Thật khiêm tốn, tự đặt mình vào chỗ thấp nhất, làm những điều bình thường nhỏ bé bằng đường lối phi thường:
Với tất cả tình yêu thương Tư tưởng của Thánh Têrêsa
Một Cuộc Sống Rất Bình Thường
Sự thánh thiện của Thánh Têrêsa không phải từ hiện tượng phi thường nào. Đây là vấn đề:” làm những điều bình thường bằng đường lối phi thường.”
Rất nhiều người khó có thể nhận thức rằng Therese Martin đã có một cuộc sống rất bình thường. Bởi vì bây giờ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, được cả thế giới biết đến và được vinh danh với nhiều tước hiệu: (Quan thầy các đoàn truyền giáo, Quan thầy thứ hai của nước Pháp, Tiến sỹ Giáo Hội v.v…) chúng ta quên rằng ngài đã ra đi không được chú ý trong gia đình ngài, giữa bạn hữu, trong tu viện Carmelite, ngay cả vị linh hướng của ngài cũng ít chú ý đến ngài.
Dù thế, Lisieux người ta đã nói với nhau rằng một cô gái đã dám nói với Đức Giáo Hoàng Leo XIII trong một cuộc triều kiến ở La Mã (một tờ báo quốc gia đã tường thuật truyện này). Sau đó ngài vào tu viện Carmel ở khi được 15 tuổi 3 tháng. Nhưng ngài qua đời âm thầm trong tu viện Carmelite và chỉ có khoảng 30 người hiện diện trong đám tang ở nghĩa trang thành phố Lisieux. Đã có 500.000 người hiện diện trong buổi lễ phong thánh của ngài tại Nhà thờ Thánh Phê-rô ở La Mã ngày 17 tháng 5 năm 1925.
Vâng đó là một cuộc sống bình thường và âm thầm.
Ở Alencon- Lisieux (1873-1888)
Trong một gia đình Thiên Chúa Giáo ở Alencon: Người cha là ông Louis Martin, một thợ làm đồng hồ và thợ kim hoàn, và người mẹ, bà Zelie Guerin, là thợ làm đăng ten. Ông bà có 8 người con: bốn người con đã mất khi còn nhỏ. Còn lại 4 chị em gái và bà mẹ lại mang thai lần nữa ở tuổi 40.
Therese sinh ngày 2 tháng 1 năm 1873. Cô là một bé gái rất linh hoạt. Cô về sống với gia đình một năm rưỡi sau đó sống với bà vú vì mẹ cô không thể cho cô bú. Cô sống rất hạnh phúc trong gia đình với tình thương mến của bố mẹ và các chị. Cô thừa hưởng một đức tin mạnh mẽ từ gia đình cô. Mọi sự tốt đẹp cho đến khi biến cố đau lòng xảy ra: bà Zelie Martin qua đời vì bệnh ung thư vú vào năm 1877, lúc đó bé Therese mới 4 tuổi rưỡi.
Bé Therese bị xúc động mạnh. Cô chọn chị Pauline là người mẹ thứ hai, nhưng vết thương quá sâu phải mất mười năm mới nguôi ngoai được. Vì phải nuôi 5 cô con gái nên ông Martin đã theo lời khẩn khoản của người em trai rể dọn về Les Buissonets, Lisieux.
Bé Therese tìm thấy một không khí ấm cúng tại đây, tuy vậy 5 năm đi học tại trường Benedictine lại trở nên “buồn bã nhất trong đời.” Bé là một cô học trò nhút nhát cho nên không chịu nổi cuộc sống ở trường học. Khi chị Pauline rời nhà để nhập tu viện Carmel, vết thương của cô đau đớn trở lại.
Ở tuổi lên 10, Therese đã mang một căn bệnh trầm trọng. Cô bị bệnh ảo giác. Các bác sỹ đã bó tay. Gia đình cô vào các nữ tu dòng Carmel cầu nguyện rất nhiều.
Vào ngày 13 tháng 5 năm 1883, bức tượng Đức Trinh Nữ đã mỉm cười với cô và cô đã khỏi bệnh tức thì.
Năm sau đó, vào ngày 8 tháng 6 năm 1885, Therese được Chịu Lễ lần đầu.
Từ đó cô đã nghĩ tới việc nhập dòng Carmel. Sau đó người mẹ thứ ba là Marie lại nhập tu viện khiến cô lại một lần nữa khổ đau về sự chia lìa.
Cô đã phải vượt nhiều khó khăn trong việc đi tu. Cô đã phải tranh đấu với ông chú, vị tu viện trưởng, vị Giám Mục địa phương, và ngay cả với Đức Giáo Hoàng Leo 13. Cô đã cương quyết theo đuổi nguyện vọng được “yêu Chúa Giê-Su và làm cho Người được yêu.”
Được biết việc một kẻ giết người đã giết 2 người đàn bà và một bé gái 12 tuổi ở Paris, Therese đã cầu nguyện thật nhiều và làm nhiều việc nhân đức cho anh ta, cầu xin cho anh Henry Pranzini, kẻ giết người, được ơn cứu độ. Anh ta đã bị xử trảm nhưng giây phút chót anh đã hôn tượng Chúa Chịu Nạn.
Therese đã khóc lên sung sướng, việc cầu nguyện của cô đã được nhậm lời, cô gọi anh Panzini là “đứa con đầu tiên.”
Trong một cuộc hành hương đi nước Ý, cô xin được có phép của Đức Giáo Hoàng để nhập tu viện ở tuổi 15. Cô chỉ nhận được sự trả lời một cách thoái thác. Dù vậy vào ngày 9 tháng 4 năm 1888 cô đã lìa xa cha, chị Celine, chị Leonie và con chó Tom mãi mãi.
Therese đã thật hạnh phúc nhập dòng Carmel mãi mãi, một “tù nhân” với Chúa Giê-Su và với 24 nữ tu khác. Cô nhiệt thành chấp nhận cuộc sống cầu nguyện ở tu viện.
Sự đau khổ lớn nhất của Therese vào lúc đó là bệnh tình của cha cô, ông đã phải nhập viện tâm thần ở Caen. Sau đó ông qua đời và người chị cô là Celine, người săn sóc ông đã cũng nhập tu viện, như vậy trong tu viện đã có 4 chị em: Therese, Leoni, Pauline, Celine.
Sau nhiều năm tìm kiếm Therese đã thấy được linh đạo. Cuộc đời của cô đã đổi hẳn. Cô nhận được ơn thông hiểu về Thiên Chúa. Cuộc sống Ki-Tô hữu không gì khác hơn cuộc sống một em nhỏ với Người Cha Nhân Từ, bắt đầu từ Lễ Thanh Tẩy và tiếp tục trong sự phó thác trọn vẹn.” Nếu anh em không trở nên như trẻ em thì anh em sẽ không được vào Nước Trời.”
Ngày 9 tháng 6 năm 1895 trong ngày Lễ Chúa Ba Ngôi, một linh cảm đột nhiên nổi lên trong Therese: cô phải tận hiến làm vật hy sinh toàn thiêu cho Tình Thương Xót Chúa. Sau đó Therese bị bệnh lao, tuy vậy cô đã dùng hơi sức trong hai năm còn lại để dạy dỗ cho 5 tập sinh và linh hướng cho 2 sư huynh truyền giáo một ở nước Trung Hoa, một ở Phi Châu.
Therese lại bị kiệt sức về bệnh đau cuống họng, tuy vậy cô đã vâng lời viết những dòng hồi ký cuối cùng.
Therese đã viết: cô ngợi ca Tình Thương Xót Chúa trong cuộc sống ngắn ngủi của cô.
Cô đã cầu nguyện rằng: “sẽ làm điều tốt cho trái đất sau khi cô chết, cho tới ngày tận thế.” Cô đã khiêm nhượng tiên tri rằng sứ mạng của cô sau khi chết là hướng dẫn Linh Đạo Nhỏ cho các linh hồn. Cô qua đời ngày 30 tháng 9 năm 1897.
Cô đã viết rằng cô muốn trở nên: một linh mục, một phó tế, một tiến sỹ Hội Thánh, một nhà truyền giáo, một người tử đạo” có nghĩa là cô muốn tất cả.
Một năm sau khi cô qua đời, cuốn sách Một Tâm Hồn, trích đoạn những bài viết của Therese được phát hành.
Therese đã được phong Thánh ngày 17 tháng 5 năm 1925.
Sưu tầm