ĐÂU LÀ NHÀ?

Trong nhiều năm tôi là Bề trên Tỉnh dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm ở miền Tây Canada, tôi cố gắng giữ một chân trong thế giới giảng dạy, tôi dạy lớp tối môn dẫn nhập vào thần học Kitô giáo ở Đại học Saskatchewan mỗi tuần một lần và đã thu hút được nhiều sinh viên.

Một trong các bài đọc được chỉ định cho lớp này là quyển sách Chỉ có trái tim biết cách tìm ra: Ký ức quý giá cho giai đoạn yếu đức tin (Only the Heart Knows How to Find Them: Precious Memories for a Faithless Time) của giáo sư văn sĩ Christopher de Vinck.  Quyển sách là một loạt các bài tự truyện tập trung phần lớn về gia đình và các quan hệ với vợ con của ông.  Các bài viết mô tả tương quan giữa ông với vợ không thiếu phần lãng mạn mà còn rất khích lệ, ông đặt tình dục vào bối cảnh hôn nhân, an toàn và chung thủy.

Vào cuối học kỳ, một cô khoảng 30 tuổi đến nạp bài tiểu luận cho tôi, cô nói: “Đây là quyển sách hay nhất tôi chưa từng đọc.  Trước đây tôi không có nhiều định hướng về đạo đức vì vậy tôi không chú tâm đến tâm hồn, tôi phóng khoáng về tình dục và sống theo hiện sinh.  Tóm tắt, cơ bản tôi đã ngủ ở hai đầu bang Canada; nhưng bây giờ tôi biết tôi thực sự muốn gì, điều mà con người của tác giả có được.  Tôi đang đi tìm chiếc giường hôn nhân!”  Đôi mắt cô rưng rưng khi cô chia sẻ điều này.

Tôi đang đi tìm chiếc giường hôn nhân!  Đó là hình ảnh rất đẹp cho cái mà quả tim gọi là nhà.

Xét cho cùng, nhà là gì? Có phải đó là bản sắc dân tộc, giới tính, quyền công dân, một ngôi nhà đâu đó, nơi chúng ta sinh ra hay đó là một chỗ trong quả tim?

Đó là một chỗ trong quả tim và chiếc giường hôn nhân mô tả đúng.  Nhà là nơi mà mình cảm thấy thoải mái về mặt thể chất, tâm lý và đạo đức.  Nhà là nơi chúng ta cảm thấy an toàn.  Nhà là nơi trái tim chúng ta không cảm thấy lạc lõng, bị xâm phạm, bị ức hiếp, bị chê bai, bị coi thường, bị ở bên lề (dù đôi khi điều này xem như một chuyện hiển nhiên).  Nhà là nơi mà mình không cần phải đi mới cảm thấy là mình. N hà là nơi mình trọn vẹn là mình mà không cần phải giải thích mình như thế nào.  Bạn cứ xem như bạn đang ở nhà bạn là câu nói chào mừng ‘xin bạn cứ tự nhiên’.

Có nhiều khái niệm khác nhau về nhà, người phụ nữ trẻ này ý thức được nhiều bài học, cô làm cho chúng ta hiểu quan điểm của chúng ta về tình yêu, về tình dục quý như thế nào.  Một trong các vấn đề trong chuyện này là hình ảnh phổ biến của một hoài niệm đi tìm tâm hồn tri kỷ.  Vấn đề ở đây thường do chúng ta nghĩ tâm hồn tri kỷ theo nghĩa rất lãng mạn.  Nhưng, theo quyển sách của tác giả De Vinck, tìm tâm hồn tâm giao có liên quan đến việc đi tìm bình tâm về mặt đạo đức và an toàn tâm lý, hơn là đi tìm chiếc giường hôn nhân một vợ một chồng như trong các tiểu thuyết lãng mạn.  Còn về khả năng tình dục của chúng ta, điều ẩn sâu nhất bên trong khao khát tình ái là chúng ta mong muốn tìm được ai đó để đưa về nhà.  Mọi tình dục mà từ đó bạn mang về nhà luôn là cái gì đó không mang lại điều bạn mong muốn nhất và, càng tốt nếu nó là loại thuốc bổ tạm thời làm cho bạn vẫn đi tìm một cái gì đó càng lúc càng thực tế hơn.

Cụm từ “Tôi đi tìm chiếc giường hôn nhân” cũng hàm chứa một vài yếu tố giúp chúng ta hiểu hơn các thể loại khác nhau của tình yêu, mê đắm và các cuốn hút kéo chúng ta rơi vào.  Chung chung bản chất của phần lớn con người là lăng nhăng, có nghĩa là chúng ta có các trải nghiệm thu hút, mê đắm, yêu đương mãnh liệt đối với người khác, bất kể việc chúng ta bị thu hút ở người khác không cùng một chuyện như ở nhà.  Chúng ta có thể yêu nhiều loại người khác nhau, nhưng tình yêu nào mới là tình yêu cho hôn nhân, cho một mái nhà?  Hôn nhân và nhà được xây dựng trên một loại tình yêu đưa chúng ta về nhà, trên loại tình yêu mang lại cho chúng ta cảm nhận với người này, mình có thể mang về nhà và xây dựng một căn nhà.

Và, rõ ràng, khái niệm này không chỉ áp dụng cho một người chồng, một người vợ trong hôn nhân.  Nó là hình ảnh cho những gì xây dựng lên căn nhà – cho tất cả mọi người, lập gia đình hay độc thân đều như nhau.  Chiếc giường hôn nhân là ẩn dụ cho cái được đặt vào trọng tâm luân lý và tâm lý để có được thoải mái.

Thi sĩ T.S. Eliot đã viết: Nhà là nơi chúng ta bắt đầu.  Nó cũng là nơi chúng ta muốn kết thúc.  Khi sinh ra cha mẹ mang chúng ta về nhà.  Đó là nơi chúng ta bắt đầu và cũng là nơi chúng ta thoải mái cho đến tuổi dậy thì buộc chúng ta phải đi tìm một mái ấm khác.  Rất nhiều cạm bẫy có thể chờ đợi chúng ta trong cuộc tìm kiếm đó, nhưng nếu chúng ta lắng nghe lời khuyên sâu sắc tự bên trong tâm hồn mình, thì nỗi khao khát về nhà không kềm được này cũng giống như ‘ba vua’ theo ngôi sao đặc biệt tìm về máng cỏ và chúng ta sẽ tìm được chiếc giường hôn nhân, hay ít nhất chúng ta sẽ không tìm nó ở nơi không đúng chỗ.

Rev. Ron Rolheiser, OMI

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *