợ khi phải đối diện với sự thật. Thế nhưng Adam phần nào đã bớt đi sự sợ hãi, bớt đi áp lực tâm lý khi nghe tiếng gọi: “Adam, Adam ngươi đang ở đâu?” Âm thanh của tiếng gọi không mang âm sắc của giận dữ hay quở mắng, nhưng tiếng gọi vẫn thân thương dịu ngọt, có điều pha trộn chút âm điệu xót xa. “Phải chăng ngươi đã ăn trái cây trong vườn mà ta đã cấm?”
Tội có thể được tha, nhưng hình phạt vẫn phải chịu. Nhưng ai là người phải chịu phạt thay cho tội Adam. Thiên Chúa không suy tính thiệt hơn. Không đắn đo suy xét. Ngay tức thời, lời hứa cứu độ đã được ban ra. Chính Ngôi Hai Thiên Chúa sẽ gánh lấy tội Adam và đền thay cho tội lỗi Adam. Có thể nói, lòng thương xót của Chúa được tỏ bầy cụ thể và rõ nét trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Cả cuộc đời luôn sống vì người khác, luôn đi đến mọi hang cùng ngõ hẻm để thi ân giáng phúc. Cả trong những lúc đau khổ nhất của cuộc đời, Ngài vẫn không nghĩ đến mình: Ngài xót thương các bà mẹ thành Giêrusalem “đừng than khóc Ta nhưng hãy than khóc con cháu các người; Ngài xót thương những kẻ đã làm hại mình, vì “họ không biết việc họ làm.” Đỉnh cao của lòng thương xót đó là ơn tha tội và ban thưởng hạnh phúc trường sinh. Đó là đặc ân mà anh trộm lành được diễm phúc đón nhận đầu tiên từ cây thập giá: “ngay đêm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta.”
Chính điểm này mà trong dịp giảng tĩnh tâm Giáo triều Rôma, Đức cố hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận đã nêu ra 10 điểm khiếm khuyết của Chúa Giêsu trong đó có sự hay quên: chỉ 1 câu nói thành thật với chính mình của tên trộm lành mà Chúa đã quên cả quá khứ tội lỗi của anh. Chỉ cần thấy bóng dáng thằng con trời đánh bỏ nhà đi hoang nay thất thểu trở về là người cha đã quên hết quá khứ đi hoang của người con. Lòng thương xót của Thiên Chúa là vậy. Một vì Thiên Chúa chậm bất bình và rất mực khoan dung mà vua Đavít đã từng nói lên rằng: Nếu Chúa chấp tội nào ai đứng vững. Tình yêu Chúa cao hơn tội lỗi chúng ta, đến nỗi có thể phủ lấp muôn vàn tội lỗi chúng ta.
Tác giả Ron Lee đã viết một câu chuyện trong cuốn “Một Thiên Chúa Tha thứ trong một thế giới không tha thứ” như sau:
Có một vị linh mục là một người rất yêu mến Chúa, nhưng ông luôn bị ám ảnh bởi một tội mà ông đã phạm trong quá khứ. Ngài đã ăn năn sám hối nhưng vẫn không có bình an tâm hồn. Cho tới một hôm nghe nói có một phụ nữ trong giáo xứ hay được tiếp xúc và nói chuyện với Chúa trong giấc mơ. Vị linh mục không tin, nên muốn thử bà ta và nói: lần sau bà có nói chuyện với Chúa thì hỏi xem, tôi đã phạm tội gì? Thế là mấy ngày sau gặp lại, vị linh mục đã hỏi bà là Chúa đã nói gì? Bà trả lời: Chúa nói rằng: Ta chẳng còn nhớ gì nữa!
Bài Phúc âm hôm nay cũng cho chúng ta thấy khi hiện ra với các tông đồ, Chúa Giêsu không hề nhắc tới những chuyện đáng tiếc đã xảy ra: nơi Phêrô kẻ chối Chúa ba lần; nơi các tông đồ hèn nhát bỏ chạy nơi vườn Giệtsêmani; nơi Tôma kẻ bi quan, cố chấp luôn đòi sự kiểm chứng minh nhiên và cụ thể. Dường như Chúa đã quên hết và còn ban bình an cho các ông.
Hôm nay kính nhớ lòng thương xót của Chúa, Giáo hội mời gọi chúng ta nhận ra mình là một tội nhân đã được Chúa cứu chuộc bằng giá máu cực thánh, chúng ta hãy biết đền đáp tình yêu Chúa bằng sự hoàn thiện con người của mình như Cha chúng ta ở trên trời. Đồng thời chúng ta cũng dâng hy sinh, lời cầu nguyện cho các tội nhân được ơn trở về với Chúa.
Có lẽ đây là vấn đề mà những người Kitô hữu phải lo lắng quan tâm. Vì qua báo chí và các phương tiện truyền hình truyền thanh chúng ta không khỏi đau xót khi nhìn thấy một thế hệ trẻ sa đọa, cuồng loạn và lạc mất hướng đi của đời người. Con số thống kê về sì ke, ma túy, mại dâm, phá thai, bệnh nhân nhiễm HIV hay Aid mỗi ngày một tăng theo cấp số nhân, mà một ai đó đã nói một cách mỉa mai rằng: những điều tốt thì không thấy tăng, nhưng tội phạm thì năm nào cũng được nghe câu nói quen thuộc: “năm nay cao hơn năm trước”.
Có lẽ Chúa cũng đang cần những con người thanh sạch như như ông Lót trong thành Sôdôma. Ông đã bị dày vò bởi những cảnh đồi bại luân lý diễn ra hằng ngày quanh mình. Ông cố thuyết phục dân thành ăn năn hầu tránh cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, nhưng không ai nghe ông. Rồi Abaraham cũng nài xin Chúa tha thứ nhưng lại không kiếm được 10 người công chính, thế là cả thành bị tiêu diệt.
Và hôm nay, Chúa đang cần có nhiều người như thánh nữ Faustina, biết dâng những hy sinh đau khổ của mình như lễ vật tôn thờ Thiên Chúa và cứu thế gian khỏi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Biết phó dâng bản thân, gia đình và nhân loại cho lòng thương xót của Chúa. Ước gì mỗi người chúng ta hãy sám hối về lỗi phạm của mình và hãy dâng những hy sinh và lời cầu nguyện cho kẻ có tội được ơn trở về với Chúa.
Nguyện xin Chúa là Đấng giầu long xót thương tha thứ và ban bình an cho mỗi người chúng ta. Amen.
Lm Giuse Tạ Duy Tuyền
Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.
Chứng lý về sự Phục sinh của Chúa Kitô, không chỉ dựa vào sự kiện ngôi mộ trống, mà còn phải kể đến những lần Đấng Phục sinh hiện ra với nhiều người, cũng như phải quan tâm đến những lời chứng của những người đã tận mắt nhìn thấy Chúa Kitô sống lại. Trang Tin Mừng hôm nay sẽ cung cấp cho chúng ta những chứng lý quan trọng và sống động ấy.
Chúa Kitô Phục sinh hiện đến vào lúc thánh Tôma vắng mặt, cho nên ông đã không tin rằng Chúa Giêsu sống lại. Vì thế, ông đòi hỏi một sự kiểm chứng. Thử hỏi 10 vị tông đồ kia, nếu không tận mắt nhìn thấy và đích thân gặp gỡ Đấng Phục sinh, các ông có thể dễ dàng chấp nhận lời của anh em khác không? Chúng ta rất hồ nghi. Bởi lẽ, chuyện kẻ sống lại là chuyện rất khó chấp nhận. Và chính các ông đã không ít lần tỏ ra nghi ngờ, nao núng, kể cả sau khi đã gặp Đấng Phục sinh.
Chúng ta không nên trách Tôma, ngược lại phải biết ơn ngài. Bởi vì chính “sự cứng lòng” của ngài lại làm kiên vững cho niềm tin yếu đuối của chúng ta, khi Đấng Phục sinh đáp trả đòi hỏi sự kiểm chứng bằng giác quan của thánh Tôma: “Tôma hãy đặt ngón tay vào đây và hãy xem tay Thầy; đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy.” Điều này không chỉ để thỏa mãn đòi hỏi riêng của thánh Tôma, mà còn đáp trả cho yêu cầu của tất cả chúng ta, những kẻ “không thấy” mà được gọi là “tin”, nhất là trong thời đại khoa học thực nghiệm hôm nay.
Đồng thời, “sự cứng lòng” của thánh Tôma cũng làm cho lời chứng của cộng đoàn thêm mạnh mẽ. Ngày nay, chúng ta đều là những người không thấy mà tin dựa vào lời chứng của các tông đồ – những kẻ dám sống, dám chết cho niềm tin của mình.
Thánh Tôma là môn đệ cuối cùng tin Chúa sống lại, nhưng lại là người đầu tiên tuyên xưng đức tin. Sau khi được kiểm chứng về việc Phục sinh, ngài đã tin – một niềm tin đầy đủ nhất khi ông tuyên xưng: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con.” Khi ông tuyên xưng như thế, thì lời chứng của các tông đồ thật sự trở thành “đắt giá”, thật sự trở thành nền tảng vững chắc cho việc tuyên xưng đức tin của bao thế hệ Kitô hữu.
Hơn thế nữa, Đấng Phục sinh hiện ra không chỉ để chứng minh Người đã sống lại, nhưng còn để ban cho các ông sự sống mới “Người thổi hơi vào các ông…”
Con người vốn chỉ là bùn đất và chỉ có thể trở nên sống động qua việc “thổi hơi” của Thiên Chúa. Thì ở đây, chúng ta cũng nói được rằng chính Đấng Phục sinh đã thực hiện một cuộc sáng tạo mới, Ngài thổi hơi để biến đổi các tông đồ từ những con người yếu đuối, nhút nhát trở thành những con người mới với sức sống mới, trở thành những khí cụ sắc bén trong Thánh Thần để rao giảng Tin Mừng Phục sinh.
Đồng thời với việc ban sự sống mới là mệnh lệnh sai đi: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em.” Tiếng “như” ở đây không phải là so sánh, mà là nền tảng và cội nguồn: nguồn cội của mệnh lệnh là chính Chúa Cha và nền tảng của mệnh lệnh là sứ vụ cứu thế mà Đấng Phục sinh hoàn thành. Các tông đồ được sai đi để làm chứng về Đấng Phục sinh và để nối dài hành động của Người trong thế giới. Hành động này giải thoát thế giới khỏi sự thống trị của tội lỗi, mà sức mạnh lớn nhất của nó là sự chết đã bị vượt qua.
Mỗi chúng ta, nhờ bí tích Thêm sức cũng được mời gọi trở nên những tông đồ hăng say làm chứng cho Chúa ngay trong môi trường sống của mình.
Trong thời đại hôm nay, chúng ta làm chứng cho Chúa Kitô Phục sinh không chỉ bằng lời rao giảng mà còn phải bằng chính cuộc sống của chúng ta. Cụ thể trong xã hội hôm nay, có rất nhiều người nhất là những người trẻ, họ luôn sống trong lo âu, sợ hãi, khủng hoảng hoặc không cần biết đến ý nghĩa cuộc sống, họ lao vào những tệ nạn xã hội mà không thoát ra được. Trước tình trạng đó, lẽ nào chúng ta ngồi yên? Là những con người của thiên niên kỷ mới này, chúng ta phải là những người đi bước trước đem sự bình an và đức tin sâu sắc giúp họ thoát khỏi thất vọng để tìm ra ý nghĩa cho cuộc sống.
Mỗi chúng ta cần phải mở rộng lòng dám đi sâu vào thế giới để tìm hiểu và đem Chúa Phục sinh vào mọi lãnh vực, không bo bo trong vỏ ốc nhưng phải mở rộng ra khắp thế giới.
Có một câu chuyện kể lại rằng, một nhà thông thái kia muốn sáng lập một tôn giáo mới. Ròng rã nhiều năm, ông đem tất cả sự khôn ngoan của mình ra thuyết phục thiên hạ mà chẳng thấy ai theo. Ông bèn than thở với một người bạn thì nhận được một lời khuyên: “Nếu anh muốn người ta theo anh thì dễ thôi, anh hãy làm thế này: Thứ năm anh ăn bữa tiệc cuối cùng, thì thứ sáu anh để người ta đóng đinh anh trên khổ giá rồi chôn cất, Chúa Nhật anh sống lại! Chắc chắn người ta sẽ theo anh rất đông?”
Quả là lời khuyên độc đáo, và lại càng lý thú hơn, khi tác giả của lời khuyên này chính là Napôlêon!
Điều mà Napôlêon muốn nhấn mạnh ở đây, điều có sức lôi cuốn người ta chính là sự sống lại.
Thực vậy, biến cố Chúa Kitô Phục sinh chính là nền tảng và trung tâm của đời sống đức tin Kitô giáo chúng ta.
Đấng Phục sinh đã chọn “ngày thứ nhất trong tuần” làm ngày gặp gỡ các tông đồ. Như thế, “Ngày thứ nhất trong tuần” đã trở thành ngày của cộng đoàn, ngày của gặp gỡ, ngày hát mừng niềm vui Phục sinh, và nhất là ngày của cuộc “sáng tạo mới.” Xin cho mỗi ngày Chúa Nhật cũng trở thành một ngày giúp chúng ta sống thánh thiện, hiệp thông, yêu thương… để mỗi chúng ta trở thành một bằng chứng cho sự hiện diện sống động của Đấng Phục sinh.
Sưu tầm
***************************************
Lạy Chúa Giêsu phục sinh, Xin ban cho con sự sống của Chúa, sự sống làm đời con mãi mãi xanh tươi. Xin ban cho con bình an của Chúa, bình an làm con vững tâm giữa sóng gió cuộc đời. Xin ban cho con niềm vui của Chúa, niềm vui làm khuôn mặt con luôn tươi tắn. Xin ban cho con hy vọng của Chúa, hy vọng làm con lại hăng hái lên đường. Xin ban cho con Thánh Thần của Chúa, Thánh Thần mỗi ngày làm mới lại đời con.
Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.
Càng ngày càng có nhiều người lưu tâm con người lịch sử Giêsu Nadarét. Với một người bị người ta ghét cay ghét đắng đến nỗi giết chết mà tại sao ngày nay người ta vẫn quan tâm tới cuộc đời và các giáo huấn của Ngài như vậy?
Điều Phát Hiện
Mọi điều về Ngài đều xảy ra chính xác: Các lời tiên tri về việc Ngài đến, sinh ra, cuộc sống, giáo huấn, phép lạ, sự chết, và nhất là sự sống lại của Ngài. Đó là các sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại.
Hiệu quả chính xác về chính Ngài đối với sự Phục Sinh – dù Ngài đã sống lại từ cõi chết hay vẫn còn trong mộ đá. Nhiều người đa nghi nói rằng tin vào Đức Kitô phục sinh không gì hơn chỉ là “bước nhảy mù quáng của niềm tin vô căn cứ.”
Tuy nhiên, khi đối diện với các sự kiện này, những người chân thật một cách thông minh đã phải chân nhận rằng sự phục sinh của Chúa Giêsu là một sự kiện lịch sử dựa trên các chứng cớ không thể bác bỏ.
Trên hành trình tâm linh từ không biết gì tới lúc tin vào Đức Kitô, người ta có vấn đề về sự phục sinh. Nhưng xét kỹ thì chúng ta thấy sức thuyết phục rằng sự sống lại về thể lý là lời giải thích duy nhất về ngôi mộ trống, nơi đã mai táng thi hài Đức Kitô.
Đây là vài chứng cớ lịch sử khiến tâm phục khẩu phục:
Chứng Cớ Phục Sinh
Đức Kitô đã báo trước việc Ngài phục sinh. Kinh thánh nói: “Từ lúc đó, Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16:21). Mặc dù những người theo Ngài không hiểu Ngài nói gì với họ lúc đó, nhưng họ vẫn ghi nhớ lời Ngài.
Chúa Giêsu đã hiện ra nhiều lần với những người theo Ngài. Ngài an ủi những người than khóc bên ngoài mộ vào sáng Chúa Nhật. Trên đường đi Emmaus, Ngài đã giải thích những điều nói về chính Ngài từ Cựu Ước. Sau đó, Ngài ăn uống trước mặt họ và mời họ chạm vào Ngài. Kinh thánh nói rằng Chúa Giêsu được hơn 500 người thấy một lúc. Một số người có thể cho rằng chỉ có một số ít người đồng ý với sự dối trá đó, nhưng làm sao người ta có thể giải thích về sự cộng tác của 500 người đó?
Đức tin kiên cường của các Tông đồ đủ thuyết phục chúng ta về việc Chúa Giêsu phục sinh. Các Tông đồ này đã từng sợ hãi mà bỏ trốn và chối bỏ Thầy, nhưng nay họ can đảm công bố tin vui này, rao truyền mà không sợ chết. Hành động kiên cường và can đảm của họ sẽ vô nghĩa nếu họ không biết với sự chắc chắn tuyệt đối rằng Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết.
Sự phát triển của Kitô giáo đủ xác minh Chúa Giêsu phục sinh. Bài giảng đầu tiên của ông Phêrô, nói về sự phục sinh của Chúa Giêsu, đã khiến người ta tin nhận Đức Kitô là Đấng Cứu Độ hằng sống của họ. Thánh Luca cho biết một con số kỷ lục: “Hôm ấy đã có thêm khoảng ba ngàn người theo đạo” (Cv 2:41). Cho tới nay, số người tin đó càng ngày càng tăng thêm trên khắp thế giời. Ngày nay, có hàng tỷ người tin.
Chứng cớ của hàng tỷ người đã thay đổi đời sống qua các thế kỷ qua cho thấy sức mạnh của Đức Kitô phục sinh. Nhiều người đã bỏ được các chứng nghiện. Những người nghèo khổ và những người thất vọng đã tìm được niềm hy vọng. Những cuộc hôn nhân đổ vỡ đã được hàn gắn. Chứng cớ thuyết phục nhất về sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô là ngày nay Ngài vẫn đang sống giữa những người tin vào sự sống lại và sức mạnh hoán cải.
Sự Phục Sinh làm cho Kitô giáo trở nên đặc biệt. Chưa có một vị lãnh đạo tôn giáo nào đập tan sức mạnh của Tử thần và chiến thắng tội lỗi như Đức Giêsu Kitô.
Tầm Quan Trọng Của Sự Phục Sinh
Sự Phục Sinh xác nhận rằng Chúa Giêsu là Đấng mà chính Ngài đã tuyên bố. Chúng ta hãy cân nhắc tầm quan trọng của sự kiện này:
Sự Phục Sinh chứng tỏ rằng Đức Kitô là Thiên Chúa. Việc Chúa Giêsu chết trên Thập Giá không chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa. Chúa Giêsu chứng tỏ thần tính của Ngài bằng việc hoàn tất các lời tiên tri về cái chết của Ngài và bằng việc Ngài trỗi dậy từ trong mộ. Kinh thánh tuyên bố: “Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng” (Rm 1:4).
Sự Phục Sinh chứng tỏ quyền năng của Đức Kitô trong việc tha tội. Kinh thánh quả quyết: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em” (1 Cr 15:17). Qua việc sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu chứng tỏ quyền năng và quyền lực phá vỡ mối ràng buộc của tội lỗi, bảo đảm ơn tha thứ và sự sống đời đời cho những ai tin vào Ơn Cứu Độ của Ngài.
Sự Phục Sinh mặc khải quyền lực của Đức Kitô đối với sự chết. Kinh thánh cho biết: “Một khi Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người” (Rm 6:9). Sự Phục Sinh bảo đảm chúng ta cũng chiến thắng sự chết: “Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Kitô Giêsu trên cõi trời” (Ep 2:6).
Sự Phục Sinh đánh bại kẻ thù của Thiên Chúa. Từ cuộc nổi loạn đầu tiên cho đến Thập Giá, ma quỷ đã nham hiểm đấu tranh và xảo quyệt muốn lật đổ Thiên Quốc. Satan phải biết rằng nó đã bị một đòn chí tử trong cuộc chiến xưa kia. Nhưng cuộc chiến này là sự tính toán sai lầm của ma quỷ. Thập Giá là chiến thắng của Nước Trời. Khi Đức Kitô sống lại, quyền lực của tội lỗi và Tử thần đã bị đập tan vĩnh viễn. Nhờ sự Phục Sinh của Đức Kitô, các Kitô hữu không còn sợ Satan hoặc Tử thần nữa!
Hoàn Tất Ơn Cứu Độ
40 ngày sau khi Chúa Giêsu chết và sống lại, Ngài đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ. Có lần Ngài quy tụ 11 môn đệ (không còn Giuđa) trên núi tại Galilê và trao cho họ sứ vụ quan trọng. Ngài nói: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:18-20).
Rồi sau đó, sách Công vụ nói: “Một hôm, đang khi dùng bữa với các Tông Đồ, Đức Giêsu truyền cho các ông không được rời khỏi Giêrusalem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa, điều mà anh em đã nghe Thầy nói tới, đó là: ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần. Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1:4-5, 7-8).
Ngay sau đó, Ngài lên trời và biến vào trong đám mây, để các môn đệ ngơ ngẩn nhìn theo. Chúa Giêsu lên trời là hành động cuối cùng trong công cuộc cứu độ. Sứ vụ của Ngài hoàn tất, Đức Giêsu Kitô được tán dương và vinh quang. Sự Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô là sự kiện cách mạng nhất trong lịch sử nhân loại.
Người ta không thể từ chối rằng Ngài đã làm rung động thế giới khi Ngài làm người trên thế gian. Nhưng cuộc đời Ngài đã hình thành lịch sử cả trong thời đại chúng ta. Sự Phục Sinh là minh chứng cuối cùng rằng Đức Giêsu Kitô là Đấng mà chính Ngài đã tuyên bố.
Nhân chứng sống của chàng trai trẻ Gioan, người luôn kề cận Chúa Giêsu và chứng kiến từ đầu tới cuối, ngay cả khi đứng dưới chân Thập Giá, đã viết: “Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực. Còn có nhiều điều khác Đức Giêsu đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ: cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra” (Ga 21:24-25).
Trầm Thiên Thu(Chuyển ngữ từ ccci.com)
Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.
Hôm nay toàn thể Giáo Hội tưởng niệm việc Chúa Giêsu chịu chết. Việc tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu không phải là ôn lại một kỷ niệm trong quá khứ, nhưng để chiêm ngắm việc Người chịu chết để ta khám phá ra Tình Vô tận mà Thiên Chúa dành cho nhân loại. Cái chết của Chúa Giêsu không phải như cái chết của một ông vua, một nhà lãnh tụ của quốc gia, của một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử của loài người. Cái chết Chúa Giêsu là cái chết của Người Con Một, Người Con Duy Nhất của Thiên Chúa.
Giáo hội như muốn mời gọi chúng ta đi vào thinh lặng, từ các trang trí cho đến những bài ca phụng vụ, tất cả đều đưa chúng ta vào cõi thinh lặng. Thinh lặng để nhìn ngắm Chúa Giêsu trên Thập Giá, thinh lặng để lắng nghe tiếng nói từ Thập Giá. Thập Giá vẫn mãi mãi là một mầu nhiệm. Tại sao điều đó có thể xảy ra cho Thiên Chúa? Tại sao Con Một Thiên Chúa lại có thể chịu chết treo trên Thập Giá?
Cái chết của Chúa Giêsu mang nhiều ý nghĩa: Đó là cái chết được báo trước: “Con Người sẽ bị nộp cho các Thượng tế và Kinh sĩ. Họ sẽ lên án xử tử Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại. Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người, sẽ đánh đòn và giết chết Người.” (Mc 10, 33-34). Đó là cái chết vì yêu mến Chúa Cha, để vâng phục thánh ý Chúa Cha.
Chúa Giêsu chịu chết để tiêu diệt thần chết là ma quỷ và sự dữ.
Chúa Giêsu chịu chết vì tội lỗi của nhân loại, vì yêu thương và muốn cứu chuộc nhân loại. Nhờ sự chết của Chúa, loài người được giao hòa với Thiên Chúa. Nhờ sự chết của Chúa, con người được sống và được tham dự vào sự phục sinh của Người. Thật vậy, Chúa chịu chết để cho con người được hưởng vinh quang trong Nước Trời.
Cho dù có phải hy sinh, tủi nhục, đau khổ, bị bỏ rơi, Chúa vẫn sẵn sàng đi trọn con đường đau thương, vẫn trung thành vác thập giá và nhất là phải chết trên thập giá.
Trên thập giá, Chúa Giêsu trở nên “Chiên Thiên Chúa đến gánh tội trần gian” (Ga 1,29), mang lấy tội lỗi nhân loại nơi thân mình Người. “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người” (2 Cr 5,21).
Thiên Chúa đã chết vì tội chúng ta. Thiên Chúa đã phải trả giá quá đắt để cứu loài người khỏi chết. Thiên Chúa đã yêu thương thế gian như thế đó! Vậy mà tôi vẫn vô tâm !
Về cuộc tử nạn và cái chết của Chúa Giêsu, thiết tưởng chúng ta chỉ nên giữ thinh lặng. Trong thinh lặng, chúng ta mới cảm nhận được cái nhìn yêu thương trìu mến của Chúa Giêsu. Và trong cái nhìn ấy chúng ta mới nghe được chính tiếng nói của Ngài. Chỉ có kẻ đau khổ mới có thể đưa chúng ta vào nỗi khổ đau của họ. Chỉ có Chúa Giêsu mới có thể đưa chúng ta vào những nỗi khổ đau của Ngài. Sự thinh lặng đưa chúng ta vào mầu nhiệm của khổ đau.
Trong hai người cùng chịu treo trên Thập Giá bên cạnh Chúa Giêsu, một người đã không ngừng lên tiếng kêu gào rủa xả, trong khi đó kẻ được mệnh danh là trộm lành chỉ biết thốt lên lời van xin cứu vớt. Ðối với chúng ta, điều đó thật là phải lẽ, xứng với tội lỗi chúng ta. Kẻ trộm lành quả thực đã đi sâu vào mầu nhiệm của Thập Giá, ông đã nhận ra thân phận tội lỗi của mình.
Cái chết của Chúa Giêsu trên Thập Giá trước tiên là một bày tỏ về bộ mặt tội lỗi của nhân loại. Mãi mãi Thập Giá vẫn là biểu trưng của sự độc ác của con người. Ðó là đỉnh cao trí tuệ của con người trong việc sáng chế ra những phương thế để hành hạ nhau, để loại trừ nhau, để chém giết nhau. Ðó là bản án của tội lỗi nhân loại trải qua mọi thời đại.
Nhìn lên Thập Giá Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta chỉ có thể đấm ngực ăn năn về chính tội lỗi của mình mà thôi. Thập Giá của Chúa Giêsu vẫn luôn có đó để chiếu rọi vào thân phận tội lỗi của con người. Thập Giá không chỉ là mạc khải về tội lỗi của con người, nhưng tội lỗi còn là mặt trái của một nguồn ánh sáng vô biên.
Ðó là ánh sáng của tình yêu. Cái chết của Chúa Giêsu trên Thập Giá là biểu tỏ của một tình yêu tha thứ cho đến cùng. Có lẽ người trộm lành đã hiểu được điều đó khi ông quay nhìn sang Chúa Giêsu trên Thập Giá. Trong ánh mắt của Chúa Giêsu, người trộm lành chỉ có thể thấy bừng lên tình yêu nhân từ và tha thứ khi được tình yêu Chúa Giêsu chiếu dọi vào. Bên cạnh Chúa Giêsu, người trộm lành được ôm ấp với cái nhìn trìu mến và tha thứ của Ngài.
Ta còn được mời gọi nhìn thấy chính cây giá gỗ, trên đó Đức Giêsu chịu đóng đinh như là một dụng cụ nhục hình và tử hình. Thập giá là hình phạt tiêu biểu mà Lề Luật dành cho người phạm trọng tội. Vì thế, Thập Giá là biểu tượng cho công lí của con người.
Ấy vậy mà, người chịu đóng đinh là chính Đức Giêsu, Đấng hoàn toàn vô tội, Đấng công chính hoàn hảo; vì thế, sự công chính của con người chỉ là giả tạo, gian dối và chỉ có vẻ bề ngoài.
Nơi Thập Giá, Đức Kitô muốn giải thoát ta một cách chính xác khỏi sự công chính giả tạo nhân danh Lề Luật, sự công chính bề ngoài đến từ chính chúng ta, để trao ban cho chúng ta sự công chính của chính Ngài, sự công chính đích thật của con Thiên Chúa.
Nơi Thập Giá, Đức Kitô mang vào mình mọi “bệnh hoạn tật nguyền” của chúng ta, để làm cho chúng ta trở nên lành mạnh, nên công chính cách nhưng không, như bài ca về “Người Tôi Tớ Đau Khổ” đã loan báo. Vì thế, trên tất cả, nơi thập giá của Đức Kitô, chúng ta được mời gọi nhìn ra trong tín thác và bình an thẳm sâu “Khuôn Mặt đích thật” của chính Thiên Chúa.
Và rồi khi khám phá ra khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa, ta thấy một Tình Yêu vô tận đã yêu thương ta. Nhận ra như vậy, ta lại sống như thế nào đó cho xứng đáng với sự hy sinh tột cùng của Tình Yêu vô tận đó.
Huệ Minh
Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.
Với kinh Vinh Danh được long trọng xướng lên trong thánh lễ chiều nay, chúng ta cùng với Giáo Hội bước vào Tam nhật thánh. Khởi đi từ căn nhà nay được gọi là “Nhà tiệc ly”, Chúa Giêsu bắt đầu bước vào cuộc khổ nạn.
Bức tranh do danh họa Leonardo Da Vinci, người Italia, mang tựa đề “Tiệc Ly” hay “Bữa tối cuối cùng – Last supper” là bức tranh sơn tường đầu tiên được khởi vẽ năm 1495 và hoàn thành năm 1498, trên bức tường của một phòng ăn tập thể ở Nữ tu viện Santa Maria delle Grazie, Milan, Ý. Đây là một tác phẩm bất hủ đã góp phần đem lại danh tiếng cho nhà họa sĩ. Các tông đồ được chia làm bốn nhóm, mỗi nhóm ba người. Mỗi vị tông đồ đều được diễn tả trong tâm trạng ngỡ ngàng đến mức thất kinh, hoảng sợ. Họ vừa nghe Chúa nói: “Có một kẻ trong anh em sẽ nộp Thày ”(Ga 13,22). Riêng Giuđa, kẻ bán thày, thì vẫn thản nhiên. Sự lạnh lùng được thể hiện rõ trên khuôn mặt. Không những thế, họa sĩ còn thể hiện khuôn mặt Giuđa với màu sậm. Phải chăng, ông muốn diễn tả, sự giảo quyệt gian dối hiện rõ cả nơi khuôn mặt của người tông đồ phản bội?
Trong bối cảnh đó, Đức Giêsu được diễn tả như một người bình thản. Người điềm tĩnh giữa phong ba, như Người vẫn điềm tĩnh khi thuyền gặp bão trên biển hồ, khi phải đối diện với Philatô, với Hêrôđê, với những người biệt phái và dân chúng bị kích động đang căm ghét Chúa.
Chính trong bối cảnh này, Chúa Giêsu hiến mình làm của ăn của uống cho các môn đệ, và qua các môn đệ, Chúa Giêsu nuôi dưỡng ngàn thế hệ mai sau. Người ta thường trao quà tặng trong lúc vui vẻ hạnh phúc và cho những người trung thành có công trạng. Chúa Giêsu trao ban chính mình trong một bữa ăn mà mọi người tham dự đều có tâm trạng hoảng loạn và có người phản bội. Chúa trao ban thân mình để bày tỏ tình yêu thương và giúp họ can đảm đón nhận mầu nhiệm thập giá gần kề.
Ngày hôm nay, hai mươi thế kỷ sau biến cố Tiệc ly, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục trao ban thân mình cho nhân loại. Mỗi khi linh mục dâng lễ, qua lời truyền phép, bánh trở nên Mình Chúa, rượu trở nên Máu Chúa. Bức tranh “Tiệc ly” cũng vẫn đang thể hiện cuộc đời này. Trước lời mời gọi đến đón nhận Mình Thánh Chúa Giêsu, có nhiều người nhiệt thành sốt sắng, nhưng cũng có những kẻ dửng dưng lạnh lùng, thậm chí có người lại lộng ngôn phạm thượng. Tại “Bàn-tiệc-cuộc-đời” này, tôi mang khuôn mặt nào trong số các tông đồ? Trong “cõi người ta” đầy bon chen bận rộn, Thánh Thể vẫn hiện diện, âm thầm và sâu lắng, như bằng chứng của một tình yêu tự hiến, yêu cho đến cùng, yêu hết mọi người dù gặp nhiều phản bội dối gian.
Thánh Thể là Bí tích của tình yêu thương. Ai đón nhận bí tích này đều được mời gọi thực hành đức bác ái. Người tín hữu không có đức bác ái sẽ đi ngược với ý nghĩa của bí tích này. Trong khi các tông đồ hoảng loạn thất kinh, Chúa Giêsu đã làm một việc không ai ngờ tới: Người bưng chậu nước đi rửa chân cho từng người trong họ, kể cả chân Giuđa, người tông đồ phản bội. Chúa không chỉ rửa chân cho những người luôn ở bên cạnh Chúa như Phêrô, Gioan và Giacôbê mà bỏ rơi những tông đồ khác. Đó là cách hành xử của con người theo kiểu sòng phẳng có trao có nhận. Chúa bao dung và nhân hậu với hết mọi người. Cử chỉ rửa chân được chính Chúa lý giải liền sau đó: “Nếu Thày là Chúa, là Thày, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thày đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thày đã làm cho anh em” (Ga 13,14-15). Như thế là đã rõ, cử chỉ của Chúa Giêsu vừa là nghĩa cử khiêm nhường yêu thương, vừa là một bài học nêu gương và một lệnh truyền cho các tông đồ hãy bắt chước người.
Hãy thinh lặng âm thầm cầu nguyện bên Thánh Thể để học sống yêu thương và hy sinh cho người khác. Chúa Giêsu hiến thân vì con người, nhưng con người lại quá so đo tính toán khi hiến thân cho Chúa. Đức Thánh Cha Phanxicô, trong Sứ điệp Mùa Chay năm 2015, đã nói đến sự dửng dưng vô cảm của con người đối với Thiên Chúa và đối với đồng loại. Thiên Chúa không bao giờ dửng dưng trước nỗi đau của con người. Chúng ta hãy học nơi Thánh Thể tình yêu thương và sự hy sinh, phục vụ vì hạnh phúc của những người xung quanh.
Sống màu nhiệm Thánh Thể không dừng lại ở việc rước Mình Thánh Chúa, mà còn được thể hiện qua những nghĩa cử yêu thương, tha thứ, hài hòa trong cách đối xử với tha nhân. Đó là tình yêu trọn hảo và là lời mời gọi của thánh lễ chiều thứ Năm Tuần thánh.
Gm Giuse Vũ Văn Thiên
Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.
Ông rón rén bước từng bước chân thô kệch lên kinh thành Giêrusalem tráng lệ trong một buổi sáng đẹp trời đầu Xuân. Trong khuôn mặt chất phát rạm nắng là một cặp mặt ngơ ngác của người miền quê mới lên tỉnh, dáo dác hết nhìn ngang rồi nhìn dọc cảnh phố phường nhộn nhịp, tấp nập người qua kẻ lại trong những bộ cánh nhiều màu sắc. Còn ông, với bộ quần áo thơm tho mới tinh hằn nhiều nếp gấp, không đủ để che giấu dáng bộ cục mịch vạm vỡ của một người nông dân chân lấm tay bùn khỏe mạnh. Simon cảm thấy vui vẻ hân hoan như đứa con nít tung tăng trong bộ đồ mới dạo chơi phố phường. Âm thanh của những người bán hàng rong rao hàng, tiếng chuông lắc, tiếng động vật bị nhốt trong chuồng bị mang bán, tiếng gọi nhau í ới của người mua kẻ bán…. tạo thành một thứ âm thanh hỗn loạn vui tai với ông. Vậy mới là thành phố chứ! Khác xa hẳn thôn làng bình yên của ông. Đường phố Giêrusalem hôm nay tấp nập lạ thường, cũng như ông, thiên hạ đang nhộn nhịp đi mua sắm, đổi chác hàng hóa để chuẩn bị cho ngày đại lễ Vượt Qua ở Do Thái.
Bỗng Simon nghe những tiếng gào thét ở cuối con đường dắt ra ngoại ô Giêrusalem. Tò mò ông tiến về phía những tiếng hò la đó, rồi len lỏi luồn mình lách vô giữa đám đông, để xem chuyện gì đang xảy ra mà thiên hạ phấn khích la thét rầm vang cả một góc trời đến thế. Ở giữa hai hàng người hiếu kỳ là một người đàn ông mình mẩy bầm dập đầy thương tích, máu me be bét nhỏ giọt trên con đường đá sỏi, quần áo tả tơi, bê bết dính đầy máu và bùn đất. Trên khuôn mặt hiền lành là những lằn roi chằng chịt ngang dọc, không còn chỗ trống nào lành lặn nữa. Đôi mắt bầm đen sưng húp to như hai trái trứng gà như không thể mở ra được. Đầu ông đội một mão gai thô kệch với những miếng gai dài, nhọn hoắc cắm sâu vào đầu, làm cho máu từ những lỗ gai nhọn đó chảy ri rỉ xuống mặt, xuống cổ, và xuống thân thể người đàn ông tội nghiệp. Hỏi thăm những người xung quanh, Simon mới biết vì người này tự xưng là vua dân Do Thái, nên ông bị quân lính La Mã chế giễu đội cho một vòng mão gai trên đầu thay cho vương miện Đức Vua. Trên vai ông ta là một cây gỗ xần xùi, thô ráp được đóng chéo vào nhau thành hình thập tự. Lưng ông khòm hẳn xuống dưới sức nặng của cây gỗ, bước chân ông loạng choạng ngả về bên phải, rồi đổ về bên trái, kéo lê cây thập tự trên cát thành đường mòn zích zắc.
Tìm hiểu thêm Simon được biết người đàn ông tội nghiệp kia tên Giêsu, người miền Nazaret, có thể là Đấng Messiah hay tiên tri gì đó, bị kết án tử hình, giờ đang phải vác cây thập giá của chính mình lên núi Sọ để bị đóng đinh ở đó. Simon nghe những người phụ nữ rỉ tai nhau về những phép lạ ông Giêsu làm, mà phép lạ gần nhất là làm cho một người đã chết bốn ngày được sống lại, về huấn chương Nước Trời mà ông Giêsu rao giảng… Simon nhíu mày bối rối, nếu thế thì có liên hệ gì đến tội chính trị đâu nhỉ? Có thật ông ta xưng mình là Vua dân Do Thái không, hay bị chụp mũ vì những lý do nào khác? Có thật ông ta nguy hiểm đến nỗi cần phải khai trừ khỏi xã hội loài người bằng án tử không? Simon chăm chăm nhìn vào khuôn mặt người tử tù mong tìm ra dấu vết hung ác của một tên cướp, hay một nét tinh khôn sắc sảo của người làm chính trị. Không, qua những lọn tóc dài be bét trộn lẫn với những giọt máu đóng cục, ông chỉ thấy một khuôn mặt hiền lành cam chịu, không một tiếng khóc, không tiếng rên la hay trách móc. Cặp môi nứt nẻ sưng mọng đỏ bầm đang bặm vào nhau, như cố ghìm lại tiếng nấc nghẹn ngào trong tim, không cho thoát ra ngoài.
Thỉnh thoảng Giêsu lại ngước cặp mắt lờ đờ ngơ ngác ngước nhìn lên đám đông, như muốn hỏi họ tại sao ông lại bị kết án thế này? Chẳng ai đủ can đảm hay buồn trả lời người tử tội đáng thương đó. Đám đông vẫn điên cuồng gào thét xung quanh, ngày càng hăng máu hơn, kẻ hả hê, người đấm ngực than khóc, con nít sợ hãi khóc rú lên quay mặt đi khi nhìn thấy cảnh tàn bạo này. Những cặp mắt mãn nguyện ẩn trong những khuôn mặt đạo đức, những chòm râu bạc phơ không che nổi nụ cười đắc chí của các vị lãnh đạo tôn giáo Do Thái. Đó đây túm tụm vài người phụ nữ vây quanh lấy Giêsu mà khóc lóc cho số phận nghiệt ngã của kẻ bại trận. Trái tim một người dân quê hiền lành chân phác thổn thức trước cảnh người hành hạ người. Ừ, nếu thật ông Giêsu này có tội thì cứ mang đi tử hình, nhưng hà cớ gì mà phải hành hạ, nhục mạ, phỉ nhổ người ta đến thế! Ông không hiểu được khi nhìn thấy nét mặt hân hoan, thoả mãn của các các vị bô lão Do Thái, người Pharisêu trước cảnh quân lính ngoại quốc đánh đập dã man người cùng chung một giòng máu với mình như thế.
Bỗng người tử tội đáng thương như không chịu đựng nổi sức nặng của cây thập giá nữa té sấp mặt xuống đất, lăn quay mấy vòng rồi chổng vó lên trời, máu chảy chan hòa, cây thập giá văng ra ngay dưới chân Simon đang đứng. Ông há hốc miệng kinh ngạc, đôi mắt mở to nhìn Giêsu đang lăn tròn trên con đường đá sỏi. Những làn roi cá sấu của binh lính La Mã tới tấp vụt xuống lên thân thể Giêsu để giục ông mau mau đứng dậy đi tiếp. Không ai dám tiến đến, đỡ ông đứng lên. Người tử tội co rúm người lại trước làn mưa roi lồm cồm bò dậy, nhưng rồi lại loạng choạng khụy xuống lần nữa.
Trong lúc Simon đang đăm đăm hút hồn nhìn thảm cảnh trước mắt, bỗng một bàn tay thô bạo túm lấy cổ áo ông, giọng nói một tên lính La Mã quát bên tai: “Đi, mau ra khiêng cây thập tự phụ nó!” Theo phản ứng tự nhiên, Simon ghì người, lùi lại một bước lui vào đám đông để chống lại sức kéo của tên lính. Không, dù có cảm thương cho số phận hẩm hiu của vị ngôn sứ này, nhưng Simon không muốn dính vào chuyện tai bay vạ gió bên đường. Ông không liên quan gì đến ông Giêsu này cả, ông chỉ là người qua đường. Ông còn vợ dại và hai đứa con trai bé bỏng ở nhà! Tên lính dí dí mũi giáo sáng chói vào mặt Simon, trợn mắt gầm lên: “Có đi không, hay muốn chết?” Nhìn khuôn mặt dữ dằn với binh khí trên tay của tên lính, ông thở dài sợ hãi, biết mình không thể không tuân lệnh.
Simon buông xuôi hai tay lững thững bước ra giữa đám đông. Tự dưng ông cảm thấy ghét người tử tội đang nằm bất động trong đống máu giữa đường này. Mới trước đây vài giây Simon còn cảm thấy tội nghiệp cho ông ta, vậy mà bây giờ. Hừm, vì hắn mà ông bị vạ lây. Dù bản chất là người nông dân chất phác, nhưng Simon cũng lanh trí để tính đường binh cho mình. Lỡ rồi, không thoát được cây thập giá này thì thôi, cứ vác cho có vậy, cho đủ bổn phận thôi, đủ để qua mặt đám lính ác ôn này. Lên tới đỉnh đồi rồi thì lo mà chuồn lẹ. Nghĩ thế, Simon tiến lại dìu người tử tội đứng lên, rồi ông nâng cây thập tự đặt lên vai Giêsu. Xong ông nhẹ nhàng bước ra phía sau khiêng phụ khúc đuôi. Simon để ý tránh né, để cây thập giá sần sùi đen đủi không làm dơ, và rách bộ quần áo mới của mình.
Lẽo đẽo đi theo phía sau nhưng Simon cứ ngó chăm chăm vào người tử tội phía trước. Ông ta nhìn càng lúc càng kiệt sức hơn, bước chân chậm dần, lảo đảo xiêu vẹo như người say. Mỗi lần người tù dừng bước để thở, thì những làn roi lại tới tấp tuôn xuống người Giêsu như mưa. Cũng may mà Simon đứng phía sau, nên ông không bị dính nhiều cây roi lên người. Dù đã có người phụ khiêng, nhưng chỉ là khiêng khúc đuôi của cây thập tự, phần nhẹ nhất, còn bao nhiêu sức nặng của cây gỗ vẫn đổ dồn về phía trước. Simon chặc lưỡi, lòng thương xót khi nãy lại quay trở về với trái tim đa cảm của ông. Ông cảm thấy nghèn nghẹn nơi cuống họng, tim như có ai bóp chặt.
Ông Giêsu này trông thảm thương quá, nhìn không còn giống hình hài con người nữa, da thịt rách nát tả tơi, dính nhầy nhụa lên bộ quần áo, mà giờ chỉ còn là những tua vải quấn quanh người đang phất phơ trong gió. Là Đấng Messiah mà dân Do Thái trông chờ đây ư? Simon không biết gì về Đấng Messiah cả, ông cũng chẳng trông chờ Đấng nào đến trong cuộc đời ông. Nhìn ông Giêsu như thế này, Simon không tin ông ta là Đấng Messiah. Mà cho dù có là Đấng Messiah đi nữa thì cũng chẳng liên quan gì đến ông. Thật khó xử! Simon thở dài cúi đầu suy nghĩ, nên sống theo lý trí khôn ngoan, hay nghe theo tiếng mách bảo của con tim?
Giêsu bỗng quay lại nhìn người phụ khiêng cây thập tự với mình, bốn ánh mắt chạm nhau nghẹn ngào trong hoàn cảnh ngang trái. Cặp mắt sưng húp bầm đen nhìn Simon như muốn nói lời cám ơn, trong khi Simon ngại ngùng xấu hổ, né tránh tia nhìn dịu dàng đó. Simon đỏ mặt bối rối:“Mình có làm gì to tát đâu mà ông ta lại cám ơn mình như thế nhỉ? Ông có biết là mình đã né tránh phần nặng nhất của cây thập tự kia không?” Simon nghĩ thầm như thế. Nhưng cái nhìn tha thiết tri ân của người tử tù đáng thương, đã ban thêm sức mạnh cho ông. Simon biết mình phải nên làm gì lúc này, phải nghe theo tiếng nói của con tim thôi, không thể khôn lỏi như vậy được. Đang miên man suy nghĩ thì Simon lại bị kéo nhào về phía trước, ông Giêsu té kéo theo cả người bạn đồng hành phía sau, cả hai té chồng lên nhau, rồi cùng lăn quay ra trên những cục sỏi đá vô tình bên đường. Lần này Simon nhanh chân đứng dậy, ông biết đứng dậy càng sớm, thì càng đỡ những roi đòn của quân lính. Simon cúi xuống nâng cây thập tự rồi để lên chính đôi vai vạm vỡ của mình, sau khi xốc lại cây thập tự cho ngay ngắn trên vai, ông cúi xuống đưa cánh tay còn lại cho Giêsu dựa vào mình, rồi từ từ dìu Giêsu đứng lên đi tiếp đoạn đường còn lại.
Mặt trời lên cao ánh nắng gay gắt hơn, đường lên đồi Sọ ngắn dần nhưng lại cao dần, đường đi khúc khuỷu gập ghềnh hơn. Máu ra ngày càng nhiều, sức lực của Giêsu ngày càng yếu đi, hơi thở dồn dập nặng nhọc vì thiếu nước, Giêsu như muốn gục xuống lết đi không nổi nữa. Khi thấy bước chân người tử tù chậm lại, những làn roi lại tới tấp tuôn xuống rào rào như mưa. Lần này vì đứng gần với người bạn đồng hành, nên những ngọn roi vô tình không buông tha cho Simon. Chiếc áo mới của ông bắt đầu rách teng beng, máu me lấm lem, tay chân bẩn thỉu. Simon liếm môi thấy mặn chát nơi đầu lưỡi, những giọt máu lăn dài trên khuôn mặt sạm nắng. Simon cắn môi chịu đựng, không than thân trách phận mình tò mò, không tiếc chiếc áo mới tinh, không còn trách người tử tù đáng thương nữa. Simon cũng chả biết mình đã học được đức tính đó từ người bạn đồng hành khi nào? Ông im lặng nhẫn nhục chịu đựng như Giêsu. Simon chỉ cầu xin sao cho lên đến đỉnh đồi càng sớm càng tốt, cho Giêsu đỡ bị hành hạ nhục mạ, và ông cũng đỡ gánh nặng dọc đường.
Rồi cả hai cũng từ từ lếch thếch leo lên đến đỉnh đồi, đám đông vẫn đi theo xung quanh, reo hò la hét ngày càng to hơn, như bị kích động bởi màn kịch đang tới hồi gây cấn nhất. Simon thả cây thập tự xuống đất, thở phào nhẹ nhõm. Thế là xong, ông đã hoàn tất phận sự của mình rồi, ông chỉ muốn về cho nhanh, ra khỏi Đồi Sọ đầy mùi tử khí này càng sớm càng tốt. Ông không muốn nghe thêm những tiếng hò hét khoái chí, tiếng khóc than của những người phụ nữ, cũng chẳng muốn nhìn cảnh người bạn đồng hành của mình bị đóng đinh. Nhưng lạ thay bước chân của ông lại không nỡ cất bước ra đi. Chân ông không còn nghe theo sự điều khiển của lý trí nữa rồi.
Simon tần ngần đứng lại, lòng ông xao xuyến bồi hồi cảm thương, dù chỉ một vài phút gặp gỡ ngắn ngủi trong hoàn cảnh bi đát, nhưng đong đầy bao nghĩa tình. Dù chỉ vài phút bên nhau, dù chẳng biết gì về ông Giêsu đó có thật là Đấng Messiah hay tiên tri nào khác, nhưng con tim mách bảo cho ông biết người tử tù kia vô tội, và hơn nữa không phải là một người bình thường như những người khác. Ông tin vào cảm nghiệm chân thật của mình.
Nghĩa tử là nghĩa tận, Simon đứng nán lại trên đồi Golgotha chờ cho đến khi Giêsu trút hơi thở cuối cùng, như tiễn đưa người thân trong gia đình. Ông cúi đầu lặng yên, nước mắt lăn dài lên khuôn mặt sần sùi đầy vết roi oan nghiệt. Simon không khóc khi bị những nhát roi chí tử vô tình của binh lính La Mã, không khóc khi bị nhục lây với cái nhục của người tử tội mà ông phải vác thập giá dùm, nhưng ông lại khóc cho thân phận người bạn mới quen đã chết trong tức tưởi ô nhục, chết trong sợ hãi cô đơn.
Bóng tối bao trùm cả bầu trời, đất rung đá vỡ, đất trời rung chuyển, ai ai cũng sợ hãi trước cảnh tượng đó. Đám đông giải tán dần, Simon lững thững thả bộ xuống đồi như người mất hồn, bên tai ông còn văng vẳng tiếng nói của viên đại đội trưởng La Mã: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa!” Ông thẫn thờ lẩm bẩm: “Là Con Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa ư? Mình được vác thập tự phụ với Con Thiên Chúa.” Rồi ông lại ngạc nhiên lòng hỏi lòng: “Là Con Thiên Chúa mà cần người nông dân ngu dốt, nghèo hèn như mình giúp đỡ sao? Là Con Thiên Chúa mà cần một người không biết gì về Thiên Chúa như mình giúp sao?” Ông lắc đầu không hiểu. Điều đó dường như quá cao siêu với đầu óc đơn sơ giản dị của ông.
Người tử tội Giêsu chẳng nói riêng với Simon một lời nào, nhưng cái nhìn tri ân trong khuôn mặt máu me cam chịu, bước chân siêu vẹo ngả nghiêng trên cát dưới làn mưa roi, đã từng bước chầm chậm đi vào trái tim ông. Buổi sáng định mệnh hôm ấy đã để lại một dấu ấn không bao giờ phai nhạt trong đời ông. Cuộc gặp gỡ đó có là tình cờ không? Sao không phải là ai khác mà lại chính là ông? Giêsu miền Nazarét, ông là ai? Là Đấng Messiah mà dân Do Thái đang trông chờ? Là Con Thiên Chúa? Là vị tiên tri? Là một phàm nhân bình thường? Hay chỉ là một tên cướp không gặp thời? Simon bắt đầu lần mò từng bước tìm hiểu về Giêsu thành Nazarét. Người ấy giờ đây đã trở nên quá gần gũi thân thương với ông. Cuộc đời Simon giờ đã sang trang. Ông bỗng thấy trân qúy cuộc sống. Cảnh sống nghèo nàn ở thôn quê với người vợ dại, hai đứa con thơ, người mẹ già ốm đau rề rề, trước đây là một gánh nặng của ông thì giờ đây lại trở thành mái ấm được chúc phúc. Là ông đã giúp Giêsu mang cây thập giá hay chính Giêsu đã đến trong cuộc đời ông, giúp ông tìm ra một ý nghĩa mới cho cuộc sống? Lạ thay với Simon, người tử tội Giêsu đã không chết, nhưng lại bắt đầu bước vào cuộc sống mới của ông, thánh hóa cuộc đời ông. Simon cúi đầu thầm tạ ơn cho một ngày hồng phúc đã thay đổi đời ông từ đó.
Lang Thang Chiều Tím Tuần Thánh 2017
Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.
Trong Thiên Chúa giáo, việc ông Giuđa phản bội Chúa Giêsu là việc nổi tiếng. Nổi tiếng ở chỗ ông bán chính Thầy mình với giá 30 đồng bạc (Mt 27,3).
Trong Mùa Chay, nhất là trong Tuần Thánh, tên ông Giuđa được nhắc tới nhiều lần với ý nghĩa xấu.
Tôi thấy việc hiểu nhân vật này là chuyện không đơn giản.
Cho dù ông bị mọi người của mọi thế hệ kết án là người phản bội, thì rõ ràng sự phản bội của ông cũng đã trở thành một biểu tượng lớn cho nhiều thứ phản bội khác của bao nhiêu người khác. Biết đâu trong số đó có chúng ta.
Vì thế, tôi xin trình bày vài suy nghĩ của tôi. Suy nghĩ riêng tư, nhưng cũng dựa trên Phúc Âm.
Được chọn và được trọng dụng.
Ông Giuđa là người thuộc nhóm 12 môn đệ Đức Kitô.
Nhóm 12 này được coi là những người được Chúa Giêsu tuyển chọn cách riêng.
Bốn Phúc Âm đều nhắc đến tên ông Giuđa này, biệt danh là Giuđa Ítcariốt (Lc 6,16). Điều hơi đặc biệt là tên ông được nhắc tới không dưới 10 lần. Đang khi một số môn đệ khác chỉ được nói tới phớt qua.
Thuộc nhóm 12 đã là một vinh dự lớn. Thêm vào vinh dự lớn đó, ông Giuđa còn được trao trọng trách giữ tiền. Với nhiệm vụ giữ tiền chung, ông được coi như người quản lý lo về vật chất và phác họa các kế hoạch cho các di chuyển và việc ăn ở hằng ngày của cộng đoàn. Nếu gọi ông là người lập kế hoạch cho nhóm về phương diện vật chất, thì cũng không quá đáng.
Như vậy, ông Giuđa là người tháo vát. Trong một thời gian dài, ông được Chúa Giêsu tin tưởng và được các bạn tín nhiệm.
Trước biến cố Chúa Giêsu nạp mình bị bắt, bầu khí trong cộng đoàn không có dấu chỉ nào cho phép dự đoán xấu về ông, khiến các môn đệ phải nghi ngờ ông.
Tự hào với ý riêng.
Ông Giuđa, được tiếp cận với Chúa Giêsu kể như thường xuyên, được nghe Người giảng dạy, được chứng kiến nhiều phép lạ Người làm, hơn hữa, ông lại là người Chúa chọn cách riêng. Nên không thể nghi ngờ về đức tin của ông.
Trái lại, theo thiển ý của tôi, ông thuộc trường phái Zêlốt gồm những người nhiệt thành về đạo. Ông rất khao khát Đấng Cứu thế đến. Ông rất thao thức với việc thiết lập Nước Trời. Ông tin giờ hạnh phúc đó đã tới gần.
Bởi vì chính Đức Kitô cũng thỉnh thoảng nói về thời giờ đã gần tới. Người còn dạy phải cầu nguyện cho Nước Cha trị đến.
Ông rất tin Thầy mình là Đấng quyền năng. Ông tin tình hình đã tới lúc đổi mới. Ông chứng kiến cảnh từng vạn người từ khắp nơi đổ về thủ đô, để tung hô đón Thầy mình từng bừng. Họ tôn vinh Thầy mình là vua (Mt 24,8-10). Ông thấy Thầy mình mạnh tay đuổi những kẻ buôn bán khỏi đền thờ (Mt 21,12-13). Người tỏ mình là Đấng cứu dân (Mt 21,14-17). Vì thế ông tự hào về hy vọng của ông bao năm hằng ấp ủ.
Nhưng, chính lúc đó, ông lại thấy Thầy mình tỏ ra không hào hứng chút nào. Trái lại, Người còn nói xa nói gần về một cái gì u ám sắp xảy ra. Như “Còn hai ngày nữa là đến lễ Vượt qua, và Con Người sắp bị nộp, để chịu đóng đinh vào thập giá” (Mt 26,2). Vì thế, ông Giuđa nghĩ rằng: Mình cần phải có một kế hoạch, để việc đắc thắng của Thầy trò mình nhất định phải thực hiện cho bằng được, càng sớm càng tốt.
Rơi vào những sai lầm trầm trọng.
Thế là ông đưa ra kế hoạch, ép Chúa Giêsu phải sớm tỏ ra uy quyền và vinh quang, ép Người phải sớm thiết lập một Nước Trời đầy công bình và vâng phục luật Chúa, ép Người phải chứng tỏ mọi hy vọng của ông về Chúa là đúng, là chính đáng.
Thế là, ông mưu đồ bán Chúa. Đây chỉ là một chiến lược.
Nhưng, Giuđa đã sai lầm trầm trọng.
Sai lầm thứ nhất là ông tưởng Chúa Giêsu, khi bị bắt, sẽ thoát khỏi tay quân dữ một cách dễ dàng. Uy quyền Chúa sẽ tràn lan. Nhưng Chúa Giêsu lại không làm như ông muốn.
Sai lầm thứ hai là ông tưởng việc thiết lập Nước Chúa sẽ được thực hiện bằng quyền lực, bằng những thành công rực rỡ lẫy lừng. Nhưng thánh ý Chúa rất khác. Nước Chúa sẽ đến qua con đường khiêm tốn, yêu thương tự hạ hy sinh. Chúa và các môn đệ Người sẽ phải chịu mọi cực hình cho đến chết trên thánh giá để làm chứng nhân cho tình yêu cứu độ.
Sai lầm thứ ba là ông thiếu khiêm nhường và tỉnh thức trước các lời Chúa khuyến cáo. Ông tự cao, cứ bám chặt vào cái nhìn chủ quan của mình.
Sai lầm thứ tư là sau khi sự Chúa bị bắt và bị nhục hình đã đánh thức lương tâm ông, thì ông lại vội thất vọng về Chúa và về chính mình. Ông tưởng chỉ còn một lối duy nhất để giải quyết lỗi lầm của ông, là treo cổ tự tử. Ông không nhớ, hoặc không tin vào lòng thương xót của Chúa. Ông không đủ khiêm nhường, để theo Chúa đến thánh giá, đến mộ, và trở về với nhóm 12. Họ cũng là những người bội phản, kẻ cách này, người cách khác. Nhưng họ khiêm tốn vẫn tin theo Chúa trong tâm hồn. Sau cùng, họ đã gặp Chúa sống lại, và đã được Người thứ tha mọi lỗi lầm, yếu đuối.
Những bài học.
Với mấy suy nghĩ trên đây, tôi nghiêng về hướng không buộc tội ông chỉ vì tham tiền mà phản bội Chúa. Thực ra, chỉ có Chúa mới là Đấng có thẩm quyền xét xử ông.
Riêng tôi chỉ muốn rút ra cho mình những bài học hữu ích.
Qua sự kiện Giuđa, Chúa Giêsu dạy tôi luôn phải bắt chước Người, trong việc vâng phục thánh ý Chúa Cha. Vâng phục với tâm tình phó thác tuyệt đối.
Tôi phải rất thận trọng trong các việc mình tự cho là để làm sáng danh Chúa. Bởi vì rất nhiều trường hợp, ý Chúa lại rất khác ý ta. Việc tôi làm tưởng là việc tốt, nhưng trước mặt Chúa lại là một thứ phản bội ơn gọi làm chứng nhân cho Đấng Cứu thế khiêm nhường, khó nghèo, hy sinh.
Tôi tin Nước Trời sẽ đến. Nhưng Nước Trời như một hạt giống gieo vào lòng đất. Hạt giống đó sẽ phát triển và mọc dần dần (Mc 4,26-29). Chứ Nước Trời không được thiết lập bằng bất cứ quyền lực nào.
Sự tin cậy phó thác của tôi nơi Chúa mở ra trong tôi một cái nhìn mới. Tôi tin vào Cha giàu lòng thương xót. Cha thì biết cái gì là tốt hơn cho con. Nên trước những xung đột nội tâm, tôi vững tâm nói với Cha lời Chúa Giêsu đã nói ở vườn Cây Dầu: “Cha ơi, Cha có thể làm được mọi sự. Xin cho con khỏi uống chén này. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mc 14,36).
Nhất là tôi đặt hết tâm tình tôi vào lời phó thác “Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46). Lời phó thác đó là lời sau cùng Chúa Giêsu nói trên thánh giá. Còn đối với tôi, đó là lời phó thác của mọi ngày, mọi giờ, mọi phút, suốt cả đời tôi.
Sau cùng, tôi xin Chúa thương giúp tôi biết sử dụng đúng sự tự do, địa vị và các tài năng của mình. Giuđa đã sử dụng sai các ơn Chúa ban. Nhưng Chúa không ngăn cản. Hơn nữa, Chúa còn ưu ái ông. Vì thế, ông đã đi xa, chìm sâu trong lầm lạc. Về phương diện này, có thể nói tội phản bội của Giuđa vẫn tái diễn. Đến nỗi, còn có thể nói thêm: Nếu không biết khiêm nhường tỉnh thức, thì trong mọi người chúng ta vẫn thấp thoáng bóng một Giuđa phản bội.
Hy vọng đừng ai coi thường tiềm năng phản bội đó nơi chính mình.
GM Bùi Tuần
Nếu không nghe được Youtube hoặc có vấn đề về kỹ thuật, xin để lại lời nhắn ở mục “Comment” phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật lại đường link Youtube.