CÁI NÀO QUAN TRỌNG

Khoảng 2 giờ, một buổi sáng lạnh và gió lớn, chuông điện thoại nhà xứ reo, có tiếng hốt hoảng la lên: “Tôi tưởng ông ngoại qua đời.”  Vì chỉ cách 2 căn phố.  Cha Murray đi bách bộ, khi ngài qua một ngõ hẻm, chợt xuất hiện một bóng hình cầm cây súng bước tới truyền lệnh: “Đưa tiền đây!”  Vị linh mục nói với người cầm súng: “Ví của tôi để ở trong túi áo khoác.”  Khi ngài mở nút áo khoác để lấy ví, để lộ chiếc cổ áo Roma.  Kẻ cướp ấp úng: “Ôi con không biết cha là linh mục, con xin lỗi, cha cất tiền đi.”   Bình tĩnh lại vị linh mục đưa cho y một điếu thuốc xì gà, nhưng y lắc đầu: “Không, cám ơn cha, trong mùa chay con không hút thuốc.”

Kẻ cướp đường đã hành động như một người Biệt phái.  Người Biệt phái giữ hết sức chi tiết những điều lệ nhỏ nhặt của luật Do Thái, trong khi đó lại bỏ bê những giới răn quan trọng.  Đó là lý do Đức Kitô khiển trách họ.  Họ ghét Chúa Giêsu vì Người đe dọa địa vị của họ, như những người lãnh đạo tôn giáo.  Họ dò xét Chúa, cố gắng bắt bẻ Người trong lời nói.  Họ chỉ trích Người đã hòa mình với người thu thuế và tội lỗi.  Người đã bỏ qua lệ rửa tay chân như trong bài Tin Mừng hôm nay.  Họ nói Chúa Giêsu không thể tha tội.  Người dùng quyền lực của quỷ mà trừ quỷ.  Họ làm điều lành chỉ cốt cho người ta thấy.

Ngày nay còn người Biệt phái không?  Bất hạnh thay, vẫn còn.  Đây là một vài kiểu Biệt phái tân thời: Những người Công giáo lẫn lộn những cái không quan trọng với cái thật sự quan trọng.

Giả sử tôi nói với một người nào đến trễ lễ: “Bạn bất lịch sự.”  Chắc người ấy cho rằng bị xỉ nhục.  Nhưng vì lỗi mình, đến lễ trễ, là một sự xúc phạm đến Chúa, làm lo ra những người trong nhà thờ và cho vị chủ lễ.  Có người mỉm cười với bất kỳ ai gặp trong nhà thờ, dĩ nhiên điều đó tốt.  Nhưng họ không nói một lời với Chúa trên bàn thờ cũng như đi dự đại tiệc, chỉ nói chuyện với mọi người, trừ ông chủ tiệc.  Cái nào quan trọng?

–  Có những người Công giáo và những người khác nữa, họ không nghĩ rằng họ sẽ tổ chức hay dự một bữa tiệc nếu có một vết nhơ trên bàn, hay trên dĩa hoặc trên quần áo của họ.  Nhưng ngôn ngữ của họ không phải chỉ có vết nhơ, mà nó thật sự thô bỉ, một sự thô bỉ bên trong hơn là bên ngoài như Chúa Giêsu đã chỉ rõ trong bài Tin Mừng hôm nay.

–  Có người trong chúng ta ra ngoài thì hoang phí, rộng rãi với anh bồi ở quán rượu, hào phóng với cô chạy bàn; nhưng lại rất keo kiệt với người thân thương, và với Chúa.

Nhiều người không bao giờ quên câu nói: “Xin vui lòng, cám ơn, xin lỗi,” khi ở ngoài gia đình.  Nhưng giữa những người thân yêu, ít khi bạn nghe được những từ quan trọng ấy.  Bạn có thể nghĩ đến những hoàn cảnh, trong đó bạn phải sạch sẽ, lịch sự, hào hiệp, chỉ khi nào những hoàn cảnh đó được trình diễn trước mặt mọi người, để đạt được tín nhiệm hoặc tránh khỏi phê bình.  Hãy cố gắng đừng làm Biệt phái.

Cám ơn Chúa vì phần lớn những người chân thành, họ đặt người khác và sự vật vào đúng vị trí trật tự của nó.  Như đặt Thánh Lễ lên đầu bảng danh sách những việc quan trọng.

Xin Chúa chúc lành bạn.
Gm. Arthur Tone