NHỮNG KHO LỚN HƠN

zzCái kho là quan trọng.  Kho bạc quan trọng đối với một đất nước.  Kho lẫm cần cho người làm nghề nông.

Mỗi gia đình, mỗi công ty thường có kho riêng.  Có thể là một tủ sắt để trong nhà hay ở ngân hàng.  Mọi lợi nhuận đều thu vào kho.

Ai cũng muốn cho kho của mình bành trướng.

Sau một vụ mùa bội thu, mối bận tâm lớn nhất của ông phú hộ trong dụ ngôn là tìm cho ra chỗ để tích trữ hoa màu của mình, vì những kho cũ không đủ sức chứa nữa.  Cuối cùng ông đã tìm ra giải pháp này: phá những kho cũ, làm những kho mới lớn hơn, rồi bỏ tất cả hoa màu, của cải vào đó, khóa lại cho thật kỹ, đề phòng kẻ trộm.

Khi nhà kho đã an toàn thì tương lai của ông vững vàng ổn định.  Nhiều của cải cho phép ông sống thoải mái trong nhiều năm.  Những cái kho lớn cho ông tha hồ vui chơi, ăn uống.  Ông thấy mình chẳng cần đến Chúa, chẳng cần đến ai.  Của cải trong kho bảo đảm cho ông sống hạnh phúc.  Những cái kho là nơi ông đặt lòng mình (x. Lc 12,34).  Xin đừng ai xâm phạm vào chỗ thiêng liêng ấy.

Kho là nơi của cải đổ vào, sinh sôi nẩy nở.  Kho không phải là chỗ chia sẻ cho người khác.  Ông phú hộ sống cô độc, khép kín như cánh cửa kho.  Ông sống với cái kho, sống nhờ cái kho.

Ông tưởng mình đã tính toán khôn ngoan, nhưng ông không ngờ cái chết đến lúc đêm khuya, hay có thể có biết bao rủi ro khác xảy đến.  Ông chợt nhận ra mình phải bỏ lại tất cả.  Cái kho không níu được ông, cũng không vững như ông nghĩ.  Những gì ông thu tích như giọt nước lọt qua kẽ tay.

Ai trong chúng ta cũng có một hay nhiều kho.  Có thể chúng ta ôm mộng làm giàu hay đang giàu lên, chúng ta định nới kho cũ hay xây kho mới.  Chúng ta chăm chút cái kho cho con cháu mai này.

Thật ra của cải không xấu, xây kho cũng không xấu. “Nhưng phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam” (12,15).

Phải mở rộng những cánh cửa kho của mình, để kho không phải chỉ là nơi tích trữ cho tôi, nhưng là phương tiện để tôi giúp đỡ tha nhân.  Đừng để nhà kho, két sắt, ví tiền thành mục đích.

Người giàu đáng yêu trước mặt Thiên Chúa là người biết mở kho để trao đi, và thấy Thiên Chúa liên tục làm cho kho mình đầy lại.  Làm thế nào để khi ra trước toà Chúa, chúng ta thấy kho của mình trống trơn vì vừa mới cho đi tất cả.

Lạy Cha, xin cho con ý thức rằng tấm bánh để dành của con thuộc về người đói, chiếc áo nằm trong tủ thuộc về người trần trụi, tiền bạc con cất giấu thuộc về người thiếu thốn.

Lạy Cha, có bao điều con giữ mà chẳng dùng, có bao điều con lãng phí bên cạnh những Ladarô túng quẫn, có bao điều con hưởng lợi dựa trên nỗi đau của người khác, có bao điều con định mua sắm dù chẳng có nhu cầu.  Con hiểu rằng nguồn gốc sự bất công chẳng ở đâu xa.  Nó nằm ngay nơi sự khép kín của lòng con.  Con phải chịu trách nhiệm về cảnh người nghèo trong xã hội.

Lạy Cha chí nhân, vũ trụ, trái đất và tất cả tài nguyên của nó là quà tặng Cha cho mọi người có quyền hưởng.  Cha để cho có sự chênh lệch, thiếu hụt, vì Cha muốn chúng con san sẻ cho nhau.

Thế giới còn nhiều người đói nghèo là vì chúng con giữ quá điều cần giữ.  Xin dạy chúng con biết cách đầu tư làm giàu, nhờ sống chia sẻ yêu thương. Amen!

Trích từ ‘Manna’

CẦU NGUYỆN VÀ CÁCH MẠNG (1)

Khi cuộc sống của bạn càng ngày càng trở thành lời cầu nguyện bạn nhận ra mình luôn bận bịu hướng về mình và hiểu rất sâu xa về đồng loại.  Bạn cũng nhận ra cầu nguyện là nhịp đập của thế giới bạn đang sống.  Nếu bạn cầu nguyện thực sự, bạn sẽ có những câu hỏi về những vấn đề lớn lao mà thế giới đang phải vật lộn, và bạn không thể bỏ qua ý tưởng cho rằng sự trở lại không chỉ cần thiết cho chính bạn và người bên cạnh nhưng còn cho toàn thể cộng đồng nhân loại.  Cuộc trở lại của thế giới có nghĩa một cuộc quay về, một cuộc cách mạng, có thể đưa đến sự canh tân.

Thoạt nhìn, những “từ” cầu nguyện và cách mạng hình như ở hai thái cực và từ hai vũ trụ khác nhau mà đến, nên sự phối hợp của chúng có lẽ chỉ tạo nên thù nghịch và giận dữ.  Sự giận dữ này là điểm khởi đầu rất tốt vì ngày nay, người giận dữ hình như đòi hỏi sự chú ý nhiều hơn người cầu nguyện.

zzSự giận dữ và thù nghịch làm cho bao nhiêu người phải cầm khí giới, làm cho họ lẫn lộn, và làm cho họ mau mắn phản đối và biểu tình hay để tỏ ra khinh khi, thì không làm gì cả hay chạy trốn trong con đường sai lạc của ma tuý.  Đó là những dấu hiệu không thể sai lầm cho thấy sự bất mãn kinh niên với thế giới nơi ta bị bó buộc sống.  Có người muốn nhắc tới cho xã hội chúng ta về những lý tưởng tự do và công bình được viết trong sách, nhưng bị dầy đạp dưới chân trong cuộc sống thực hành hàng ngày.  Có người còn từ bỏ cố gắng đó và đi đến kết luận là cái cơ may sau cùng dành cho con người tìm bình an và yên tĩnh là rút lui ra khỏi thế giới hỗn độn này.  Họ ghê tởm xã hội với những định chế và chương trình.  Bất cứ điều gì con người làm hoặc trở nên anh hippi, anh yippi, nhà cách mạng hay người mơ mộng hiền lành, hay là kêu gọi thay đổi cơ cấu, hay buông trôi tất cả trong nụ cười buồn thảm, sự bất mãn vẫn còn, mạnh mẽ và âm thầm hay bị dẹp tắt dưới một thái độ dửng dưng thụ động. Rất dễ nhận ra trong những thái độ đó sự khao khát một thế giới mới.  Xã hội như ta thấy bây giờ phải thay đổi, những cơ cấu giả tạo phải biến mất và một cái gì hoàn toàn mới thay thế vào.  Có người chiến đấu với mọi nghị lực, có người chờ đợi sự hiển hiện ra mà chính họ không thể tạo nên, người thứ ba tham dự vào tương lai và chìm ngập trong thế giới bó buộc phải mơ mộng của âm thanh, màu sắc và hình thái trong đó, ít là trong lúc đó, họ có thể coi như mọi sự, ngay cả chính họ, đều được cải tân.

Ðiều có lẽ đánh động nhất về những viễn tượng của tương lai thế giới là nó mang hình thức hoàn toàn độc lập với tư tưởng Kitô giáo là tư tưởng đặc biệt hướng về tương lai.  Hình như những năng lực khổng lồ đó đang lấn đất trong thế giới cứng cỏi, đang kêu gào một thế hệ mới, một thế giới mới và một trật tự mới không tìm thấy căn bản sâu xa trong Kitô giáo truyền thống.  Trong khi Kitô hữu bận bịu với những vấn đề nội bộ và như thế quá lo lắng về chính mình nên không nhìn thấy những gì còn lại trên thế giới, thì nhu cầu cần được cứu độ đang tăng lên bên ngoài Kitô giáo càng trở thành một điều hiển nhiên.  Sự gợi ý này người Kitô hữu thường coi như ngô nghê, vô trật tự và chưa trưởng thành.

Tuy thế bạn chỉ là Kitô hữu bao lâu bạn hướng về thế giới mới, bao lâu bạn luôn đặt câu hỏi quan trọng cho xã hội bạn đang sống, bao lâu bạn nhấn mạnh nhu cầu phải trở lại, cho bạn và cho thế giới, bao lâu bạn không thể nào để cho bạn trong tình trạng yên tĩnh, bao lâu bạn vẫn không thoả mãn với cái “status quo” và tiếp tục nói rằng thế giới mới chưa tới.  Bạn chỉ là Kitô hữu khi bạn tin là bạn có vai trò phải đóng trong việc thực hiện vương quốc mới, và khi bạn thúc đẩy nhiều người bạn gặp luôn thao thức thánh thiện để vội vã làm cho lời hứa chóng được thực hiện.  Bao lâu bạn tiếp tục sống như người Kitô hữu bạn tiếp tục tìm kiếm trật tự mới, cơ cấu mới, cuộc sống mới.

Bạn không chịu được việc có người còn ở bên lề đường, chán nản và tìm hạnh phúc trong những khoái lạc nhỏ bé mà họ dính bén.  Thấy mọi sự được xếp đặt sẵn và qui định sẵn làm cho bạn phẫn nộ và bạn cũng cảm thấy sự tha thứ cho mình, thoả mãn cho mình, vì bạn biết chắc chắn cái gì cao cả đang tới và bạn đã thấy những tia sáng đầu tiên.  Như Kitô hữu, bạn không những chủ trương rằng thế giới này sẽ qua, nhưng rằng nó sẽ phải qua đi để cho thế giới mới xuất hiện, và không có giây phút nào trong cuộc sống của bạn mà bạn có thể nghỉ ngơi khi xác tín không phải làm gì nữa.

Nhưng còn người Kitô hữu như thế chăng?  Nếu ta có cảm tưởng Kitô giáo hôm nay đang thất bại trong vai trò lãnh đạo tinh thần, nếu có vẻ như con người tìm ý nghĩa hiện hữu hay không hiện hữu, sinh ra và chết, yêu và được yêu, trẻ và già, cho và nhận, làm thương tổn hay bị thương, mà không có được câu trả lời do chứng tá cho Chúa Giêsu Kitô, bạn sẽ bắt đầu đặt vấn đề những chứng tá đến mức nào mới được tự xưng là Kitô hữu.

Chứng tá Kitô hữu là chứng tá cách mạng vì Kitô hữu tuyên xưng là Chúa sẽ trở lại và canh tân mọi sự.  Cuộc sống Kitô hữu là cuộc sống cách mạng vì Kitô hữu đặt ra khoảng cách cho mình với thế gian, và dù cho mọi nghịch cảnh, họ luôn nói rằng con người mới, sự bình an mới là điều có được và không có ta những điều đó không thể xảy ra.

Do đó không phải là nhiều quá vấn đề làm cho Kitô hữu thành nhà cách mạng khi muốn nhận ra nơi người cách mạng đương thời hình dáng thực của Chúa Kitô.  Vì có thể nơi con người không an hoà với thế gian và dấn thân toàn diện trong cuộc tranh đấu cho một tương lai đẹp hơn, chúng ta một lần nữa tìm ra con người hi sinh mạng sống cho nhiều người được tự do.

Ðâu là những dấu hiệu cho thấy nhà cách mạng thật?  Bất cứ lúc nào ta tìm kiếm ông ta, ta phải hiểu là những dấu hiệu đó không hoàn toàn hiển nhiên nơi cá nhân nào.  Nó luôn là vấn đề phản ứng, vết chân, tra cứu, dấu tay hay ghi dấu trên cây làm cho ta thấy có người đi qua đáng được tìm hiểu.

Người đó là ai?  Họ là người có năng lực thu hút lớn lao những người chung quanh họ.  Ai gặp ngài cũng ngất ngây vì ngài và muốn biết ngài hơn.  Ngài tiếp xúc với ai có cảm tưởng ngài có sức mạnh từ nguồn gốc phong phú mạnh mẽ.  Sự tự do nội tại do người mà có, cho ngài sự tự do, không kiêu hãnh hay dửng dưng, nhưng cho ngài khả năng vượt lên những nhu cầu khẩn thiết hay thúc bách nhất.  Ngài xúc động vì những gì xảy ra chung quanh nhưng không để cho nó đàn áp hay làm tan vỡ.  Ngài chú ý nghe, nói ra với uy tín hoàn toàn nhưng không dễ dàng vội vã hay bị kích thích.  Trong mọi việc ngài nói hay làm, hình như ngài có thị kiến sống động mà người nghe ngài có thể biết rõ nhưng không thể thấy được.  Thị kiến này hướng dẫn cuộc sống của ngài.  Ngài vâng phục nó.  Nhờ thị kiến ngài biết phân biệt thế nào là cái quan trọng và cái không quan trọng.  Nhiều điều có vẻ khẩn thiết khó làm cho ngài bị lay chuyển nhưng ngài lưu ý thực sự đến những điều mà người khác bỏ qua.

Ngài không phải không xúc động trước những gì làm người khác xúc động nhưng ngài gán cho những nhu cầu của họ một ý nghĩa khác, là chống lại thị kiến của mình.  Ngài sung sướng và hạnh phúc khi có người nghe mình nhưng ngài không ra ngoài để lập nhóm chung quanh mình để xây dựng một tổ chức hay phát động phong trào.  Không có phe nhóm nào phát triển được chung quanh ngài vì chính ngài không tha thiết với phe nhóm nào.  Ðiều ngài nói hay làm có giá trị thuyết phục và là chân lý tự nó hiển nhiên nhưng ngài không bắt ai theo, và cũng không bị xao xuyến khi có người không theo ý kiến ngài và không làm như ngài muốn.

Rev. Ngô tường DZũng, Texas, USA.

CẦU NGUYỆN VÀ SỰ THƯƠNG CẢM

Nếu bạn có tương lai, sẽ là tương lai với người khác.  Lời cầu nguyện hy vọng là lời cầu nguyện giải giúp bạn và cho bạn đi xa khỏi biên giới của những gì thuộc về bạn.  Vì thế không thể nói đến cầu nguyện bao lâu cầu nguyện được coi như hành động trục xuất đồng loại.  Thánh Gioan nói: “Ai nói ‘Tôi yêu Chúa’ và ghét anh em mình là kẻ nói dối” (1 Gioan 4:20).  Và Chúa Giêsu phán: “Không phải kẻ nói với ta, ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ sẽ vào nước Trời nhưng người làm theo ý Cha ta trên trời” (Matthêu 7:21).

Cầu nguyện không bao giờ có tính cách phản xã hội hay phi xã hội.  Bất cứ khi nào bạn cầu nguyện và không để ý đến đồng loại, lời cầu nguyện của bạn không còn là lời nguyện đích thực.  Nhưng điều này không dứt khoát là như thế.  Có nhiều người nói: “Ði ra ngoài và làm gì cho đồng loại thay vì cầu nguyện cho họ.”  Bây giờ hơi phóng đại khi giả thiết rằng điều này chút ít có lý vì người ta dùng nhiều thời gian cầu nguyện cho người khác.  Nhưng rõ ràng là lời cầu nguyện không phải là vô hiệu quả và câu nói “Tôi sẽ cầu nguyện cho bạn” thường là lời nói vô nghĩa hơn là dấu hiện lưu ý đến nhau thật sự.

Trong ý nghĩ của người thời nay, người hoạt động và có nghị lực cầu nguyện và sống đã phân ly rõ ràng nên liên kết hai ý niệm lại là điều không thể được.  Vấn đề chính ở đây là: Làm sao lời cầu của bạn thực sự cần thiết cho sự phúc lợi của đồng loại.  Làm sao bạn có thể cầu nguyện luôn và cầu nguyện thực sự cần thiết?  Vấn đề chỉ quan trọng khi được đặt ra trong hình thái chính xác của nó.  Câu hỏi cầu nguyện khi nào và thế nào không phải là câu hỏi quan trọng nhất.  Câu hỏi chính yếu là bạn có cầu nguyện luôn không và lời cầu nguyện có cần thiết không.  Ðây là đầu mối hay không là gì cả.  Nếu ai nói hướng về Chúa trong lời cầu nguyện trong những phút rỗi rảnh là tốt, hay nếu họ công nhận ai có vấn đề dựa cậy vào lời cầu nguyện là tốt thì họ công nhận là cầu nguyện chỉ ở bên lề cuộc sống và điều đó không quan trọng.zz

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy lời cầu nguyện nhỏ không làm hại gì thì bạn cũng thấy là nó cũng không làm cho ta nhiều điều tốt lành.  Cầu nguyện chỉ có ý nghĩa khi cần thiết và không thể không có.  Cầu nguyện chỉ là cầu nguyện khi ta có thể nói nếu không có cầu nguyện con người không thể sống.  Làm sao điều này có thể đúng và trở thành đúng?  Từ ngữ làm cho ta gần đến câu trả lời là từ ngữ thương cảm.  Trước hết bạn phải xét xem điều gì xảy ra cho một người khi họ cầu nguyện bạn mới hiểu được điều đó.  Rồi bạn mới có thể hiểu làm sao bạn có thể gặp đồng loại trong lời cầu nguyện.

Người nhìn vào thế giới với tinh thần cầu nguyện là người không chờ đợi hạnh phúc do chính mình, nhưng nhìn tới người khác đang đến.  Người ta thường nói là người cầu nguyện ý thức sự tùy thuộc của mình và khi cầu nguyện họ cho thấy họ không được ai giúp đỡ.  Ðiều này có thể dễ bị hiểu lầm. Người cầu nguyện không chỉ nói “tôi không thể làm điều ấy và tôi không hiểu điều ấy” nhưng cũng nói “tự tôi, tôi không thể làm chuyện ấy và tự tôi, tôi không cần phải hiểu điều đó.”  Khi bạn dừng lại ở câu thứ nhất bạn thường cầu nguyện trong lẫn lộn và thất vọng nhưng khi bạn thêm vào câu thứ hai, sự tùy thuộc của bạn không còn là vô phương cứu chữa nhưng là sự cởi mở hạnh phúc nhìn tới phía trước để được canh tân.

Nếu bạn nhìn sự yếu đuối như là bất hạnh, bạn chỉ dựa vào lời cầu nguyện khi bạn thật cần thiết và bạn sẽ đi đến chỗ coi cầu nguyện như là lời thú tội miễn cưỡng về sự bất lực của bạn.  Nhưng nếu bạn thấy sự yếu đuối như là điều làm cho bạn đáng yêu, và nếu bạn luôn sẵn sàng bị bất ngờ vì năng lực người khác ban cho bạn, bạn sẽ khám phá qua lời cầu nguyện là sống có nghĩa là sống với nhau.

Một lời cầu nguyện làm cho bạn nản lòng khó có thể được coi là lời cầu nguyện.  Vì bạn chỉ nản lòng khi bạn giả thiết mình có thể làm mọi sự, và mọi ơn bạn nhận được nơi người khác là bằng chứng rõ ràng cho thấy bạn kém họ, và bạn chỉ là người tràn đầy khi bạn không còn cần người khác.

Mỗi lần người thất vọng khám phá ra cách đau đớn là họ thất bại, họ bị xấu hổ và cúi đầu.  Cuối cùng họ mệt nhọc và kiệt lực vì sự căng thẳng khi cố gắng chứng tỏ họ có thể một mình làm điều đó.  Họ mất vẻ linh hoạt trong cuộc sống và trở nên chua cay.  Họ kết luận là đồng loại thành kẻ thù và đối thủ đã hạ họ.  Sự căng thẳng này lên án họ phải cô đơn vì mỗi bàn tay giơ ra cho họ được coi như là mối đe dọa cho danh dự của họ.

Nếu trong lời cầu nguyện với Chúa như người khác hoàn toàn, bạn đang tìm kiếm sự bình an đích thực trong cuộc sống.  Khi Chúa hỏi Adam, con người là: “Ngươi ở đâu?” Adam trả lời “Tôi đang trú ẩn” (Genesis 3,9-10) và lúc này ông xưng thú tình trạng thật của mình.  Nhưng xưng thú như thế dẫn ông đến Chúa.  Người cầu nguyện là người đi ra khỏi chỗ trú ẩn và không những có can đảm nhìn thấy sự nghèo khó của mình nhưng cũng thấy mình không cần phải chạy trốn kẻ thù, chỉ có người bạn không muốn gì tốt hơn là mặc áo cho họ.

Chắc chắn cầu nguyện đòi phải công nhận, nghĩa là nhận ra tình trạng con người.  Nhưng công nhận như thế không có gì là xấu hổ, làm cho cảm thấy vô ích hay thất vọng, nhưng là khám phá ra mình là con người và Chúa là Chúa.  Nếu bạn để ý đến cái yếu đuối của mình, lỗi lầm của mình, cái thiển cận và quá khứ đảo điên, đến mọi biến cố sự kiện hay hoàn cảnh mà bạn thích loại ra khỏi lịch sử quá khứ của bạn, bạn chỉ dấu ẩn sau hàng rào mà mọi người có thể nhìn ra bạn.  Ðiều bạn làm chỉ là thu hẹp thế giới của bạn thành một nơi trú ẩn nơi bạn đang trốn, trong lúc khốn khổ nghi ngờ mọi người đang nhìn bạn rõ ràng.

Cầu nguyện là từ bỏ cái an toàn giả tạo không tìm kiếm lý chứng bênh vực bạn nếu bạn bị đẩy vào một góc, không còn đặt hy vọng trong vài phút sáng láng phù du mà cuộc sống còn dành cho bạn.  Cầu nguyện có nghĩa thôi chờ đợi Thiên Chúa cái thiển cận bạn thấy nơi mình.  Cầu nguyện là đi trong ánh sáng tràn đầy của Thiên Chúa và chỉ cần nói lên không rút lời: “Con là con người và Chúa là Chúa”. Lúc đó sự trở lại xảy ra, sự tái tạo mối liên hệ mới.  Con người không còn phải là có lần lỗi lầm, và Thiên Chúa không còn là người đôi khi tha thứ.  Không, con người là tội nhân và Chúa là tình yêu.  Sự trở lại làm cho điều đó thành hiển nhiên với vẻ đơn giản lạ lùng và sự sáng sủa làm cho ta phải chịu thua.

Việc trở lại này sẽ cho bạn xả hơi cho bạn thở lại và nghỉ ngơi trong vòng tay Thiên Chúa.  Kinh nghiệm đó làm cho bạn vui tươi và bình tĩnh.  Vì lúc đó bạn có thể nói: “Tôi không biết câu trả lời và tôi không thể làm chuyện đó, nhưng tôi không cần biết chuyện đó và tôi không cần phải có khả năng làm chuyện đó.” Nhận thức mới này là một sự giải thoát sẽ cho bạn tự do đi tới mọi thụ tạo và cho bạn vui chơi trong vườn trước mặt bạn.

Người cầu nguyện không chỉ khám phá mình và Thiên Chúa nhưng khi gặp gỡ như thế họ biết người bên cạnh là ai.  Vì khi cầu nguyện bạn không tuyên xưng người là người, Chúa là Chúa mà cũng tuyên xưng người bên cạnh là đồng bào, nghĩa là một người như bạn.  Vì nếu sự trở lại mang bạn xuống đáy sâu của bản tính nhân loại, bạn nhận ra là bạn không cô đơn:  Làm người có nghĩa là sống với người khác.

Chính ở chỗ này phát sinh sự thương cảm.  Sự thương cảm này không được bao bọc bằng sự thương xót hay do tiếng cảm tình.  Thương xót có vẻ xa xôi.  Cảm tình cho ta cảm tưởng gần gũi nhưng không chấp nhận người khác.  Thương cảm không có vẻ xa xôi và không có vẻ không chấp nhận.

Thương cảm gồm nhiều giai đoạn khác nhau.  Trước hết cho bạn thấy người bên cạnh có bản tính nhân loại như bạn.  Việc đồng cảnh ngộ này phá tan bức tường làm cho xa nhau.  Ta vẫn đồng nhất dù cho chướng ngại lãnh thổ ngôn ngữ giàu nghèo khôn ngu, vì ta được dựng nên do cùng bụi đất chịu chi phối, do cùng luật lệ và có cùng mục đích.  Với sự thương cảm bạn có thể nói “Nơi vẻ mặt kẻ bị áp bức tôi nhận ra bộ mặt của tôi, và nơi tay người bị áp bức tôi nhận ra tay tôi, nói lên bất lực và vô phương giúp đỡ.  Thịt họ là thịt tôi, máu họ là máu tôi, đau đớn của họ là đớn đau của tôi, và nụ cười của họ là nụ cười của tôi.  Không có gì trong tôi họ thấy là xa lạ, và không có gì trong họ mà tôi không nhận ra. Nơi mắt họ, tôi thấy lời van xin tha thứ và trong vầng trán cau có của họ, tôi thấy sự từ chối của mình. Khi họ giết người, tôi biết tôi cũng có thể làm chuyện đó, và khi họ sinh ra tôi biết tôi cũng có khả năng sinh ra.  Trong thẳm cung của hữu thể tôi, tôi gặp đồng loại đối với họ không có gì xa lạ dù cho yêu ghét, sống hay chết.”

Thương cảm là dám công nhận định mệnh giống nhau để có thể cùng tiến lên đi vào vùng đất Chúa đã chỉ cho.  Thương cảm cũng có nghĩa chia xẻ niềm vui của người khác, cũng khó như chia xẻ đau khổ của họ.  Cho người khác cơ may được hạnh phúc và hoàn toàn vui mừng.  Ðôi khi ta không thể làm gì hơn là mỉm cười và nói: “Thực sự điều này thích hợp cho bạn” hay “tôi sung sướng thấy bạn đã làm điều đó.”

Nhưng sự thương cảm này còn hơn là chia xẻ kiếp nô lệ cùng với sự sợ hãi, và thở phào vì thoát nạn hơn là chia xẻ niềm vui.  Vì nếu thương cảm phát xuất từ cầu nguyện, thì cũng phát xuất do việc bạn gặp Chúa cũng là Chúa của đồng loại.  Lúc mà bạn nhận Chúa là Chúa Ðấng muốn là Chúa của bạn, và khi bạn cho Ngài đến với bạn, bạn nhận ra con đường mới mở rộng cho người bên cạnh bạn.  Họ cũng không cần phải sợ gì, cũng không cần lẩn trốn sau hàng rào, họ không cần khí giới để thành con người. Khu vườn không được chăm sóc đã lâu cũng có ý nghĩa đối với bạn.

Trở lại với Chúa như thế, có nghĩa đồng thời trở lại với người khác đang sống với bạn trên trần gian. Nông dân, công nhân, sinh viên, tù nhân, người đau, da đen, da trắng, kẻ yếu, người mạnh, kẻ bị áp bức và người áp bức, bịnh nhân hay người chữa lành, người bị tra tấn hay tra tấn, ông chủ hay đầy tớ, không những họ là người giống như bạn nhưng họ được kêu gọi để mọi người nghe họ và cho Chúa cơ may là Chúa của tất cả.

Như vậy thương cảm không còn phô trương như là không còn sự khiêm tốn giả tạo.  Nó kêu mời bạn hiểu mọi sự thấy chính bạn trong ánh sáng của Chúa và vui vẻ nói cho mọi người bạn gặp là không có gì phải sợ hết; đất đai tha hồ trồng cấy và hứa hẹn mùa gặt tốt.

Tuy nhiên không đơn giản như thế.  Cũng có liều lĩnh.  Vì thương cảm là bắc cầu đến với người khác mà không biết họ muốn ta đến không.  Người đồng loại có thể chua cay nghĩ rằng họ không chờ đợi bạn điều gì.  Rồi thương cảm sẽ thành hận thù và khó mà không chua chát nói rằng: “Bạn thấy tôi đã nói với bạn chưa, không được đâu.”  Tuy nhiên thương cảm có thể có qua lời cầu nguyện.  Vì khi cầu nguyện bạn không dựa trên sức mạnh của chính mình, không trên thiện chí của người khác, nhưng chỉ do tín thác vào Chúa.  Ðó là lý do tại sao cầu nguyện trước hết là lời kêu mời bạn tìm ra chỗ riêng cho bạn trên thế gian này và sống tại chỗ đó.  Ðó là bạn không những khám phá ra mình hiện hữu, nhưng gặp người bên cạnh, người sẽ cùng với bạn vun trồng và phát triển thế giới mới.

Rev. Ngô tường DZũng, Texas, USA

THƯA CHUYỆN VỚI THIÊN CHÚA LÀ CHA GIÀU LÒNG XÓT THƯƠNG

1. Sống thân tình với Thiên Chúa là Đấng giàu lòng xót thương.

zzThưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông.  Câu đề nghị mà một người môn đệ hỏi Chúa Giêsu, cũng có lẽ là câu đề nghị mà chúng ta đặt ra cho nhau và cho chính mỗi người trong cuộc sống đức tin hôm nay.

Để trả lời câu hỏi này, có lẽ mỗi chúng ta tự hỏi lòng mình: Chúng ta tương quan với Thiên Chúa như thế nào?  Chính đời sống tương quan của mỗi người với Chúa sẽ quyết định thái độ cầu nguyện.  Nếu ta sống với Thiên Chúa là ông chủ, chúng ta có nhiều khả năng cầu nguyện trong tư cách là tôi tớ.  Nếu ta tương quan với Chúa là Đấng ban phát ơn, những lời cầu nguyện nhiều khả năng là những lời xin ơn về lợi lộc trần thế.  Nếu ta sống yêu mến Thiên Chúa là Đấng nhân lành, Đấng ban ơn cứu độ, chúng ta dễ dàng biểu lộ tâm tình cầu nguyện trong tư cách là người con hiếu thảo.

Sách Sáng Thế cho chúng ta thấy hình ảnh Apraham sống thân tình với Thiên Chúa.  Nhờ đời sống gắn bó mật thiết với Chúa, lời cầu nguyện của ông dâng lên Chúa toát ra từ một đời sống đầy tin tưởng và thân tình.  Ông đã tin tưởng rằng Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót và hằng lắng nghe lời ông khẩn cầu.

Thật vậy, khi biết được ý định Thiên Chúa sắp phá hủy thành Sôđôma và Gômôra, nơi có gia đình người cháu là ông Lót ở đó, Ápraham đã kêu xin Thiên Chúa là cha giàu lòng thương xót.  Ông tin rằng Thiên Chúa sẽ không tiêu diệt người tội lỗi cùng với công chính.  Vì thế, ông đã mượn sự hiện diện của những người công chính để xin Thiên Chúa tha thứ cho những người tội lỗi cùng sống trong thành Sôđôma và Gômôra.  Từ 50 người công chính hiện diện trong thành, sau 5 lần xin bớt, ông đã xin Thiên Chúa tha thứ cho thành chỉ với 10 người công chính.  Sự kèo nài của Ápraham như một cuộc trả giá trong buôn bán đã cho thấy, ông rất gần gũi và thân thiết với Thiên Chúa, cách riêng, ông rất bền bỉ và kiên nhẫn trong lời cầu nguyện.  Những lần ông xin bớt, Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót đã nhận lời ông.

2. Thưa chuyện với Thiên Chúa là Cha nhân lành.

Như thế, Apraham đã sống thân tình trước mắt Thiên Chúa.  Lời cầu nguyện của ông dâng lên Thiên Chúa như là một cuộc trò chuyện đầy cởi mở và thân thiện giữa hai người bạn thân, nhưng vẫn có sự tôn kính Thiên Chúa.

Bài Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay cho chúng ta một cách cầu nguyện trong tương quan mới, tương quan giữa Thiên Chúa là Cha và chúng ta là những người con của Ngài.  Nhờ Chúa Giêsu và tác động của Chúa Thánh Thần, mỗi Kitô hữu có thể kêu Thiên Chúa là Abba, nghĩa là cha ơi.  Tiếng xưng hô: cha ơi,thật đẹp làm sao.  Những lời thân thưa trong kinh Lạy Cha lại càng ý nhị và thân tình biết mấy.

Trong tâm tình con cái yêu mến cha mình, người con không xin những gì ngoài ý muốn của cha nhưng luôn thao thức nên một với Cha và làm đẹp lòng Cha.  Mọi sự Cha muốn, người con cũng ao ước, mọi sự Cha cần, người con cũng ước ao nên trọn.  Vì thế, lời nguyện đầu tiên của Người con ngoan là xin cho danh Cha cả sáng, xin mọi người đều tin nhận và suy phục Cha mình.

Cuộc sống của người con ở trần gian này là cuộc lữ hành đi về với Thiên Chúa là Cha.  Vì thế, người con không tìm vinh danh trần thế này, cũng chẳng mong tích lũy của cải chóng qua nhưng là tìm vinh danh Chúa và hạnh phúc Nước Trời.  Vì thế, người con không xin sang giàu, cũng chẳng ước ao chức tước trần thế, nhưng xin đủ lương thực hằng ngày để có thể chu toàn bổn phận là con cái của Thiên Chúa.

Khi cùng nhau tuyên xưng Thiên Chúa là Cha, người con cũng nhận thật, mọi người đều là anh em với nhau.  Vì thế, người con khao khát sống hòa thuận với mọi người.  Muốn thế, người con xin với Thiên Chúa cho mình biết thứ tha và thông cảm cho nhiều người khác để có thể sống yêu thương hết mọi người.  Người con xin cho mình có khả năng tha thứ cho tha nhân để có thể nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa là Cha nhân lành.

Cuối cùng, hạnh phúc của người con là luôn sống thân tình với Cha mình.  Muốn thế, người con không chỉ dựa vào cố gắng của bản thân nhưng rất cần sự trợ lực của Thiên Chúa là Cha.  Vì thế, người con xin với Cha gìn giữ để khỏi sa vào chước độc của ma quỷ.  Có thế, hoàn tất cuộc đời này, người con đều tràn trề hy vọng sẽ được người Cha là Thiên Chúa cho hưởng gia nghiệp gia tài của những người con hiếu thảo.

Ước mong, Lời Chúa hôm nay, giúp chúng ta luôn sống tâm tình của người con hiếu thảo, để mọi lời cầu nguyện chúng ta dâng lên Chúa là bao tiếng thân thương của người con hiếu thảo dâng lên cha mình: Abba, cha ơi!

LM Vinhsơn Trần Minh Hòa

 

CẦU NGUYỆN VÀ HY VỌNG

zzTrong cảnh im lặng khi cầu nguyện bạn có thể giơ tay ôm ấp thiên nhiên, Thiên Chúa và đồng loại. Việc chấp nhận này không những có nghĩa bạn sẵn sàng nhìn tới cái giới hạn của bạn nhưng còn là chờ đợi cái gì mới mẻ đang tới.  Vì thế, mỗi lời cầu nguyện diễn tả niềm hy vọng.  Con người không chờ đợi gì ở tương lai không thể cầu nguyện.  Họ dùng ngôn từ của Bertold Brecht:

Như đã qua, vẫn như thế
Ðiều ta muốn không bao giờ tới.

Ðối với người ấy cuộc sống ngưng đọng.  Nói theo nghĩa siêu nhiên, họ chết rồi.  Chỉ có cuộc sống và cử động khi bạn không chấp nhận mọi sự như hiện nay, và bạn nhìn về phía trước về cái chưa xảy ra.

Vả lại, nếu ta nghĩ đến cầu nguyện, hình như luôn luôn là xin xỏ hơn là hy vọng.  Và việc cầu nguyện có thể khác hẳn.  Thường chúng ta nói đến cầu nguyện khi những trường hợp đặc biệt tạm thời gây nên.  Khi có chiến tranh ta cầu nguyện cho hoà bình, khi có hạn hán ta cầu mưa, khi đi nghỉ ta cầu cho đẹp trời, khi đi thi ta cầu cho thi đỗ, khi người bạn đau ta xin cho anh ta khỏi bịnh, và khi có ai qua đời ta xin cho được yên nghỉ muôn đời.  Lời cầu nguyện của ta ở giữa cuộc sống và được giăng mắc với mọi sự bận bịu trong cuộc sống.  Nói về cầu nguyện thì cái gì tràn đầy trong lòng phát ra lời nói cũng đúng.

Và lòng ta tràn đầy những ao ước và chờ đợi cụ thể và sờ mó được.  Mẹ mong con trở về nhà kịp thời. Người cha mong được thăng cấp.  Chàng trai mơ ước tới người con gái mình yêu, và đứa trẻ nghĩ tới chiếc xe đạp mà cha mẹ hứa cho.  Thường tư tưởng của ta không đi xa hơn hai giờ đồng hồ, hai ba ngày, hai ba tuần và ít khi hai ba năm.  Ta khó có thể nghĩ xa hơn vì thế giới ta đang sống đòi ta tập chú vào cái hiện tại và lúc này.  Nếu ta cầu nguyện và thực sự cầu nguyện ta không thể tránh khỏi sự kiện là ta lo lắng cho cái hiện tại lớn hay nhỏ, tràn đầy trong khi chúng ta cầu nguyện và làm cho lời cầu nguyện không là gì khác hơn là một danh sách những yêu cầu.

Ðôi khi lời cầu nguyện xin ơn được coi như một sự khinh bỉ nào đó.  Ðôi khi ta coi như không tốt như lời cầu nguyện tạ ơn lại càng kém hơn lời cầu nguyện chúc tụng.  Lời cầu xin giả thiết hướng về cái tôi hơn vì con người nói tới tư lợi trước và cố gắng đạt được cái gì cho mình.  Lời cầu nguyện tạ ơn thì hướng về Chúa nhiều hơn dù có liên quan đến những ơn ta nhận được.  Và lời cầu nguyện ca tụng thì hướng về Chúa với lòng sùng kính chỉ vì Chúa dù cho ta nhận được ơn gì hay là không.

Vấn đề đặt ra là sự phân biệt đó giúp ta hiểu rõ cầu nguyện là gì không?  Cái quan trọng cho việc cầu nguyện là không phải nó được xếp loại như cầu xin, cảm tạ hay ngợi khen, nhưng là cầu nguyện vì hi vọng hay có một niềm tin nào đó.

Lời cầu nguyện ít niềm tin khi bạn gắn bó với cái cụ thể trong hoàn cảnh hiện tại để được chút an toàn. Lời cầu nguyện ít niềm tin tràn đầy những lời mong ước xin cho được thoả lòng ngay.  Lời cầu nguyện cho thoả lòng này có vẻ ngây ngô của ông già Noel muốn thoả mãn những đòi hỏi cụ thể.  Khi lời cầu nguyện không có kết quả, nghĩa là khi không được món quà bạn thích, thì bạn thất vọng, đôi khi còn buồn phiền cay đắng.

Do đó có thể hiểu được là lời cầu nguyện ít niềm tin này có nhiều sợ hãi và lo lắng.  Nếu bạn cầu nguyện như người kém lòng tin cho sức khoẻ, thành công, tiến bộ, cho an bình hay bất cứ điều gì khác, thì bạn bị đặt trong nhu cầu cụ thể nên bạn cảm thấy mình bị bỏ rơi khi món quà chờ đợi không có.  Có thể bạn còn tự nhủ: “Thấy chưa, tôi đã bảo bạn mà, không được việc gì hết.”  Với lời cầu nguyện ít niềm tin, chính cái cụ thể của những ước vọng hạn chế khả năng hy vọng.  Trong khi cầu nguyện như thế, bạn muốn chắc chắn về điều không chắc chắn và bạn bắt đầu nghĩ rằng có một con chim trong tay thì tốt hơn hai hay mười con chim đang ở trong rừng.  Với lời cầu nguyện như thế, lời xin nhắm tới việc được cái bạn xin, bằng bất cứ cách nào, thay vì hướng về người có thể hay không thể làm cho ước vọng đó thành tựu.  Người kém niềm tin cầu nguyện như trẻ thơ muốn quà của ông già Noel, nhưng lại sợ và chạy đi ngay khi cầm món quà trong tay.  Nó không còn phải liên hệ với ông già râu bạc đó nữa. Nó chỉ chú ý tới phần quà và không chú ý tới người cho quà.  Cũng như bạn bịt mắt và cuộc sống tâm linh của bạn chỉ là con đường đi tới cái bạn muốn.

Vì chỉ muốn xếp đặt tương lai cho mình, người ít niềm tin đóng kín mình khỏi điều sẽ xảy tới.  Họ không bình tĩnh trước lời hứa mơ hồ và không tin vào những tình thế chưa thấy của tương lai.  Vì thế, khi người ít niềm tin cầu nguyện lời cầu nguyện không có hy vọng.  Cũng thế, không có thất vọng vì chỉ có thất vọng cho người biết thế nào là hy vọng.

Người ít niềm tin cầu nguyện với lời cầu có suy tính cẩn thận, lại còn buôn bán, và có nhiều nguy cơ làm cho khó chịu.  Không có nguy hiểm thất vọng và không có cơ may cho hy vọng.  Con người trở thành bé nhỏ trong một thế giới đầy những vật nhỏ bé.

Ðiểm khác biệt lớn lao giữa hy vọng và cầu mong được một sinh viên diễn tả như sau: “Tôi thấy hy vọng như là thái độ khi mọi sự mở rộng cho tôi.  Không phải là tôi không nghĩ đến tương lai trong lúc đó, nhưng tôi nghĩ đến một cách hoàn toàn khác hẳn.  Dám sẵn sàng cho bất cứ chuyện gì xảy ra hôm nay hay ngày mai, hai tháng sắp tới, hay một năm sau, đó là hy vọng.  Không sợ hãi đi vào tương lai không biết tương lai dành gì cho mình, tiếp tục bước đi, cho dù có gì không ổn lúc đầu, và tín thác vào bất cứ chuyện gì mình đang làm.”

Người có hy vọng không lo lắng với những điều ước mong thành tựu hay không.  Như thế lời cầu nguyện không hướng tới ơn ban, nhưng tới người ban ơn.  Lời cầu của họ có thể còn chứa đựng nhiều ước ao nhưng không phải là vấn đề ước mong thành tựu, nhưng diễn tả niềm tin không giới hạn vào đấng ban phát mọi sự.  Bạn mong rằng…. nhưng bạn hy vọng được…  Vì lời cầu nguyện hy vọng cốt yếu không đòi bảo đảm, không đặt điều kiện, không cần chứng minh, chỉ là chờ đợi mọi sự từ người khác mà không bó buộc họ.  Hy vọng dựa trên tiền đề người khác chỉ cho những điều tốt lành.  Hy vọng bao gồm sự cởi mở nhờ đó bạn chờ đợi người khác đưa ra lời hứa yêu thương thành sự thực, dù cho bạn không biết khi nào, ở đâu hay xảy ra như thế nào.

Có lẽ không có hình ảnh nào rõ ràng cho bằng hình ảnh đứa nhỏ và mẹ mình để so sánh với lời cầu nguyện hy vọng.  Suốt ngày đứa nhỏ xin hết cái này đến cái kia, nhưng tình yêu mẹ không tuỳ thuộc mẹ có hoàn tất lời hứa hay không.  Ðứa nhỏ biết mẹ chỉ cho cái điều tốt lành cho mình và dù cho có phản ứng hay khó chịu, nếu không được như ý, thì vẫn tin rằng cuối cùng người mẹ chỉ ban cho con cái gì tốt nhất.

Người cầu nguyện với hy vọng có thể xin nhiều điều, có thể xin hết mọi sự, và cụ thể như cho đẹp trời, hay tiến bộ.  Sự cụ thể này là dấu hiệu cho tính cách xác thực.  Vì nếu bạn chỉ xin cho tin cậy mến tự do, hạnh phúc, đơn sơ, khiêm nhường.. mà không cụ thể hoá trong cái nhỏ nhặt thường ngày, có lẽ bạn không nghĩ rằng Chúa có mặt trong cuộc sống thường ngày.  Nhưng nếu bạn cầu nguyện trong hy vọng, mọi lời thỉnh cầu cụ thể chỉ là phương cách diễn tả sự tín thác không bờ bến vào đấng sẽ chu toàn mọi lời hứa, Ðấng chỉ ban cho ta sự tốt lành, và không muốn điều gì cho mình hơn là chia sẻ sự tốt lành với ta.

Chỉ khi bạn cầu nguyện với hy vọng bạn có thể vượt biên giới sự chết.  Vì bạn không còn muốn biết sẽ xảy ra chuyện gì sau khi chết, thiên đàng có ý nghĩa gì, làm sao bạn thành vĩnh cửu, hay Chúa sống lại sẽ tỏ mình như thế nào.  Bạn không để cho mình chia trí vì những cơn mộng ban ngày là mọi ước ao của bạn được thoả mãn ngay.  Khi bạn cầu nguyện trong hy vọng, bạn hướng về Chúa luôn muốn thực hiện lời hứa; chỉ cần biết Ngài là Ðấng trung tín.

Hy vọng này ban cho bạn sự tự do mới cho bạn nhìn vào cuộc đời cách thực tế mà không có cảm tưởng bị bỏ rơi.  Sự tự do này được diễn tả do những lời sau đây:

Hy vọng nghĩa là tiếp tục sống
giữa thất vọng
và tiếp tục hát
trong bóng tối.
Hy vọng là biết rằng có tình yêu
tín thác vào ngày mai
buồn ngủ
và lại thức dậy
khi mặt trời mọc.
Giữa cơn phong ba trên biển
khám phá ra đất liền.
Nơi con mắt của người khác
là nhìn thấy họ hiểu bạn.
…..
Bao lâu còn hy vọng
thì cũng còn lời cầu nguyện.
…..
Và Chúa sẽ nắm lấy bạn trong tay Ngài.

Như thế lời cầu xin ơn thành lời cầu tạ ơn hay chúc tụng, vì là lời cầu nguyện trong hy vọng.  Trong lời cầu xin hy vọng, chúng ta cám ơn Chúa vì lời Ngài hứa và ca tụng Ngài vì Ngài đáng tin.

Những đòi hỏi rất nhiều của ta sẽ trở thành cách nói lên cụ thể là ta tín thác hoàn toàn vào lòng nhân lành Chúa muốn chia xẻ cho ta.  Bất cứ lúc nào ta cầu nguyện trong hy vọng, ta đặt cuộc sống của ta trong bàn tay Chúa.  Sợ hãi và lo lắng sẽ biến mất và mọi sự Chúa ban hay bị lấy mất sẽ không còn là gì cả, chỉ là ngón tay chỉ cho ta hay chiều hướng Lời hứa dấu ẩn của Chúa, Lời hứa ta sẽ được nếm thử trọn vẹn.

Rev. Ngô tường DZũng, Texas, USA

 

CẦU NGUYỆN VÀ CHẤP NHẬN

Sự im lặng sâu xa sẽ đưa chúng ta đến chỗ coi như trước hết, cầu nguyện là chấp nhận.  Con người cầu nguyện là con người đứng với bàn tay mở rộng cho thế gian.  Con người biết rằng Chúa tỏ mình trong thiên nhiên chung quanh, trong những con người nó gặp, trong những hoàn cảnh gặp phải.  Họ tín thác là thế giới nắm giữ bí mật của Thiên Chúa và chờ đợi bí mật đó được bày tỏ cho họ.  Sự cầu nguyện tạo nên sự cởi mở nơi Thiên Chúa có thể ban mình cho nhân loại.  Thực vậy, Chúa muốn ban mình; Chúa muốn trao phó chính mình cho con người ngài đã tạo dựng, Ngài còn nài nỉ được chấp nhận trong tâm hồn con người.

Tuy nhiên sự cởi mở đó không phải tự nhiên mà có.  Nó đòi hỏi ta phải xưng thú rằng chúng ta bất toàn, tuỳ thuộc, yếu đuối và còn tội lỗi nữa.  Khi nào bạn cầu nguyện bạn xưng thú là bạn không phải là Thiên Chúa và bạn không muốn là Chúa, là bạn chưa đạt tới mục đích, và bạn không bao giờ đạt tới trong cuộc sống này, là bạn phải luôn giơ tay và lại chờ đợi hồng ân ban sự sống mới.  Thái độ này khó khăn vì làm cho bạn thương tổn.

zzSự khôn ngoan của thế gian là sự khôn ngoan cho rằng: “Tốt nhất là đứng vững, là nắm chặt cái bạn có bây giờ và ở đây, và giữ cái bạn có đừng để người khác lấy mất; bạn phải coi chừng bị phục kích.  Nếu bạn không mang khí giới, nếu bạn không nắm chặt tay, và nếu bạn không tranh thủ để được cái tối thiểu cần thiết – thức ăn thức uống – thì bạn đang xin trơ trụi và thiếu thốn và sau cùng bạn sẽ cố tìm một sự thoả mãn tầm thường không ai hiểu được.  Bạn mở rộng bàn tay và họ đóng đinh.  Người khôn ngoan không nhìn xa xôi.  Họ tỉnh thức với bắp thịt cương cứng, bàn tay nắm chặt, họ coi chừng và sẵn sàng cho những cuộc tấn công bất ngờ.”

Cuộc sống nội tâm của con ngừơi đôi khi giống như thế.  Nếu bạn nuôi dưỡng những tư tưởng hoà bình bạn phải cởi mở và tiếp nhận.  Nhưng bạn có thể làm điều đó không, bạn dám làm không?  Nghi ngờ, ghen tương, ghen ghét, báo thù, bất mãn và ích kỷ đã có sẵn trước khi bạn đặt tên cho nó.  “Họ thực sự mưu toan làm gì?”  “Họ thực sự nghĩ gì trong đầu óc?”  “Họ không thể đặt mọi con bài trên bàn.”  “Chắc chắn có nhiều cái để ý hơn cái trước mắt”.  Thường những cảm xúc như thế xuất hiện trước khi tư tưởng thành hình.  Có cái gì căng thẳng trong nội tâm: “Coi chừng, đặt chương trình cho chiến thuật và khí giới sẵn sàng.”  Rồi những tư tưởng hoà bình chạy xa.  Bạn sợ chúng nguy hiểm quá hay không thực tế.  Bạn nghĩ: “Ai không trang bị cho mình sẽ mang lấy lỗi lầm về sự sa ngã của chính họ.”

Trong tình thế ấy làm sao bạn có thể chờ đợi hồng ân?  Ngay cả bạn có thể tưởng tượng ra là cuộc sống của bạn có thể đổi khác?  Không lấy gì làm ngạc nhiên khi cầu nguyện cho thấy những vấn đề đó vì đòi hỏi luôn sẵn sàng buông khí giới, đi theo những cảm xúc nói cho bạn xa cách những gì chung quanh bạn.  Thay vào đó bạn sống trong sự chờ đợi thường xuyên Chúa làm cho mọi sự nên mới sẽ làm cho bạn được sinh lại.

Con người chỉ là con người khi có thể cởi mở tiếp nhận những hồng ân được sửa soạn cho họ.

Ban phát nhiều khi dễ dàng trở thành phương pháp chế ngự người lãnh nhận hồng ân trở thành tuỳ thuộc ý muốn của người ban phát.

Khi bạn ban phát bạn làm chủ tình thế bạn có thể bố thí những của cải cho người bạn thấy xứng đáng. Bạn đã kiểm soát hoàn cảnh chung quanh và bạn có thể thụ hưởng quyền năng mà của cải ban cho bạn.

Chấp nhận hoàn toàn khác hẳn.  Khi ai chấp nhận hồng ân, thì chấp nhận người khác đi vào thế giới của mình và sẵn sàng dành cho họ một chỗ trong cuộc sống của mình.  Nếu có ai cho bạn mình một bức tranh mà xin bạn dành cho một chỗ trong nhà mình.  Sau cùng, hồng ân chỉ trở thành hồng ân khi được chấp nhận.  Khi ơn được chấp nhận sẽ có một chỗ trong cuộc sống người khác.  Cũng dễ hiểu khi người ta mau chóng tặng quà lại như thế sẽ tái lập quân bình và thoát khỏi những liên hệ phụ thuộc. Giữa con người với nhau, thường là vấn đề buôn bán hơn là tiếp nhận, và nhiều người tỏ ra bối rối với quà cáp vì họ thấy mình không thể đáp trả.  Họ nói “Tôi miễn cưỡng phải nhận”.

Sự thách đố của Tin Mừng ở chỗ mời gọi chấp nhận ơn mà ta không có gì để đáp trả.  Vì ơn này là hơi thở ban sự sống của chính Thiên Chúa, Thần Linh tuôn tràn trên ta qua Chúa Giêsu Kitô.  Hơi thở cuộc sống đó giải thoát ta khỏi sợ hãi và cho ta khoảng không gian mới để sống.  Người cầu nguyện trong cuộc sống luôn sẵn sàng nhận lãnh hơi thở Thiên Chúa, và để cho cuộc sống mình được canh tân và bành trướng.  Trái lại con người không bao giờ cầu nguyện như đứa trẻ bị suyễn, vì nó hụt hơi, cả thế giới khô héo trước mặt nó.  Nó bò vào góc nhà kiếm khí thở và gần như đang hấp hối.  Nhưng người cầu nguyện mở lòng cho Chúa và có thể thở thoải mái.  Họ đứng thẳng, giơ tay ra, ra khỏi góc tối, tự do hiên ngang đi vào thế giới vì họ có thể di chuyển không sợ hãi.

Người cầu nguyện là người có thể thở tự do, có tự do di chuyển tới nơi nào họ muốn không bị sợ hãi ám ảnh.

Người sống nhờ hơi thở của Chúa vui mừng nhận ra hơi thở đó cũng có nơi buồng phổi của bạn mình và cả hai thở do cùng một nguồn khí.  Khi nhận ra nhau như thế, sự sợ hãi nhau biến mất, nụ cười nở trên môi, khí giới rơi xuống, và bàn tay nắm bàn tay.  Người nhận ra hơi thở của Thiên Chúa trong người khác có thể để cho người khác đi vào cuộc sống mình và cũng nhận được những ơn đã ban cho người khác.  Như thế có thể cho người khác được vui mừng vì đã ban phát điều gì.

Trong lời tự thú của một người hiện đại cho thấy khó khăn của việc ban tặng: “Chấp nhận cái gì cho tôi cảm tưởng tuỳ thuộc.  Ðó là cái gì tôi thường không quen.  Tôi quản lý công việc của tôi và tôi sung sướng vì mình có thể làm điều đó.  Bất cứ khi nào tôi nhận được điều gì tôi không biết phải xử sự ra sao.  Hình như tôi không còn ở nơi trung tâm điểm của cuộc sống mình và thấy hơi khó chịu.  Đó là chuyện buồn phải nói, vì tôi không cho ai cái tôi thích có.  Tôi không để cho ai có niềm vui được ban phát.”

Như khi bạn nhận ra ai chấp nhận bạn, bạn muốn cho hết và bạn thấy mình có nhiều cái để cho.

Rồi bạn có thể hát như Simon và Garfunkel:

Ðây là bài hát cho người hỏi
xin tôi và tôi sẽ hát đánh đàn
rất êm dịu, tôi sẽ làm cho bạn cười
đó là bài hát cho người lấy đi
lấy đi và đừng bỏ qua
tôi đã chờ đợi trọn cuộc đời
Hãy xin tôi và tôi sẽ đánh đàn
về tất cả tình yêu tôi nắm giữ trong lòng.

Khi cầu nguyện mà chấp nhận lẫn nhau, không còn chỗ cho tiên kiến, vì thay vì tìm hiểu người khác tôi luôn để cho họ mới mẻ đối với tôi.  Rồi người ta có thể nói với nhau và chia xẻ cuộc sống cho tâm hồn nói chuyện với tâm hồn.  Một sinh viên viết: “Cuộc nói chuyện hay là tiến trình chúng tôi ban phát cuộc sống cho nhau và ý nghĩa đễ tiếp tục sống, để cùng mừng lễ với nhau, cùng buồn với nhau và cùng gây cảm hứng cho nhau.”

Trên hết, cầu nguyện là chấp nhận Thiên Chúa luôn mới mẻ luôn khác biệt.  Vì Thiên Chúa là Chúa bị xúc động sâu xa và tâm hồn ngài rộng lớn hơn ta.  Việc chấp nhận cởi mở trong khi cầu nguyện đối diện với Thiên Chúa luôn mới mẻ làm cho tôi được tự do.  Khi cầu nguyện tôi luôn trên đường hành hương.  Trên đường tôi càng gặp nhiều người cho tôi thấy họ có gì tôi tìm kiếm.  Tôi không bao giờ biết được nếu tôi không tiếp xúc với họ.  Nhưng tôi biết là họ luôn luôn mới mẻ và không có gì phải sợ cả.

Người cầu nguyện là người có can đảm giơ tay thẳng và để mình được dắt đi.  Sau khi giao phó cho Phêrô sứ mệnh săn sóc cho dân Chúa ngài nói:

Ta long trọng loan báo cho con hay
khi con còn trẻ
con thắt lưng
và đi đâu tuỳ ý;
nhưng khi con về già
con sẽ giơ tay ra
có người thắt lưng cho con
và đem con đi đến nơi con không muốn đến.
(Gioan 21:18)

Săn sóc cho bạn bè có nghĩa việc chấp nhận lớn lên.  Việc chấp nhận này để cho Giêsu và môn đệ Ngài đến nơi họ không muốn, đó là thập giá.  Ðó cũng là con đường của người cầu nguyện.  Khi bạn còn trẻ chưa trưởng thành bạn muốn nắm giữ mọi cái trong bàn tay, nhưng nếu bạn mở tay cho việc cầu nguyện bạn có thể giơ tay và để cho người ta đưa đến nơi bạn không biết.  Bạn chỉ biết là sự tự do mà hơi thở của Thiên Chúa mang lại, sẽ dẫn tới cuộc sống mới dù cho bạn chỉ thấy dấu hiệu duy nhất là thánh giá.

Nhưng đối với người cầu nguyện cả dấu hiệu đó cũng mất đặc tính làm cho ta sợ hãi.

Rev. Ngô tường DZũng, Texas, USA

 

ĐỂ CHO LỜI CHÚA SOI DẪN CUỘC ĐỜI

Hôm ấy, các đệ tử của Thầy hăng say thảo luận về nguyên nhân đau khổ của nhân loại.  Người thì nói là do lòng tham vô đáy của con người thúc đẩy, kẻ thì cho là do tính ích kỷ thâm căn cố đế hoặc tính kiêu căng và óc thống trị xui khiến, một số khác cho là do sự chia rẽ chủng tộc hay tôn giáo phát sinh…

Sau cùng, các đệ tử quay sang hỏi ý kiến Thầy, Thầy nói: “Mọi đau khổ đến từ việc con người thiếu khả năng ngồi yên lặng một mình để lắng nghe…” (Phỏng theo Cha Anthony de Mello)

*******************************

zzYên lặng để lắng nghe!  Để nghe Chúa nói, để nghe lời khôn ngoan…  Đó cũng là điều mà Cô Maria thể hiện qua đoạn Tin Mừng hôm nay.

Hôm ấy, Chúa Giêsu đến thăm gia đình Mácta.  Mácta tất bật lo việc nấu dọn để hầu hạ Chúa, hy vọng Chúa sẽ rất hài lòng về sự tiếp đãi ân cần, chu đáo và tận tình như thế.  Vậy mà Chúa Giêsu lại đề cao thái độ chăm chú lắng nghe của Maria hơn và trách Mácta:

“Mácta! Mácta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi.” (Lc 10, 41-42)

Nhiều lần trong Tin Mừng, Chúa Giêsu khẳng định với mọi người rằng lắng nghe và thi hành Lời Chúa là điều tối cần thiết và quan trọng nhất.

Lắng nghe Lời Chúa là chuyện cần thiết nhất vì Lời Chúa là đèn soi cho loài người tiến bước trong đêm tối và vượt qua bao giông tố của cuộc đời. “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi.” (TV 119,105).  Nhờ ngọn đèn nầy, người lầm lạc thấy được chân lý, người tội lỗi được hoán cải để sống đời thánh thiện, người thất vọng được tìm thấy niềm tin và hy vọng tràn trề… Thiếu Lời Chúa, nhân loại như đang chìm trong tối tăm.

Một chiếc xe vượt qua nhiều đoạn đường đèo quanh co, cheo leo hiểm trở trong đêm tối mà xe lại chạy không đèn thì chắc chắn sẽ lao xuống vực.  Đời người với bao nhiêu thăng trầm thách thức của cuộc sống khác gì chiếc xe vượt đèo kia, nếu không được ánh sáng của Lời Chúa soi dẫn, thì sẽ không thoát khỏi tai ương.  Đối với những ai biết đón nhận Lời Chúa và nhận lấy ánh sáng Lời Chúa soi dẫn cho hành động, người ấy sẽ đạt được những thành quả tốt đẹp trong đời mình.  Lời Chúa thật sự đã mang lại giải pháp tối ưu cho mọi vấn đề của cuộc sống.

Trong thời kỳ đất nước Việt Nam của chúng ta bị đặt dưới ách đô hộ của người Pháp thì tại nam Á, một quốc gia khác to lớn hơn nhiều cũng bị đặt dưới ách thống trị của người Anh.  Đó là quốc gia Ấn-độ.  Đế quốc Anh cũng hùng cường không thua kém gì đế quốc Pháp.  Cả nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân Ấn đều đứng lên để lật đổ chế độ thực dân và giành độc lập cho xứ sở mình.

Trong cuộc đấu tranh nầy, nhân dân Việt Nam phải dùng đến bạo lực, đến khí giới và đã trả giá cho nền độc lập bằng vô vàn sinh mạng và máu xương!

Trong khi đó, tại Ấn-độ, dưới tài lãnh đạo của thánh Gandhi, vị anh hùng của nhân dân Ấn và là người được dân Ấn gọi là thánh, người dân Ấn đấu tranh bằng đường lối ôn hoà bất bạo động mà thánh Gandhi học được từ Tin Mừng của Chúa Giêsu: “Hãy yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét các ngươi… Ai vả má bên nầy thì hãy chìa má bên kia ra…”  Bằng đường lối bất bạo động học từ Tin Mừng của Chúa Giêsu, Gandhi và nhân dân Ấn-độ đã lật đổ được đế quốc Anh, bẻ gảy ách thống trị của người Anh, giành lại độc lập cho quê hương xứ sở mà không cần đến khí giới.

Vài chục năm, tại đất nước Hoa-kỳ, Mục sư Martin Luther King cũng đã dùng Lời Chúa soi sáng cho cuộc đấu tranh bất bạo động của mình, và ông đã đạt được thắng lợi vẻ vang, buộc người da trắng nhìn nhận, tôn trọng quyền lợi và phẩm giá của người da đen mà không cần đến khí giới.

Như thế, Lời Chúa quả đã đem lại những giải pháp tối ưu cho mọi vấn đề và thách thức trong cuộc sống.  Hôm nay, Chúa Giêsu lại đem Tin Mừng của Ngài trao tặng miễn phí cho chúng ta để làm đèn soi cho chúng ta trong cuộc sống nhiều mây mù u tối nầy.

Cuộc đời chúng ta như những chuyến xe phải vượt những chặng đường đèo cheo leo hiểm trở giữa màn đêm.  Lời Chúa vẫn mãi mãi là đèn soi dẫn.  Ước gì chúng ta đón nhận Lời Chúa để soi sáng cho hành trình còn lại trong cuộc đời chúng ta.

LM. Ignatiô Trần Ngà

 

CẦU NGUYỆN VÀ IM LẶNG

Chúng ta biết có liên hệ giữa cầu nguyện và im lặng, nhưng nếu ta nghĩ về sự im lặng trong cuộc sống, hình như sự im lặng đó không bình an; sự im lặng có thể làm cho sợ hãi nữa.

Một sinh viên suy nghĩ sâu xa về sự im lặng trong cuộc sống đã viết:

zzIm lặng là đêm
và chính như có những đêm
không trăng sao
khi bạn cô đơn
hoàn toàn cô đơn
khi bạn bị nguyền rủa
khi bạn trở thành không
không ai cần đến
thì cũng có những sự im lặng
đang đe dọa
vì không có gì ngoài im lặng
không thể có gì ngoài sự im lặng.
Ngay cả khi bạn mở tai mở mắt
thì điều ấy vẫn xảy ra
không hi vọng hay nâng đỡ.
Ðêm không ánh sáng, không hi vọng
Tôi cô đơn
với tội ác
không có thứ tha
không có tình yêu.
Rồi trong thất vọng tôi đi kiếm tìm
bạn hữu
rồi tôi đi trên đường
một thân thể
một dấu hiệu
một tiếng động
không cho gì cả.
Nhưng cũng có những đêm
có sao
có trăng tròn
có ánh sáng từ căn nhà
ở xa xa
và những sự im lặng bình an
và phản ánh
tiếng động của con chim sẻ
trong nhà thờ lớn không có người
khi lòng tôi muốn hát vang vui tươi
khi tôi cảm thấy mình không cô đơn
khi tôi chờ đợi bạn bè
hay nhớ lại
đôi lời
của bài thơ tôi mới đọc
khi tôi mê đi trong kinh Kính mừng
hay tiếng nói âm thầm của một thánh vịnh
khi tôi là tôi
và anh là anh
khi ta không còn sợ nhau
khi ta để cho thiên thần nói chuyện
thiên thần mang lại cho ta sự bình an
và im lặng.

Cũng như có hai đêm, cũng có hai sự im lặng, im lặng làm cho sợ và im lặng an bình.  Ðối với nhiều người im lặng đang đe doạ.  Họ không biết làm gì với im lặng.  Nếu họ để tiếng ồn ào của thành phố lại sau lưng và đến một nơi không có tiếng xe rồ máy, không có tầu thủy kéo còi, không tiếng xe lửa xình xịch, nơi không có tiếng ù ù của radio hay tivi, không có đĩa nhạc hay băng nhạc đang hát, họ cảm thấy toàn thể thân mình bất an.  Họ thấy như cá mắc cạn.  Họ mất phương hướng.  Có vài sinh viên không học được nếu không có bức tường âm nhạc dầy đặc bao quanh.  Nếu bị bó buộc ngồi trong căn phòng không có tiếng động, họ trở thành mất bình tĩnh.

Như thế, đối với nhiều người trong chúng ta, im lặng trở thành sự quấy rầy thật sự.  Có lúc im lặng bình thường và có nhiều tiếng ồn ào làm cho ta phân tâm.  Vì thế rất dễ hiểu những người kinh nghiệm về im lặng như thế khó cầu nguyện.

Chúng ta trở thành xa lạ với sự im lặng.  Nếu ta ra bờ biển, hay pic-nic trong rừng, radio transistor thường là người bạn quan trọng nhất.  Có thể ta nói ta không chịu được tiếng động của im lặng.  Im lặng tràn đầy tiếng động.  Tiếng gió rì rào, lá xào xạc, chim đập cánh, sóng vỗ vào bờ.  Và ngay cả khi không nghe thấy những tiếng động đó vẫn còn hơi thở của một người im lặng, tiếng động của bàn tay trên làn da, tiếng cổ nuốt, và tiếng bước nhè nhẹ.  Nhưng ta đã điếc không nghe thấy những tiếng im lặng mà vang dội đó.  Hình như không nghe được những tiếng đó nếu không có máy khuếch đại.

Nếu có người được đề nghị đổi tiếng động cho im lặng thì thường được coi như là đề nghị làm kinh sợ. Ho cảm thấy như đứa nhỏ thấy tường nhà sụp đổ và bất chợt cảm thấy mình ở giữa đồng trống hay như người phụ nữ bị lột hết áo quần hay con chim phải rời tổ.  Tai họ đau vì không được nghe những tiếng động quen thuộc và cơ thể họ cần tiếng động đó như cần chăn ấm.  Con người trong cảnh im lặng đó như người nghiện muốn cai thuốc.

Nhưng còn khó khăn hơn việc thoát khỏi những tiếng động bao quanh hơn là việc có được sự im lặng nội tâm, im lặng của tâm hồn trong mỗi người.  Hình như con người bị những tiếng động đó thu hút không còn tiếp xúc được với mình nữa.  Những câu hỏi từ nội tâm không được trả lời.  Cảm giác bất an không biến đi được, những ước ao phức tạp không dàn trải được, những cảm xúc lẫn lộn không được thông hiểu.  Tất cả chỉ còn là cái rơi rớt của cảm xúc hỗn độn không có cơ may được chữa lành, vì con người luôn để cho mình phải phân tâm vì thế giới đòi hỏi họ phải chú ý.

Vì thế không lấy gì làm ngạc nhiên khi mọi tiếng ồn ào hàng ngày tắt ngấm, một tiếng động mới vang lên, phát xuất do những cảm xúc lẫn lộn kêu la sự chú ý.  Con người đi vào căn phòng im lặng vẫn chưa cảm nghiệm im lặng nội tâm.  Khi không có người để nói chuyện, không có ai nghe ngóng, sẽ có cuộc tranh luận nội tâm bắt đầu và hầu như vượt khỏi tầm tay.  Nhiều vấn đề chưa được giải quyết đòi lưu ý, lo lắng này chồng chất lên lo lắng khác, sự than phiền đối chọi sự mè nheo khác, tất cả đều muốn được phân xử.  Ðôi khi người ta thấy bất lực khi chạm trán với những cảm tình phức tạp họ không thể giải toả.

Ðiều này làm cho chúng ta tự hỏi không biết sự chú ý mà ta tìm kiếm trong nhiều chuyện bên ngoài ta có phải là một mưu toan để tránh chạm trán với cái nội tâm. “Tôi bắt đầu công việc nào khi tôi xong mọi công việc?”  Câu hỏi này làm cho nhiều người trốn chạy chính mình và vội vã với những công việc làm cho họ có cảm tưởng họ đang bận bịu.  Như là họ nói: “Tôi về với ai khi tôi không còn bạn để nói chuyện, không có nhạc để nghe, không báo đọc và không còn phim ảnh để coi?”  Vấn đề ở đây không phải là người ta không thể sống mà không có bạn hữu, hay không cho mắt thấy tai nghe, nhưng là có nhiều người không thể đứng một mình, nhắm mắt, nhẹ nhàng bỏ mặc những tiếng động và ngồi xuống bình tĩnh và im lặng.

Bình tĩnh và im lặng hoàn toàn do mình cũng giống như đang ngủ.  Thực sự có nghĩa là hoàn toàn tỉnh thức và chú ý theo dõi mọi biến chuyển trong nội tâm.  Nó đòi hỏi kỷ luật cho mình tại nơi mà nhu cầu phải chỗi dậy và đi được công nhận như một cám dỗ tìm nơi chỗ khác cái điều đang ở trong tầm tay. Ðây là sự tự do lăn lộn trên sân của mình, cào lá vàng và thông con đường để bạn có thể tìm ra lối đi. Có lẽ còn nhiều sợ hãi và không chắc chắn khi ta lần đầu tiên đến chỗ không quen thuộc này nhưng từ từ và chắc chắn chúng ta sẽ thấy trật tự và sự quen thuộc phát triển ra lệnh cho ta ao ước ở lại nhà.

Với sự tin tưởng mới đó ta lại có đựơc cuộc sống mới mẻ của ta, từ nội tâm.  Cùng với khám phá mới về không gian nội tâm, nơi cảm tình yêu ghét, thân ái hay đau đớn, tha thứ hay buồn giận được phân ly, củng cố hay sửa chữa, sẽ xuất hiện việc làm chủ của bàn tay dịu dàng.  Ðây là bàn tay người làm vườn cẩn thận dành chỗ cho cây mới lớn lên, không nhổ cỏ dại quá mạnh tay, nhưng chỉ nhổ những cây đe dọa cây non lớn lên.  Dưới chế độ pháp trị này, con người một lần nữa làm chủ căn nhà của mình.  Không phải chỉ ban ngày mà cả ban đêm.  Không chỉ khi tỉnh mà cả lúc ngủ.  Vì ai được ban ngày thì cũng được ban đêm.  Giấc ngủ không còn là bóng tối lạ kỳ nhưng là tấm màn thân thiện, đàng sau đó những giấc mộng vẫn tồn tại và gửi thông điệp có thể lãnh nhận được.  Con đường của giấc mơ cũng là con đường đáng tin cậy như những con đường khi còn thức đã đi và không cần phải lo sợ nữa.

Nếu chúng ta không cản im lặng, mọi điều ấy đều có thể xảy ra.  Nhưng không phải dễ dàng.  Tiếng động bên ngoài vẫn làm ta chú ý và luôn làm cho ta lo âu trong tâm hồn.  Nhiều người cảm thấy mình mắc bẫy giữa cám dỗ và sự sợ hãi này.  Vì họ không thể nhìn vào nội tâm họ tìm im lặng trong tiếng ồn ào, dù cho cả khi họ biết mình không tìm được nơi đó.

Khi bạn đạt tới sự im lặng này hình như bạn nhận được một món quà, một món quà hứa hẹn đúng nghĩa.  Hứa hẹn của im lặng là cuộc sống mới có thể khởi đầu.  Ðó là im lặng của cầu nguyện và bình an, vì bạn được mang về cho Đấng hướng dẫn bạn.  Trong im lặng đó bạn không còn cảm giác bị quay cuồng và bạn thấy mình là con người có thể hoà đồng với người khác và những hoàn cảnh khác.

Rồi bạn thấy mình có thể làm nhiều chuyện, nhưng điều đó không cần.  Ðây là sự im lặng của người nghèo khó tinh thần nơi bạn học cách nhìn cuộc đời trong bối cảnh thích hợp với nó.  Trong im lặng đó, những ảo mộng tan biến, và bạn lại thấy thế giới với khoảng cách và giữa những ưu tư bạn có thể cầu nguyện như người viết thánh vịnh:

Nếu Chúa không xây nhà,
việc thợ nề vô ích;
nếu Giavê không canh thành,
lính canh gác cũng vô ích.
(Thánh vịnh 127)

Rev. Ngô tường DZũng, Texas, USA

 

TRÁNH SỰ NGỘ NHẬN

Thánh Gia-cô-bê dạy: “Mau nghe, chậm nói, khoan giận” (Gc 1,19).

zzTrong cuộc sống hằng ngày, một vấn đề thường xảy ra làm phương hại đến quan hệ giữa các cá nhân với nhau là sự ngộ nhận về người khác.  Nhiều khi sự hiểu lầm còn dẫn đến hậu quả tai hại khôn lường, mà dù hối hận đến đâu cũng không thể bù đắp được những thiệt hại đã gây ra.  Câu chuyện sau đây là một bằng chứng:

Năm đó tại ALASKA Hoa Kỳ, có một đôi vợ chồng sống chung với nhau trong một căn nhà ở bìa rừng.  Sau một thời gian, chị vợ mang bầu và đã từ giã cuộc đời trong lúc sinh con, để lại cho chồng một bé trai kháu khỉnh.  Từ khi vợ chết, anh chồng vất vả với cảnh gà trống nuôi con: hằng ngày anh phải địu đứa con theo vào rừng săn bắn và chở gỗ mang đến nhà máy gần chợ bán lấy tiền nuôi con. Rất may, một ngày kia anh đã gặp một con chó hoang đang bị thương nằm thoi thóp bên đường, anh liền mang về nhà chăm sóc và huấn luyện trở thành chó nhà giúp việc đắc lực cho anh.  Đây là giống chó bẹc-dê rất thông minh và mạnh khỏe.  Nó luôn ngoan ngoãn đi theo giúp chủ chăm sóc em bé khi chủ làm việc trong rừng.

Ngày nọ, anh chủ nhà có việc phải ra khỏi nhà không tiện mang theo con nhỏ.  Trước khi đi, anh ta đã dặn dò con chó phải ở nhà thay anh trông coi đứa bé cho anh.  Lẽ ra công việc chỉ cần sáng đi tối về, nhưng hôm đó trời có bão tuyết, nên anh đành phải ở nán lại tránh tuyết mãi đến trưa hôm sau mới về đến nhà.  Anh hơi chột dạ khi thấy cổng ngoài nhà anh đã bị mở toang và con chó của anh từ trong nhà khập khiễng chạy ra vẫy đuôi chào chủ.  Thấy miệng con chó còn dính đầy máu tươi, anh liền chạy vào nhà thì thấy một quang cảnh tan hoang: Đồ đạc lộn xộn, chỗ nào cũng có máu đỏ, ngay cả trên giường cũng bê bết máu nhưng không thấy con anh đâu cả.  Anh gọi nhưng không thấy con trả lời. Nghĩ là con chó của anh đã trở lại cái tính dã man của loài thú hoang trước kia để ăn thịt con mình, trong lúc nóng giận, anh liền rút súng ra nhắm bắn vào đầu con chó tội phạm.  Nó chỉ kịp kêu “ẳng” lên một tiếng rồi ngã lăn ra đất giãy chết.  Ngay lúc đó, anh đã nhìn thấy đứa con của anh đang từ dưới gầm giường bò ra và kêu lớn tiếng gọi ba.  Anh vội bồng con lên quan sát từ đầu đến chân.  Tuy trên mình nó cũng có vết máu, nhưng dường như con anh không bị thương chỗ nào cả.  Anh nhìn lại con chó, thấy trên đùi của nó bị mất một miếng thịt, và tại góc nhà gần đó là xác một con chó sói bị chết nằm giơ bốn vó lên, trên miệng con chó sói vẫn còn đang ngậm miếng thịt cắn con chó nhà anh.  À, thì ra con chó bẹc-dê của anh đã anh dũng chiến đấu chống lại chó sói để cứu cậu chủ, nhưng lại bị chính ông chủ “lấy oán đền ơn” ra tay giết hại oan uổng.  Đây là một sự ngộ nhận gây hậu quả nghiêm trọng, mà từ đó về sau mỗi lần nghĩ tới anh đều cảm thấy áy náy và đau nhói trong tim.  Anh luôn tự trách mình đã quá nóng nảy hồ đồ, khi chưa hiểu rõ thực hư, đã vội giết chết con chó trung thành đã có công bảo vệ con mình khỏi bị sói rừng cắn xé.

***********************************************

Nguyên nhân dẫn đến ngộ nhận hiểu lầm một phần là do tính nóng nảy giận dữ như người ta thường nói: “Giận quá mất khôn”.  Phần khác do có thành kiến về người khác như anh chủ nhà trong câu chuyện trên đã nghĩ sai là con chó bị biến đổi về tính hoang dã trước kia.  Nhưng có lẽ nguyên nhân chính là do thái độ thiếu kiên nhẫn và quyết định hồ đồ khi chưa biết rõ thực hư như anh chủ nhà đã hấp tấp giết hại con chó trung thành.

Sự ngộ nhận tiến triển từ sự nghĩ không tốt cho đối phương, làm cho sự hiểu lầm càng lúc càng thêm trầm trọng, đưa đến chỗ không thể ngồi lại nói chuyện phải quấy với nhau được.  Ngộ nhận đối với một con vật mà đã phát sinh hậu quả nghiêm trọng như câu chuyện trên, thì sự ngộ nhận giữa người với người còn tác nghiêm trọng đến mức độ nào.

***********************************************

Lạy chúa, trong cuộc sống chung với tha nhân, chúng con thường hay hiểu sai về người khác và cũng thường bị người khác hiểu không đúng về mình.  Theo con nghĩ: nguyên nhân chính dẫn đến hiểu lầm về nhau là do thành kiến về người khác, do thái độ hồ đồ thiếu cẩn trọng khi xét đoán sự việc, và hành động theo tính nóng nảy của mình.  Xin cho chúng con quyết tâm thực hành lời Chúa trong thư thánh Gia-cô-bê Tông Đồ: “Mau nghe, chậm nói và khoan giận”.  Nhờ đó, chúng con sẽ bình tĩnh suy xét thấu đáo mọi việc và hành xử đúng đắn trước bất cứ tình huống nào trong cuộc sống chung xã hội.

LM Đan Vinh – hhtm

 

NHỚ MANG THEO TRÁI TIM

zzTrường sinh bất tử, muốn được hạnh phúc vĩnh viễn, muốn được sống đời đời, đó là mơ ước muôn đời của mọi người.  Hôm nay, một thày thông luật nói lên mơ ước đó khi ông hỏi Chúa “làm cách nào để được hưởng sự sống đời đời”.

Để trả lời ông, Chúa Giêsu kể câu chuyện, một câu chuyện bình thường xảy ra hằng ngày: Một người đi đường từ Giêrusalem xuống Giêrikhô, dọc đường bị cướp trấn lột, đánh nhừ tử, dở sống dở chết nằm rên rỉ bên vệ đường.  Thày tư tế đi ngang thấy thế tránh qua bên kia đường mà đi.  Thày Lêvi cũng thế.  Nhưng một người xứ Samaria, một người ngoại đạo, đã chạnh lòng thương, dừng lại băng bó cho nạn nhân.  Chưa hết, ông còn chở nạn nhân đến quán trọ.  Hơn thế nữa, ông gửi tiền để nhờ chủ quán chăm sóc nạn nhân cho đến khi bình phục.

Qua câu chuyện người xứ Samaria nhân hậu, Chúa Giêsu chỉ cho ta con đường dẫn đến sự sống đời đời.

Đường Giêrikhô tượng trưng cho con đường về Nước Trời.  Đó là con đường gập ghềnh khó đi.  Đó là con đường nguy hiểm vì có trộm cướp rình rập.  Đó là con đường thử thách.  Để vượt qua thử thách, vũ khí duy nhất hữu ích là trái tim.  Trái tim chiến thắng có những phẩm chất như sau:

Đó phải là một trái tim nhạy bén.

Người xứ Samaria nhân hậu có một trái tim nhạy bén.  Dù đang bận việc riêng, dù vó ngựa phi nhanh, ông vẫn nhìn thấy người bị nạn nằm bên vệ đường.  Dù tiếng gió vù vù xen lẫn tiếng vó ngựa lộp cộp, ông vẫn nghe được tiếng rên rỉ rất yếu ớt của người bị nạn.  Trong khi đó, thầy Tư Tế và Thầy Lêvi chỉ đi bộ lại không thấy, không nghe.  Hay nói đúng hơn, các thầy có nghe, có thấy nhưng trái tim các thầy đóng kín, nên các thầy chẳng động lòng.  Trái tim các thầy bị đóng kín vì những cánh cửa lề luật: Sợ đụng chạm vào máu, vào người bị thương, sẽ trở thành ô uế không được tới đền thờ dâng lễ vật.  Người xứ Samaria không nghe bằng đôi tai, không nhìn bằng đôi mắt, nhưng nghe và nhìn bằng trái tim.  Trái tim nhạy bén có đôi tai thính lạ lùng.  Có thể nghe rõ tiếng rên rỉ thì thầm tận đáy lòng.  Trái tim nhạy bén có đôi mắt sáng lạ lùng.  Có thể nhìn thấy cả những nỗi đau âm thầm trong tâm khảm.

Đó phải là một trái tim quan tâm.

Trái tim quan tâm đưa ta đến gần gũi anh em.  Trái tim quan tâm biết làm tất cả để phục vụ anh em. Các thầy Tư Tế và Lêvi không có trái tim quan tâm nên khi thấy người bị nạn đã tránh sang bên kia đường mà đi.  Người xứ Samaria có một trái tim quan tâm nên ông lập tức đến gần nạn nhân.  Vì có trái tim quan tâm nên ông có thể làm tất cả để giúp nạn nhân.  Vì quan tâm nên ông đã mang sẵn bên mình nào là dầu, nào là băng vải.  Chẳng học nghề thuốc mà ông săn sóc vết thương một cách thành thạo.  Chẳng luyện tập mà ông đã lấy dầu xoa bóp rất nhanh, băng bó rất khéo.  Chẳng có kỹ thuật mà ông biết cách đưa được bệnh nhân lên lưng ngựa.  Ông đã làm tất cả theo sự hướng dẫn của trái tim. Với trái tim, ông đã làm tất cả với sự chuẩn xác và nhất là với nhiệt tình để cứu nạn nhân.

Đó phải là một trái tim chung thuỷ.

Trái tim chung thuỷ không làm việc nửa vời, nhưng làm đến nơi đến chốn.  Trái tim chung thuỷ không mỏi mệt buông xuôi, nhưng theo dõi giúp đỡ cho đến tận cùng.  Người xứ Samaria bận rộn công việc, nhưng vẫn lo lắng cho nạn nhân đầy đủ, gửi gắm chủ quán tiếp tục thuốc thang.  Và khi xong việc ông sẽ trở lại thăm hỏi để tiếp tục săn sóc cho đến khi khỏi hẳn.  Ông làm tất cả với một trái tim chung thuỷ vẹn toàn.

Qua dụ ngôn, Chúa Giêsu dạy ta hiểu rằng: đường đến sự sống đời đời là con đường mọi người vẫn đang đi.  Nhưng chỉ người đi với trái tim mới mong đến đích.  Thầy Tư Tế và Thầy Lêvi đã rẽ sang hướng khác vì các thầy không mang theo trái tim.  Người xứ Samaria đã đi đến nơi vì ông đi đường với trái tim nhân hậu, trái tim rất nhạy bén, rất quan tâm và rất chung thuỷ.  Với trái tim ấy, ông đã yêu người thân cận như chính mình ông.  Với trái tim ấy, ông đã mở đường đi đến sự sống đời đời.

Chúa Giêsu dạy tôi bắt chước người xứ Samaria nhân hậu.  Hãy lên đường với trái tim.  Hãy lắng nghe với trái tim.  Hãy hành động với trái tim.  Hãy đi trên đường của trái tim.  Hãy để trái tim tham dự vào mọi lời nói, mọi cử chỉ, mọi suy nghĩ.  Hãy mang theo trái tim theo trên khắp mọi nẻo đường.  Con đường đi với trái tim chính là con đường dẫn đến sự sống đời đời.

Lạy Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng, xin uốn lòng con nên giống Trái Tim Chúa. Amen.

TGM Ngô Quang Kiệt