NHƯ TIẾNG CHIM CA

12Nguyên tác: The Song of the Bird

Tác giả: Anthony de Mello, S.J.

Dịch giả: Gs. Đỗ Tân Hưng

Thông tin bản quyền:  Được sự chấp thuận của Gs. Đỗ Tân Hưng để post ở suyniemhangngay.net

Sách dịch từ những tác phẩm nổi tiếng là một nhu cầu lớn hiện nay.  Như Tiếng Chim Ca dịch từ “The Song of the Bird” của cố LM Anthony de Mello, S.J. Sách gồm những mẩu chuyện ngắn hấp dẫn, sâu sắc: chuyện thuộc nhiều tôn giáo, chuyện thiền, chuyện Đông, chuyện Tây, chuyện cổ, chuyện kim.

Download (PDF, 469KB)

Download tác phẩm: Sách dạng pdf, xin nhấn vào đây để tải về máy.

CON CÓ THỂ UỐNG CHÉN NÀY?

12Nguyên tác: Can You Drink the Cup?
Tác giả: Henri J.M. Nouwen
Dịch giả: An Nguyễn
Ngun: http://www.nguoitinhuu.org/

                                                                      ĐÔI LỜI VỀ TÁC GIẢ

               Cha Henri Nouwen có lẽ là tác giả thiêng liêng được ưa chuộng nhất của cuối thế kỷ 20 và sách của cha vẫn được chuộng cho đến ngày hôm nay.  Hơn bảy triệu quyển sách được bán ra trên khắp thế giới và được dịch ra 30 ngoại ngữ khác nhau.  Mười lăm năm sau khi cha chết, lúc nào cũng có một quyển sách của cha đang in.
               Rất nhiều chuyện tạo nên tính phổ thông này, ngoài chiều sâu và tính cách học hỏi mà các quyển sách của cha đem lại.  Cha đã góp phần rất nhiều để đánh tan các nghi ngờ  tồn tại từ lâu giữa giáo hội Tin Lành và Phúc âm đối với vấn đề thiêng liêng, đánh dấu trong đầu óc dân chúng như một cái gì của Công giáo La Mã và đặc biệt là cuộc sống bình thường.  Cả hai chuyện, giảng dạy và các bài viết của cha đã góp phần tạo nên một cái gì cho đời sống thiêng liêng của Công giáo La Mã, và nói chung giáo hội Kitô và trong chính xã hội thế tục.  Chẳng hạn, bà Ngoại trưởng Mỹ, Hilary Clinton, đã tuyên bố quyển sách Người Con Hoang Đàng Trở Về là quyển sách có tác động lớn trong cuộc đời của bà.
               Cha viết như một tâm lý gia và một linh mục nhưng các bài viết của cha mang dấu vết của một người đàn ông.  Và cha là một người đàn ông phức tạp, luôn luôn bị xâu xé nội tâm, một người thánh thiện tận hiến cuộc đời cho Chúa, và một người luôn luôn bị ám ảnh bởi tình thương của một người đàn ông với các khát vọng trần tục, muốn làm lại cuộc đời từ đầu.  Cha thích trích dẫn Soren Kierkegaard, người nói làm thánh là người “chỉ muốn một điều,” ngay cả khi cha thừa nhận cha đã phải gắng gỗ ra sao để làm như vậy.  Cha thật sự muốn là thánh, nhưng cha còn muốn nhiều điều khác: “Tôi muốn là thánh,” cha từng viết, “nhưng tôi muốn thử hết tất cả cảm giác của những người tội lỗi.” Cha thú nhận trong các bài viết, dao động này đã tác động như thế nào trên cuộc đời cha, và đôi khi nó đã làm cho cha không thể nào tự chủ được cuộc đời.
               Rốt cùng, cha đã là thánh, nhưng luôn luôn là một vị thánh đang tiếp tục được đào luyện.  Cha không bao giờ khớp trọn vẹn với hình ảnh một vị thánh mộ đạo, kể cả khi cha luôn được coi là người của Chúa mang đến cho chúng ta nhiều điều hơn cả ân sủng bình thường và thức ngộ.  Việc cha không bao giờ che dấu các yếu đuối của mình lại làm cho cha càng thêm được yêu mến.  Các độc giả thấy mình nơi cha vì cha chân thành chia sẻ các cám dỗ gian nan của cha.  Cha kể các yếu đuối, các đấu tranh trong cầu nguyện, và vì thế rất nhiều độc giả nhìn đó như nhìn mình trong gương.  Như nhiều người khác, khi đọc sách của cha Henri Nouwen lần đầu, tôi có cảm tưởng như tôi trực diện với chính tôi.
               Và cha trau dồi kỹ năng này, chăm chỉ và kỹ lưỡng, Nouwen thường viết đi viết lại sách của cha, có khi hơn năm lần, cố gắng làm cho nó đơn giản hơn.  Điều cha tìm kiếm là tiếng nói của trái tim.  Vốn được đào tạo để thành nhà tâm lý, nên các bài viết đầu tiên của cha có tính cách giống bài trong lớp.  Tuy vậy, khi tiếp tục viết và làm người hướng dẫn thiêng liêng, càng ngày cha càng bỏ đi các thuật ngữ kỹ thuật và hàn lâm, và cố gắng đơn giản tối đa, nhưng không đơn giản hóa quá mức, có chiều sâu nhưng không ủy mị; bộc bạch bản thân nhưng không phô diễn; mang dấu ấn cá nhân sâu sắc, mà vẫn vô cùng phổ quát; và để nhạy cảm với những yếu đuối của con người, kể cả khi cha đang chật vật để vươn tới những gì cao cả hơn.
               Hiếm có nhà văn nào, dù thuộc tôn giáo hay thế tục, gây ảnh hưởng sâu sắc trên tôi như cha Henri Nouwen.  Tôi gắng bắt chước cha, biết rằng cái gì bắt chước không bao giờ là cái sáng tạo, và cái gì sáng tạo thì không bao giờ là cái bắt chước.  Vì thế tôi cố gắng bắt chước nét đơn giản của cha, viết đi viết lại những chuyện đã viết, cố gắng đơn giản hơn, nhưng không đơn giản hóa quá mức.  Giống như cha, tôi tin rằng có một thứ ngôn ngữ của trái tim (mà mỗi thế hệ sáng tạo một cách mới) vượt qua được sự chia cách giữa các học giả hàn lâm và người bình thường, thứ ngôn ngữ có sức mạnh có thể trực tiếp đi vào lòng mỗi người, dù họ có nền tảng và chuyên môn ra sao.  Chúa Giê-su làm được điều đó.  Cha Nouwen đã tìm cách để nói và viết theo lối thẳng thắn này.  Cha không làm hoàn hảo, chẳng ai làm được cả, nhưng cha đã làm điều đó một cách hiệu quả hơn nhiều người.  Cha cũng biết đây là một kỹ năng phải được đào luyện, cũng gần giống như việc học một ngôn ngữ.
               Tôi dành tặng cha quyển “Nỗi khát khao thiêng liêng” (The Holy Longing) của mình, với lòng tri ân này: Cha là Kierkegaard của thế hệ chúng tôi.  Cha đã giúp chúng tôi cầu nguyện trong khi không biết cầu nguyện ra sao, an tâm trong khi đang xáo động, bình an thanh thản trong khi đang bứt rứt thôi thúc, cảm thấy an lòng khi vẫn bất an, được ánh sáng bao quanh trong khi vẫn ở trong u tối, và để thương yêu khi trong lòng vẫn hồ nghi.
               Nếu có lúc bạn bị dằn vặt trong tình trạng phức tạp của chính mình, dù ước muốn sâu xa của bạn là “chỉ muốn một điều thôi”, có thể bạn sẽ tìm được người hướng dẫn tinh thần và vị thánh bổn mạng là cha Henri Nouwen.  Cha động viên chúng ta vượt lên chính bản thân mình, cả khi cha tôn trọng cuộc hành trình đó phức tạp và gian khó ra sao.  Cha chỉ cho chúng ta biết làm sao để xích lại gần hơn với Chúa, kể cả khi chúng ta vẫn bị giằng xé bởi những mối dây vướng víu trần tục của chính mình.
               Rev. Ron Rolheiser, OMI

Download (PDF, 329KB)

Download tác phẩm: Sách dạng pdf, xin nhấn vào đây để tải về máy.

TỪ TRÊN THẬP TỰ

12Nguyên tác: What Jesus Saw From The Cross
Tác giả: Fr. Sertillanges, OP.
Dịch giả: LM Thomas Túy, O.P.
Nguồn: http://www.nguoitinhuu.org/

                                                                      LỜI MỞ ĐẦU

               Thánh Phaolô khuyên nhủ tín hữu thành Roma: “Anh em hãy mặc lấy Đức Kitô” (13, 14). Tư tưởng này rất quan trọng cho đời sống thiêng liêng. Đó là ý nghĩa thánh nhân hiểu. Nhưng còn một ý nghĩa khác không kém quan trọng mà chúng tôi để ý tới và đề nghị cùng độc giả trong cuốn sách nhỏ này. Nó không phải là hoàn toàn bất khả thi cho những ai thành tâm yêu mến Chúa Cứu Chuộc: Hãy mặc lấy Đức Kitô cụ thể như khi Ngài chịu khổ hình trên thập tự.
               Nghĩa là chúng ta dùng tưởng tượng mà mặc lấy Ngài, cũng chịu treo giữa trời và đất với Ngài, không bên cạnh, không ở dưới. Nhưng có cái đầu đội mạo gai gục xuống dưới hàng chữ bản án, chân tay bị đanh sắt đâm thâu qua, thân xác gắn chặt vào cây gỗ ngang dọc, máu xối ra từ khắp thân thể, nhất là từ các vết thương bả vai, các lỗ đinh. Từng cơn sốt rét, sốt nóng hành hạ, thời tiết khắc nghiệt, đúng như tình huống của Chúa khi xưa. Điều này cho chúng ta khả năng cảm nghiệm những chi Ngài đã chịu đựng trên thác xác, trong trái tim và suy gẫm trước quang cảnh chung quanh mà Ngài xem thấy từ trên cao. Nghĩa là chúng ta thay chỗ cho Chúa ngõ hầu không phải chúng ta sống mà Đức Kitô sống trong chúng ta (Gl 11, 20). Và rằng không phải chúng ta trông thấy nhân tình thế thái, mà chính Chúa Giêsu qua con mắt, miệng lưỡi, trái tim, lỗ tai của chúng ta. Sau đó chúng ta được khả năng tưởng nhớ, cảm nghĩ, phán đoán, dự phóng tương lai như Chúa. Thiết tưởng đây là công việc đáng làm. Ý tưởng này nẩy ra nơi tôi vào một buổi chiều khi tôi theo thói quen đứng suy ngắm trên một vị trí thuận tiện ở Giêrusalem.
               Vị trí là trên sân thượng Hy-Lạp, trông sang tiền đường nhà thờ Mồ Thánh, vài bước cách xa cái vòm tròn lớn là một vòm mái nhỏ bằng đá, bên trên có cây Thánh giá. Bạn có thể đi tới đó dễ dàng và đứng quanh quẩn ở đấy. Bây giờ, nếu bạn quay mặt nhìn về phía thành thánh Giêrusalem, đang trải rộng trước mắt, thì bạn đối diện với toàn cảnh, có thay đổi chút ít theo thời gian, như cái nhìn của chính Thầy Chí Thánh. Theo sự tính toán kỹ lưỡng nhất của cha H. Vincent và cha F.M. Abel dòng Đa Minh, giáo sư kinh thánh trường Giêrusalem và nhà khảo cổ học uy tín, thì cây thánh giá bạn đang sờ tay vào đứng đúng chỗ của cái giá gỗ xưa đã mang thân thể Chúa Giêsu, chỉ sai trệch vài phân về chiều cao và vị trí (Jérusalem: Recherches de topographie, d’archéologie et d’histoire). Thật cảm động phải không nào? Vì thế, thánh Cyrilô thành Giêrusalem một lần đã giảng trong nhà thờ Mồ Thánh: “Những người khác chỉ được nghe về, còn chúng ta, chúng ta được diễm phúc xem thấy và đụng chạm vào”.
               Ngày nay quang cảnh nơi Chúa chịu đóng đinh đã hoàn toàn đổi khác, rất khó nhận ra. Nguyên việc mô tả địa điểm quan sát của tôi đủ để chứng minh điều này. Nhưng người ta vẫn có thể thiết lập lại không mấy khó khăn. Chỉ còn một vài điều là chưa chắc chắn. Những điểm nghi ngờ là: Thật khó mà hòa hợp quan niệm sẵn có của chúng ta với sự kiện đáng tiếc là chúng ta không thể tìm ra dấu vết của Đàng Thánh Giá. May mắn thay quang cảnh tổng quát còn lại y nguyên. Đường nét chung chung chỉ dẫn cho chúng ta rằng các đồi núi chung quanh Golgotha, các thung lũng, các gò nổi phần nào đã được lấp đầy hoặc san bằng nhưng vẫn còn có thể phân biệt được. Người ta có khả năng mường tượng ra các con đường nhờ hình thể mặt đất và phương hướng cố định. Đây đó còn trông thấy các đống đổ nát của dấu vết đào bới khảo cổ. Sự so sánh giữa các bản văn và hiện trạng cụ thể cho phép chúng ta tái thiết toàn cảnh của biến cố xưa, nhờ vậy chúng ta có cảm giác choáng ngợp của thực tại đau xót nhất nhân loại.
               Vậy không nên trì hoãn hơn nữa, nhưng mở rộng đôi mắt với Chúa Giêsu Kitô: Đôi mắt xác thịt và đôi mắt linh hồn. Khi “mặc lấy” Chúa như vậy rồi, chúng ta hãy kết hợp với tâm trí và trái tim Ngài, ngõ hầu thế giới thiêng thiêng mà linh hồn Ngài di chuyển cũng hiển hiện rõ ràng cho chúng ta ngày nay. Ước mong mỗi người được ơn hiệp nhất với Ngài thắm thiết hơn.
Giêrusalem, chiều thứ Năm Tuần Thánh.
               Fr. Sertillanges, OP.

Download (PDF, 1.34MB)

Download tác phẩm: Sách dạng pdf, xin nhấn vào đây để tải về máy.

ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHA

12Nguyên tác: Preparation for Death
Tác giả: Thánh Anphongsô Ligori
Dịch giả: Phêrô Bùi Đắc Hữu
Nguồn: http://www.nguoitinhuu.org/

                                         LỜI TỰA CỦA TÁC GIẢ

           Một số người ngỏ ý muốn Cha viết một quyển sách để suy gẫm về chân-lý đời đời, để xác tín thêm và tiến lên trên con đường trọn lành.  Ít người khác lại muốn Cha lượm lặt một số đềtài thích hợp với các hoạt động tông đồ và vấn đề thiêng liêng.  Để khỏi phải viết nhiều sách, bỏ ra nhiều sức lực và chi phí nhiều, Cha viết ra sách này với cả hai lợi ích ghi trên.
           Để việc suy gẫm thích hợp với những ai sống ở trần thế, Cha chia việc suy gẫm này theo ba đề tài, mỗi đề tài là một bài suy gẫm, sau mỗi bài suy gẫm là những lời cầu nguyện.  Cha mong muốn các bạn đọc đừng cảm thấy khó chiu khi phải lặp lại nhiều lần, lời xin đức bền đỗ và lòng mến Chúa, vì cả hai nhân đức căn bản đó tối cần cho cuộc sống đời đời.  Thánh La-san đã nói: “Hồng ân về tình yêu là hồng ân chứa đựng mọi hồng ân, cũng như nhân đức bác ái gồm tóm các nhân đức khác.” “Cùng với đức khôn ngoan, mọi sự tốt lành đã đến với tôi.”  (Khôn ngoan: 7:11)
          
Ai yêu Chúa thì khiêm nhường, trong sạch, hãm mình và tóm lại gồm đủ mọi nhân đức. Thánh Au-gus-ti-nô đã nói: “Yêu Chúa tức là lo thực hành ý Người, Ai yêu Chúa luôn tránh những gì mất lòng Người và tìm kiếm những gì đẹp ý Người.”
          
Đức tính nhẫn nại giúp ta đạt sự sống đời đời như lời Thánh Bê-na-đô: “Hạnh phúc thiên đàng hứa cho những ai bắt đầu cuộc sống tốt lành, nhưng nhẫn nại đến cùng mới đạt được diễm phúc đó.”
          
Thánh Tô-ma nói rằng những ai đã chịu phép Rửa Tội, cần tiếp tục cầu nguyện, để được vào nước Trời.  Chúa Cứu Thế đã phán với các môn đệ: “Các con phải cầu nguyện luôn, không bao giờ được chán nản.” (Luca 18:1)
          
Cũng vì trễ nải việc cầu nguyện mà nhiều tội nhân, dầu đã được ơn tha thứ, cũng không sống được lâu trong ơn nghĩa Chúa, chỉ vì họ quên xin ơn bền đỗ, nên họ lại sa ngã.  Mặt khác, đạt được ơn bền đỗ do lời cầu nguyện, chứ không phải tự mình tạo ra.
           Để những lời suy gẫm này sinh ích cho các vị linh mục, Cha thêm vào mỗi câu Thánh Kinh ngắn nhưng súc tích.  Vào phần cuối Cha thu lượm nhiều ý tưởng của nhiều Tác giả vừa sâu sắc, vừa cảm động đến tận tâm can…  Ước mong rằng bạn đọc lựa chọn lấy những gì hợp với sở thích và quảng giải rộng thêm.
           Cha nài xin các bạn đọc hãy gởi gấm Cha vào tình yêu Chúa Giêsu khi đọc sách này, dầu lúc đó Cha đã qua đời hay còn sống; và Cha cũng hứa sẽ làm như thế cho những ai bốthí cho Cha lòng bác ái đó.  Hãy sống trong Chúa là nguồn Tình yêu và Mẹ Maria nguồn hy vọng của chúng ta.

Download (PDF, 1.34MB)

Download tác phẩm: Sách dạng pdf, xin nhấn vào đây để tải về máy.

GƯƠNG CHÚA GIÊSU

12SÁCH GƯƠNG PHÚC
          (Toàn Tập)

Nguyên tác: The Imitation of Christ
Tác giả: Thomas à Kempis
Dịch giả: LM Lê Bá Tư
Thông tin bản quyền:  Miễn phí

Nihil Obstat: Bùi-Chu die 9 -9 -1953
Jos. Maria Phạm-Châu-Diên Cens. del.
IMPRIMATUR: Saigon, 25-5-1965
F.X. Trần-Thanh-Khâm Vic. Gen.

LỜI DỊCH GIẢ

           Tác giả “GƯƠNG CHÚA GIÊSU” đã không đề một lời tựa cho tác phẩm của mình.
Đáng lý vì tôn trọng cuốn sách tuyệt tác này, một cuốn sách mà nhiều học giả đã không ngần ngại đặt liền sau Bộ Phúc Âm Thư, tôi cũng không cần và cũng không dám viết gì thêm.
Nhưng với hy vọng phổ cập tới mọi tầng lớp quần chúng, tôi thấy không thể không có mấy lời giới thiệu.  Phải chăng đây chỉ là cố gắng đặt tác phẩm vào địa vị xứng đáng của nó.
Trong khắp Giáo hội Âu Châu – nhất là mấy thế kỷ trước – GƯƠNG CHÚA GIÊSU đã là cuốn sách thân yêu của giáo hữu, nhất là của giới tu sĩ.  Nó đã được hân hạnh góp phần vào việc tác tạo nên những vị Thánh thời danh, như Inhaxiô, Phanxicô, Têrêsa….
Điều đó không có gì lạ.
Một đàng vì lúc ấy – cũng là hoàn cảnh hiện tại của giáo hữu Việt Nam – những sách tu đức còn ít phổ thông, những vị linh hướng chưa có đủ để cung cấp cho sở nguyện riêng của mỗi người.  Trong hoàn cảnh đó, GƯƠNG CHÚA GIÊSU đã xuất hiện, để trở nên cuốn Tu đức học phổ thông và là kim chỉ nam cho bất cứ những ai muốn và đang đi tìm đường trọn hảo.
Đàng khác – và đây là điểm đặc sắc nhất, vì GƯƠNG CHÚA GIÊSU hàm chứa một giáo lý đầy đủ, minh bạch và những phương pháp thực hành thích dụng cho mọi tầng lớp và mọi thời đại.
Điều đó thật dễ hiểu.  Vì trong khi các sách tu đức học – với tính cách giáo khoa – chỉ chú trọng nhiều ở nguyên tắc mà ít lưu tâm giữ vững ngọn lửa sùng ái trong tâm hồn: điều mà hết thảy, nhất là những người phôi thai trong đường trọn lành, hằng mong ước.  Còn các sách đạo đức khác, nhất là các sách chuyên cứu về những phong trào sùng mộ riêng trong khi hấp dẫn được linh hồn, thì hầu như lại thiếu hẳn tính cách hướng dẫn: một điều kiện tất yếu của mọi sách tu đức.  Vì thế – cũng như loại sách trên – nó chỉ thỏa mãn được từng phương diện và từng lớp người.
Trái lại, ngoài sức hướng dẫn sẵn có, vì căn cứ trên những lời bất hủ của chính Đấng tự xưng là “Đường và Chân lý,” GƯƠNG CHÚA GIÊSU còn có một sức hấp dẫn dồi dào, mãnh liệt và bền bỉ, một sức hấp dẫn hình như trào ra bởi chính ngọn lửa sốt mến của Tác giả và thấm nhuần vào từng trang từng chữ trong sách.  Nó đã và còn đang có sức thiêu đốt và lôi kéo bất cứ những ai tin tưởng bước theo những lời chỉ dẫn của sách này.
Ngoài ra, nếu xét về phương diện xử thế, GƯƠNG CHÚA GIÊSU còn là tất cả một khoa Triết học thực hành.  Vì, không kể những lời Thánh Kinh – nguồn mạch mọi khôn ngoan thông thái – mà ta có thể gặp thấy trong hầu hết mọi trang sách, chính những kinh nghiệm của những người từng trải mà tác giả đã khéo thu thập, thêm vào những nghiệm xét bản thân của Tác giả, đã làm cho mỗi câu của GƯƠNG CHÚA GIÊSU trở nên một bài học khôn ngoan vĩ đại có thể áp dụng cho bất cứ trường hợp nào của đời sống.  Một cuốn sách như thế mà không được phổ thông nơi quần chúng, nhất là riêng trong giáo hữu Việt nam, quả là một sự thiếu sót và thiệt thòi khó có thể đền bù được.
Sự thực, trước đây đã có một vài bản dịch ra tiếng Việt Nam.  Những bản dịch đó dầu sao cũng có mang lại lợi ích không phải nhỏ.  Nhưng tiếc vì sách in có hạn, đàng khác hình như hiện nay các bản dịch ấy đã bị đặt vào một hoàn cảnh quá hẹp hòi, nên không còn đủ điều kiện để thỏa mãn nhu cầu ngày càng thêm khẩn thiết.
Bản dịch GƯƠNG CHÚA GIÊSU đây hẳn chưa phải là bản dịch lý tưởng, vì nó ra đời trong một hoàn cảnh quá ngẫu nhiên.  Thực, bất đắc dĩ nó phải thay thế cho những đàn anh nó đã vắng bóng mà chưa có người thế chân.
Mong những bản dịch mới mẻ và đầy đủ hơn, sẽ đến bổ khuyết và thay thế cho nó, nếu cần.
Tại Hà Nội, ngày 1 tháng XI, năm 1953
Dịch giả

ĐÔI LỜI TÂM HUYẾT GỬI BẠN ĐỌC

  1. Bạn muốn được nên thân tình với Thiên Chúa, mời bạn đọc Quyển I sách GƯƠNG CHÚA GIÊSU. Đó là hành trang cho bạn lên đường.
  2. Bạn muốn gặp Thiên Chúa, mời bạn đọc Quyển II sách GƯƠNG CHÚA GIÊSU, để khi được gặp Thiên Chúa bạn biết tâm sự với Ngài.
  3. Bạn muốn được Thiên Chúa tiếp thu làm bạn tâm giao, mời bạn đọc Quyển III sách GƯƠNG CHÚA GIÊSU, để biết nên làm gì, phải làm gì để bảo vệ tình bạn với Thiên Chúa.
  4. Bạn muốn nhờ Chúa Giêsu Kitô, với Chúa Giêsu, sống đời con thảo của Thiên Chúa, mời bạn đọc GƯƠNG CHÚA GIÊSU Quyển IV. 

Nhưng xin lưu ý bạn: Con đường nên thánh không có bước nhảy vọt, mà phải là tiệm tiến.  Phải vững bước thứ nhất, rồi mới tiến bước thứ hai, phải nắm chắc bí quyết rồi mới tiến bước thứ ba. Thuần thục giai đoạn ba, không cần mời, Chúa Giêsu sẽ đến với bạn, không chỉ dắt tay bạn mà còn cho bạn nhờ Ngài, với Ngài tôn vinh Thiên Chúa Cha.
GƯƠNG CHÚA GIÊSU là một tác phẩm đã có gần 500 năm nay mà vẫn hiện đại, vì được xây dựng trên nền tảng Phúc Âm.
Sách đã được dịch ra hầu hết các thứ tiếng, và đã trở thành sách gối đầu cho các thánh.
Việt Nam cũng đã có ba bản dịch, nhưng vì hoàn cảnh đất nước, sách GƯƠNG CHÚA GIÊSU trở nên hiếm, nếu không nói là gần như bị mai một.
May mắn, chúng tôi gặp được một tập bản dịch của Linh mục Lê Bá Tư, tái bản từ năm 1965.  Nhưng đối chiếu với nguyên bản La-văn thì có rất nhiều sai sót, có thể do kỹ thuật ấn loát, nhiều câu vì mất chữ hoặc dịch sát nghĩa quá nên khó hiểu; nhiều câu lại dài dòng quá nên ý nghĩa mất sắc bén…
Nhờ một Linh mục đọc đối chiếu với bản La-văn và sửa lại tới 5 lần, cốt ý là cho sách quý này không bị mai một, mà còn dễ đọc dễ hiểu hơn.
Nay tôi xin giới thiệu GƯƠNG CHÚA GIÊSU với bạn đọc.
GIÁM MỤC GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG
Phaolô-Tịnh NGUYỄN BÌNH TĨNH

Download (PDF, 1.62MB)

Download tác phẩm: Sách dạng pdf, xin nhấn vào đây để tải về máy.

CUỘC CHIẾN THIÊNG LIÊNG

56Theo Thánh Kinh, Trong Hội Thánh & Nơi Các Thánh

 Nguyên tác: Onward Catholic Soldier
Tác giả: John LaBriola
Dịch giả: LM Minh Anh (Gp. Huế)
Thông tin bản quyền:  Được sự chấp thuận của dịch giả, LM Minh Anh, để post ở suyniemhangngay.net

                                                              LỜI NÓI ĐẦU

           Giữa cả một núi khổng lồ phim ảnh, báo chí, kịch, truyện và những công trình nghiên cứu nhằm đối phó với một chú đề mờ mịt nhưng khá hấp dẫn của khoa nghiên cứu ma quỷ thì không một giáo phái Kitô nào kiên quyết chống lại nó một cách sắc bén hơn Hội Thánh Công Giáo.  Nghĩ đến một người trừ quỷ, hầu như tự động, bạn nghĩ đến hình ảnh một Linh mục Công Giáo, tay cầm cuốn nghi thức, vai mang stola màu tím.  Nghĩ đến dụng cụ trừ quỷ, lập tức, bạn hình dung những gì thuộc lễ nghi Công Giáo như nước thánh hoặc thánh giá đưa cao khi ban phép lành.  Khi có nhà nào bị yêu tinh quấy phá, ý nghĩ đầu tiên – kể cả các gia đình không Công Giáo – là mời một Linh mục Công Giáo, cũng như ý tưởng đầu tiên khi gặp một tai nạn gây thương tích là gọi 911 vậy.  Với kinh nghiệm đau thương qua hai mươi thế kỷ trong trận địa đẫm máu của cuộc chiến thiêng liêng, Hội Thánh Công Giáo nắm chắc “những quy tắc vàng” cốt lõi trong giáo thuyết cũng như trong thực hành để đối đầu với thế giới tội lụy của quỷ ma.
Trong luận thuyết Công Giáo trước vấn đề ma quỷ này, John LaBriola đã tập hợp một số đáng kể các dữ liệu, cũ cũng như mới, “như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ” (Mt 13, 52).  Việc chống lại ma quỷ trong mọi trường hợp giữa các sự kiện này được tìm thấy trong thực hành, trong giáo lý, trong truyền thống hay trong lịch sử Hội Thánh Công Giáo.  Kết quả là cả một kho tàng thuộc các chủ đề phù hợp với những gì được gọi là cuộc chiến thiêng liêng; hầu hết các chủ đề này được minh họa cũng như liên kết với những trích dẫn từ giáo huấn của các Giáo Hoàng, các tài liệu của Giáo Hội, các Thánh, các Giáo Phụ đầu tiên hoặc những nguồn tư liệu đáng kính khác nói đến sự khôn ngoan không thể hiểu được từ các thế hệ.  Thật lạ lùng, toàn bộ luận án này được kết dệt với hơn 1.000 trích đoạn như thế.
Đọc cuốn sách này, bất cứ ai cũng phải ngạc nhiên trước sự vũ trang lớn lao của người Công Giáo với những khí giới đủ loại của họ, “khí giới chúng tôi dùng để chiến đấu không phải là thứ khí giới thuộc xác thịt, nhưng là những khí giới, nhờ Thiên Chúa, có sức đánh đổ các đồn lũy” (2 Cor 10, 4).  Các khí giới này được sắp thành hàng khắp mọi nơi mọi chốn, từ chuỗi Mân Côi với lòng yêu mến Mẹ Maria đến Bí tích Hòa Giải và Thánh Lễ, từ muối thánh cho đến việc rảy nước thánh, từ chiếc mề đay thánh Biển Đức đến hào quang Thánh Thể trên bàn thờ, từ việc xức dầu thánh cho đến việc xức tro trên đầu ngày Thứ Tư Lễ Tro, từ việc xức dầu trừ tà sốt sắng “giải thoát chúng ta khỏi mọi sự dữ” đến việc trừ quỷ.  Mỗi phần trong “toàn bộ binh giáp của Thiên Chúa” (Ep 6, 13) đều được biểu thị cách đa dạng trong đời sống Hội Thánh Công Giáo.
Sau chương cuối cùng, trước khi gấp sách, người đọc sẽ hít lấy một lời nguyện tạ ơn về quà tặng của Thiên Chúa: chính Đức Giêsu, Đấng đang hoạt động trong Hội Thánh và qua Hội Thánh của Ngài, đã đến “để phá hủy công việc của ma quỷ” (1 Ga 3, 8).  Khi chúng ta đứng trong ánh quang của Chúa Kitô với năng lực uy nghi của Ngài thì thế lực của Hỏa Ngục chỉ có thể thoái lui, co rúm và run rẩy.  An toàn trong binh giáp của Hội Thánh Công Giáo, chúng ta chỉ có thể hỷ hoan trong Thiên Chúa kính úy, Đấng nhân từ đặt khiên thuẫn vào tay chúng ta cùng những khí giới vô địch chở che của Người.  Kinh nguyện tạ ơn của chúng ta sẽ làm vang vọng lời thánh Phaolô, “Xin cảm tạ Thiên Chúa vì phúc lộc khôn tả Người ban!” (2 Cor 9, 15).
Fr. John H. Hampsch, C.M.F.
Claretian Teaching Ministry Los Angeles, California

Download (PDF, 1.65MB)

Download tác phẩm: Sách dạng pdf, xin nhấn vào đây để tải về máy.

TÌM KIẾM VÀ GIỮ LẤY BÌNH AN

23Một tiểu luận nói đến Bình An Nội Tâm

Nguyên tác: Recherche la Paix et Poursuis-la
Bản tiếng Anh: Searching for and Maintaining Peace (George & Jannic Driscoll)
Tác giả: Jacques Philippe
Dịch giả: LM Minh Anh (Gp. Huế)
Thông tin bản quyền:  Được sự chấp thuận của dịch giả, LM Minh Anh, để post ở suyniemhangngay.net

                                                                            LỜI TỰA

Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em (Cl 3, 15)
Cảm nghiệm, thầy dạy cho con sự bình an
Bằng yêu thương, bình an ngập cõi lòng
Yêu Thiên Chúa, yêu cả người thân cận
Là lối thẳng, con tới bến chờ mong (Thánh Gioan Bonilla)
           Chúng ta đang sống trong một thời đại đầy biến động và lắng lo.  Khuynh hướng này không chỉ hiển nhiên trong đời sống thường nhật của những người đương thời với chúng ta mà còn thường xuyên biểu hiện trong đời sống thiêng liêng cũng như trong đời sống Kitô giáo.  Việc kiếm tìm Thiên Chúa, dõi theo đường thánh thiện và những nỗ lực yêu thương phục vụ tha nhân của chúng ta vẫn thường xuyên bị đe doạ bởi muôn vàn âu lo và vô số biến động thay vì đầy tin tưởng và bình an – mà lẽ ra chúng ta sẽ có một khi thấm đượm tinh thần trẻ thơ như Tin Mừng đòi hỏi.
           Tuy nhiên, cần biết rằng, con đường dẫn đến Thiên Chúa, dẫn đến sự trọn lành mà Thiên Chúa đòi hỏi nơi chúng ta thì ngắn hơn, hiệu năng hơn và thật hiển nhiên, dễ dàng hơn khi chúng ta học biết dần dần cách thức giữ lấy bình an thẳm sâu trong tâm hồn ở bất cứ hoàn cảnh nào.  Vì lẽ, lúc bấy giờ, tâm hồn đã phó mặc cho sự dẫn dắt của Thánh Thần, và với ân sủng của Người, Thiên Chúa có thể hành động nhiều hơn những gì mà tâm hồn có thể thực hiện bằng sức riêng của mình.
           Đó là những gì chúng tôi hy vọng làm sáng tỏ qua những ưu tư được trình bày trong phần một của cuốn sách này.  Tiếp đến, hãy nhìn lại một số hoàn cảnh chúng ta thường gặp và tìm cách giải thích cách thức đương đầu với chúng dưới ánh sáng Tin Mừng, để từ đó, mỗi người có thể giữ lấy bình an nơi tâm hồn.  Theo truyền thống của Hội Thánh, giáo huấn này thường được truyền đạt bởi những bậc thầy linh hướng.  Phần ba của cuốn sách giới thiệu một số bản văn chọn lọc của những tác giả thuộc các thời đại khác nhau, đó là những chia sẻ và minh hoạ về các chủ đề mà một vài vị linh hướng sẽ trình bày.

Download (PDF, 841KB)

Download tác phẩm: Sách dạng pdf, xin nhấn vào đây để tải về máy

DÀNH GIỜ CHO CHÚA

xyz

Nguyên tác: Du temps pour Dieu
Bản tiếng Anh: Time for God (Helena Scott)
Tác giả: Jacques Philippe
Dịch giả: LM Minh Anh (Gp. Huế)
Thông tin bản quyền:  Được sự chấp thuận của dịch giả, LM Minh Anh, để post ở suyniemhangngay.net

                                                             DẪN NHẬP

Theo truyền thống Công Giáo Tây Phương, thuật ngữ “cầu nguyện” bao gồm nhiều hoạt động khác nhau.  Những trang sau đây tập trung chủ yếu vào việc kết hiệp với Chúa: cầu nguyện, bao gồm việc đối diện với Thiên Chúa trong cô tịch, và lặng thinh vào một khoảng thời gian nào đó để đi vào thông hiệp mật thiết yêu thương với Người.  Các nhà linh hướng bậc thầy coi việc thực hành đều đặn hình thức cầu nguyện này là con đường ưu tiên không thể thiếu dẫn vào một đời sống Kitô hữu đích thực – một con đường dẫn đến hiểu biết và yêu mến Thiên Chúa, con đường giúp mỗi người đáp lại lời mời gọi nên thánh mà Người gửi đến cho chúng ta.

Một sự kiện thật tuyệt vời, ngày nay, đang có nhiều người khát khao Thiên Chúa, họ cảm thấy khao khát mãnh liệt một đời cầu nguyện riêng tư; họ ước mong làm sao có được thời giờ dành cho việc cầu nguyện như một cái gì đó thật đều đặn.  Thế nhưng, họ lại phải đương đầu với những trở ngại… nên không thực hiện ước mơ đó một cách nghiêm túc, đặc biệt thực hành nó cách kiên trì.  Đôi khi, họ không nhận được một lời khích lệ cần thiết nào đó để thúc giục họ bắt đầu, hoặc cảm thấy bất lực vì họ hoàn toàn không biết phải khởi sự làm sao.  Thỉnh thoảng, sau một vài cố gắng, họ thoái chí trước những khó khăn và rồi, bỏ luôn việc cầu nguyện.  Điều đó thật đáng tiếc, vì theo những chứng từ hiển nhiên của tất cả các thánh, kiên trì kết hiệp với Chúa là cánh cổng hẹp dẫn chúng ta vào Nước Trời; đó là phương thế duy nhất giúp con người lãnh nhận những quà tặng “mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người” (1Cr 2, 9).  Kết hiệp với Chúa là nguồn mạch hạnh phúc đích thực.  Ai trung thành kết hiệp với Chúa sẽ không bỏ lỡ việc “nếm thử và nhìn xem Chúa tốt lành biết mấy” (Tv 34).  Ai kết hiệp với Chúa sẽ tìm thấy nước trường sinh Đức Giêsu đã hứa ban, “Ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa” (Ga 4, 14).

Xác tín chân lý này, tôi muốn đưa ra trong tập sách bạn đang có trên tay một vài lời khuyên, một ít định hướng và một số thực hành cụ thể trong việc kết hiệp với Chúa cách đơn giản cũng như rõ ràng hết sức có thể.  Tôi hy vọng điều này có thể giúp ích cho hết thảy những ai thành tâm ước mong kết hiệp với Chúa để rồi họ cũng có thể bắt đầu cất bước và vững tiến trên con đường cầu nguyện mà không bị trấn áp bởi những khó khăn không thể tránh khỏi.

Rất nhiều sách vở bàn đến công việc này.  Các nhà chiêm niệm tên tuổi đã nói đến kết hiệp với Chúa hay hơn tôi nhiều và tôi sẽ thường xuyên trích dẫn lời họ.  Tuy nhiên, đối với tôi, các tín hữu ngày nay xem ra đang cần một sự trình bày về giáo huấn truyền thống của Hội Thánh làm sao cho thật đơn giản và dễ tiếp cận hơn, làm sao việc trình bày đó có thể thích ứng với nhãn quan và ngôn ngữ của thời đại.  Để trình bày được như thế, giả thiết cũng cần đến một khoa sư phạm nào đó mà theo sự khôn ngoan của mình, Thiên Chúa đang dùng hôm nay để dẫn dắt các linh hồn đến sự trọn lành; dĩ nhiên, không phải lúc nào khoa sư phạm đó cũng giống với những gì thuộc các thế kỷ trước.  Đó là những lý do khiến tôi viết nên tập sách này.

Download (PDF, 899KB)

Download tác phẩm: Sách dạng pdf, xin nhấn vào đây để tải về máy.

BÀI CA CỦA BÌNH MINH

Ngu12yên tác: The Song of The Dawn
Tác giả: Eloi Leclerc
Dịch giả: LM Minh Anh (Gp. Huế)
Thông tin bản quyền:  Được sự chấp thuận của dịch giả, LM Minh Anh, để post ở suyniemhangngay.net

Nihil Obstat: Mark P. Hegener, O.F.M. Censor Deputatus
Imprimatur: Msgr. Richard A. Rosemeyer, J.C.D. Vicar General, Archdiocese of Chicago

                                                                  LỜI NÓI ĐẦU

Người ta có thể ngạc nhiên khi những ý tưởng sâu sắc lại được tìm thấy trong những tác phẩm thi ca của các nhà thơ hơn là của các triết gia; bởi lẽ, nhà thơ vận dụng hết mọi nỗi niềm và khai thác tối đa khả năng tưởng tượng.  Như đá lửa, trong chúng ta, có những hạt giống của ánh sáng.  Qua lý trí, triết gia khơi dậy chúng, đang khi nhà thơ làm cho chúng chiếu toả rạng ngời hơn nhờ đặc ân tưởng tượng.
Descartes, Cogitationes Privatae
           Không gì lố bịch bằng khi lỗ tai một con lừa thòi ra dưới chiếc mũ của một bác sĩ.  Có lần ở Montréal, tôi tổ chức một cuộc hội thảo về Bài Ca Thọ Tạo của Thánh Phanxicô Assisi.  Trong cuộc trao đổi theo sau bài nói chuyện, một người rất danh giá đưa ra nhận định, “Thế giới, trong đó thánh Phanxicô sống, có một đầu óc tiền khoa học và cách tự nhiên, ngài đã chia sẻ trí lực này.  Đây là lý do tại sao ngài có thể nói về “Chị Nước của chúng ta.”  Nhưng với những nhãn quan khoa học hôm nay, chúng ta không thể nói theo cách này nữa; thậm chí không thể nói là nước nữa nhưng phải nói “H2O.””
          
“Bạn quá duy lý đến nỗi không thể tin vào mặt trời,” Holderin nói với các tác giả tư sản thời mình. Tương tự, tôi có thể đáp lại diễn giả trên, “Ngài quá duy lý đến nỗi không tin vào Chị Nước.”
          
Sẽ không ngoài lề khi nhắc lại rằng, thơ không phải là một ngôn ngữ tiền khoa học, tiền lý trí hay một cách thức diễn đạt những gì sơ khai và cổ thời mà khoa học đã thay thế.  Khoa học là một ngôn ngữ, thơ là một ngôn ngữ khác.  Thơ không chỉ diễn đạt sự vật cách khác nhưng còn nói lên những điều gì đó. Khi khen ngợi thế giới, nhà thơ nói đến giấc mơ thâm sâu của con người.  Vì thế, cả khi dường như đang mô tả thiên nhiên, nhà thơ vẫn có thể thổ lộ một bí mật mà chỉ linh hồn mình biết.  Mọi thơ ca đều bí ẩn, chúng tiến về một vùng đất hứa khởi từ một thiên đường bị lạc mất.  Vì thế, thơ ca mở rộng thế giới với những tưởng tượng, với những kỳ quan.  Nhưng như Aragon cho thấy, “Kỳ quan có giá trị như một đối kháng chống lại một thế giới phân tán cũng như sáng tạo và siêu việt vốn dẫn đến một thế giới tốt đẹp hơn.”
          
Hãy cùng đọc lại Bài Ca Anh Mặt Trời của Phanxicô Assisi trong ánh sáng này.
           Khi hát về thọ tạo, Phanxicô không chỉ nói đến những gì bên ngoài nhưng còn gợi lên cả một thực tại mênh mông mới mẻ bên trong; ở đó, tinh thần con người và thọ tạo vật chất gặp nhau, cùng khám phá chính mình trong một sự hài hòa tuyệt diệu.  “Anh Mặt Trời”, “Chị Nước”, chúng ta cần trở nên một nhà thơ lớn để có thể đặt những từ ngữ đơn giản này lại với nhau; thậm chí lớn hơn nữa, để dám nói, “Chị, Mẹ Trái Đất của chúng ta.”  Những lời lẽ thường ngày này bất ngờ được kết hợp trong tình yêu và ước mơ, tổ chức một cuộc về nhà; chúng diễn đạt một sự giao hòa bí nhiệm; ở đó, con người và thế giới được tái sinh trong sự hiệp nhất ban đầu.
           Thế nhưng, chiều sâu của kinh nghiệm này sẽ qua đi nếu chúng ta quên rằng, Bài Ca Thọ Tạo trước tiên là một tiếng ca ngợi khen ngân vang đến tận Đấng Tối Cao, Đấng vượt trổi, Đấng mà con người không thể gọi tên Ngài. Sự tinh tế của bài ca nằm ở chỗ là một tiếng kêu thất thanh lên tận Đấng siêu việt, vốn được khẳng định rất rõ ràng trong khổ thơ đầu tiên và dường như con người phải được nới lỏng khỏi trần thế để rồi bất chợt được dẫn đến một sự hiệp thông huynh đệ và diệu kỳ với mọi thọ tạo. Tiếng kêu thấu tận tầng trời cao nhất ở đây băng xuyên qua sự hiệp thông này.  Đó là điểm đầu tiên mà chúng ta cố gắng đưa ra ánh sáng.
           Điểm thứ hai cũng cần được lưu ý.  Hiệp thông huynh đệ với các thọ tạo cùng sự tán dương nồng nhiệt, hiệp thông ấy diễn đạt cũng là ngôn ngữ của con người mở ra với tất cả hữu thể của mình. Con người không thể có một tương quan huynh đệ đích thực và mật thiết với các yếu tố trong vũ trụ nếu không hoà quyện chính mình với tất cả những gì mà các yếu tố này biểu trưng, nghĩa là, tìm về những dấu tích từ nội tâm của mình, với tất cả những sức mạnh đen tối bao gồm hữu thể ban đầu của nó.
           Trong Bài Ca Mặt Trời, Phanxicô khám phá ý nghĩa chói lọi của thọ tạo nhưng ngài khám phá bằng cách bắt đầu từ một trải nghiệm bên trong vốn là một cuộc khởi nguyên mới, một cuộc sáng tạo mới.  “Dường như ngài là một con người mới, một con người của thời đại đang đến,” người viết tiểu sử đầu tiên của ngài nói về ngài như thế. Chính trong việc trở thành con người mới này mà Phanxicô nhận biết ý nghĩa của thọ tạo.  Bài ca của ngài không chỉ là sự tri ân đầy xúc động với Tạo Hoá, nhưng còn thực hiện một sự biến đổi bên trong.  Ngài ca khen cuộc sáng tạo mới nơi chính tâm hồn con người.
           Phanxicô Assisi không viết những luận đề uyên bác, nhưng khi muốn nói cho chúng ta nhãn quan của mình về vạn vật, thì người anh em của những người hát rong này bắt đầu hát.  Ngài hát về mọi thọ tạo và trong bài hát của mình, ngài cho chúng ta thấu hiểu những chiều kích sâu xa của tâm hồn, trong đó, những năng lực căn bản của đời sống đã phục hồi tính trong suốt ban đầu cùng sự chói ngời của mặt trời lóe sáng.

Download (PDF, 520KB)

Download tác phẩm: Sách dạng pdf, xin nhấn vào đây để tải về máy.